Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Bán phá giá là gì? Những điều cần biết về bán phá giá

Kiến thức kinh tế

26/10/2022 17:30

Bán phá giá là gì? Các biện pháp chống phá giá trên thị trường.

Bán phá giá là gì?

Bán phá giá là hành vi bán hàng hoá hoặc dịch vụ ở mức giá quá thấp so với giá sản xuất hoặc giá bán thông thường, nhằm giành thị phần, loại bỏ đối thủ cạnh tranh trên thị trường.

Bản chất của việc này là hai cửa hàng có cùng cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ giống nhau nhưng mức giá cung cấp lại khác nhau. Cửa hàng đã có uy tín của khách hàng thì họ sẵn sàng bán với giá thấp hơn. Nhằm lôi kéo khách hàng về bên mình. 

Để không cho đối thủ cạnh tranh có cơ hội mang khách hàng về bên mình. Sau khi đã có được lượng khách hàng, cửa hàng trở lại với giá bán cũ. Và thậm chí là cao hơn để bù lại vào các khoản thua lỗ đó và hưởng lợi nhuận siêu ngạch. Dưới giác độ pháp luật cạnh tranh, hành vi này bị coi là bất hợp pháp.

Trong quan hệ thương mại quốc tế, bán phá giá là hành vi của doanh nghiệp của quốc gia có thị trường có sản phẩm nhập khẩu cung cấp các sản phẩm tương tự. Các sản phẩm nhập khẩu nhưng bán với giá thấp hơn nhiều lần nhằm giành giật thị trường xuất khẩu. Do hàng nhập khẩu được bán với mức giá quá thấp nên người chịu thiệt hại chính là những nhà sản xuất trong nước.

Tại sao lại có trường hợp bán phá giá xảy ra?

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới hiện tượng bán phá giá của nhà sản xuất hay các hàng hóa xuất khẩu. Hầu hết, việc này đều có mục đích không lành mạnh nhằm đạt được những lợi ích nhất định như:

+ Để loại bỏ các đối thủ cạnh tranh trên thị trường từ đó chiếm thế độc quyền.

+ Bán giá thấp tại thị trường nước nhập khẩu để chiếm lĩnh thị phần.

+ Bán giá thấp để thu ngoại tệ mạnh.

Đôi khi việc này là việc không mong muốn do nhà sản xuất, xuất khẩu không thể bán được hàng. Do tình trạng cung vượt cầu, sản xuất bị đình trệ, sản phẩm lưu kho lâu ngày có thể bị hư hại … nên đành bán tháo hàng hoá để thu hồi một phần vốn.

Ảnh hưởng của việc bán phá giá

Bán phá giá có tác động chính là ảnh hưởng xấu đến các sản phẩm, dịch vụ. Bởi khi trường hợp xảy ra thì các sản phẩm đã xuất hiện sẽ bị các sản phẩm phá giá lấn át. Kết quả là doanh nghiệp sẽ bị thua lỗ. 

Doanh nghiệp sẽ tìm cách thay đổi sản phẩm của mình. Nhưng khi sản xuất xong chưa kịp bán để thu hồi vốn thì lại bị sản phẩm phá giá làm ảnh hưởng. Và việc ấy cứ lặp đi lặp lại gây lỗ cho doanh nghiệp và tác động đến ngành kinh tế.

Bán phá giá là gì? Những điều cần biết về bán phá giá - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Phá giá còn khiến chính phủ phải đặt ra các luật để chống phá giá. Nhằm tránh ảnh hưởng đến nền kinh tế của các nước có các doanh nghiệp có sản phẩm bị cạnh tranh với sản phẩm bịphá giá. Có thể gây thiệt hại đến kinh tế nhỏ là doanh nghiệp. Rộng hơn là ngành sản phẩm, dịch vụ của đất nước đó

Tuy nhiên, ở một góc độ khác, nó có thể có tác động tích cực đối với nền kinh tế. Bởi khi đó người tiêu dùng được lợi vì có thể mua hàng với giá rẻ hơn. Nếu hàng bị phá giá là nguyên liệu đầu vào của một ngành sản xuất khác. 

Phòng, chống bán phá giá

Một hiệp định đã được đặt ra để phòng chống việc bán phá giá. Hiệp định về Chống bán Phá giá được đặt ra. Nó là một trong những hiệp định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Hiệp định về Chống bán Phá giá đã đề ra những các điều kiện để thực hiện để phòng, chống việc bán phá giá không chỉ trong mà còn ngoài nước. 

Các doanh nghiệp không được có:

+ Có hành động bán phá giá, độ chênh lệch giữa giá của mặt hàng nhập khẩu với giá của mặt hàng tương tự bán tại thị trường của nước xuất khẩu. 

+ Có thiệt hại vật chất đối với ngành sản xuất của nước nhập khẩu.

+ Là nguyên nhân gây ra thiệt hại vật chất, hoặc đe dọa gây ra thiệt hại vật chất nêu trên.  

Biện pháp tự vệ trong chống bán phá giá

Biện pháp tự vệ là việc tạm thời hạn chế hoặc ngừng nhập khẩu đối với một hoặc một số hàng hóa khi giá nhập khẩu đột nhiên tăng nhanh, đây là phương pháp an toàn, ổn định thị trường cho các nước nhập khẩu.

Mỗi nước nhập khẩu có thể áp dụng biện pháp tự vệ khi đã tiến hành điều tra và chứng minh được hàng hóa phá giá với điều kiện sau:

+ Hàng hóa liên quan được nhập khẩu tăng đột biến về số lượng (diễn ra nhanh, đột ngột và tức thời).

+ Ngành sản xuất sản phẩm tương tự hoặc cạnh tranh trực tiếp với hàng hóa đó bị thiệt hại nghiêm trọng.

+ Sự gia tăng tuyệt đối (lượng nhập khẩu tăng gấp 2, 3 lần) hoặc tương đối so với sản xuất trong nước (cùng thời điểm đó lượng hàng sản xuất trong nước giảm mạnh nhưng lượng hàng nhập khẩu lại hầu như không tăng).

(Tổng hợp)

TRUNG HIẾU
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement