26/10/2022 17:47
Telesale là gì? Những điều cần biết về Telesale
Telesale là gì? Nội dung và công việc của nhân viên telesale.
Telesale là gì?
Telesales là một hình thức quảng cáo sản phẩm và bán hàng qua điện thoại. Trách nhiệm của người phụ trách vị trí telesales là gọi điện cho khách hàng để giới thiệu thông tin các dịch vụ, sản phẩm của doanh nghiệp.
Về cơ bản telesales thuộc bộ phận kinh doanh. Vì vậy họ sẽ liên tục tìm kiếm thông tin khách hàng và gọi điện cho những khách hàng tiềm năng để giới thiệu, tư vấn và thuyết phục khách hàng mua sản phẩm.
Ưu điểm của Telesales
+ Thuận lợi cho những khách hàng ở xa, không có thời gian và cơ hội đến trực tiếp cửa hàng.
+ Họ chỉ cần nghe điện thoại vào lúc rảnh rỗi là có thể biết hết các thông tin về sản phẩm, dịch vụ. Thậm chí là có thể mua hàng ngay lập tức.
+ Gợi ý và kích thích nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Đặc biệt với những khách hàng đang có nhu cầu mua sản phẩm mà chưa tìm được nơi bán.
+ Telesales cung cấp thông tin chi tiết và hấp dẫn đối với nhiều loại đối tượng khác nhau, giúp khách hàng nhận ra nhu cầu mua sắm/sử dụng dịch vụ của mình.
+ Dễ dàng xây dựng mạng lưới khách hàng thân thiết, trung thành. Bởi khi khách hàng được gọi điện từ xa, họ cảm thấy được trân trọng và quan tâm.
+ Đây là cách dễ dàng tăng số lượng khách hàng trung thành cho doanh nghiệp.
Kỹ năng của Telesales
Nghề telesales được xem là công việc văn phòng tương đối nhàn hạ. Tuy nhiên để có thể trụ vững và trở thành một telesales giỏi bạn cần có các kỹ năng sau:
+ Sử dụng thành thạo các phần mềm gọi điện và quản lý cuộc gọi.
+ Kỹ năng giao tiếp qua điện thoại. Không giống như giao tiếp trực tiếp, giao tiếp qua điện thoại sẽ khó khăn hơn do bạn khó nắm bắt tâm lý người đang nói chuyện với mình và khách hàng cũng dễ từ chối cuộc gọi bạn.
+ Kỹ năng bán hàng. Cụ thể là kỹ năng đàm phán và thuyết phục để có thể chốt đơn thành công.
+ Kỹ năng xử lý vấn đề. Kỹ năng này sẽ giúp bạn xử lý linh hoạt khi gặp phải các khiếu nại, thắc mắc của khách hàng.
+ Am hiểu các kịch bản nghề nghiệp bao gồm: kịch bản bán hàng, chốt đơn, nhận diện khách hàng tiềm năng,…
+ Chịu được áp lực công việc. Nghề telesales phải chịu khá nhiều áp lực vì bị khách hàng từ chối và phải đáp ứng được KPI. Do đó nếu muốn làm lâu dài với nghề này bạn cần có một "tinh thần thép".
Công việc của nhân viên telesale
Tạo khách hàng tiềm năng
Telesale liên hệ với nhóm khách hàng mục tiêu để giới thiệu về sản phẩm, dịch vụ và những ưu đãi có liên quan. Với một kịch bản gọi điện, nhân viên telesale sẽ xác định khách hàng đó có phù hợp và đủ khả năng mua, sử dụng sản phẩm, dịch vụ.
Dựa vào kỹ năng phân tích thông tin để xác định họ có phải là những khách hàng tiềm năng thật thụ. Hành động này giúp doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian khi chốt sale và tăng tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng.
Đàm phán bán hàng trực tiếp
Việc bán hàng trực tiếp được xem là công việc chính của một telesale. Dựa trên những thông tin của khách hàng tiềm năng do bạn thu thập trước đó, thuyết phục khách hàng mua và sử dụng sản phẩm, dịch vụ.
Khi đàm phán bán hàng cho khách hàng, nhân viên telesale nên đo lường xem mức độ yêu thích, sẵn sàng chi trả cho sản phẩm như thế nào. Hành động này giúp bạn có thể bán thêm những mặt hàng khác, phù hợp với nhu cầu của khách hàng hơn.
Nhận và xử lý đơn đặt hàng
Telesale là người trực tiếp tiếp nhận thông tin và thỏa thuận với khách hàng. Vậy nên việc nhận và xử lý đơn đặt hàng cho khách cần do nhân viên phụ trách để hạn chế lên đơn sai. Đặc biệt, với những khách hàng có những ưu đãi riêng nhân viên telesale cũng là người hiểu rõ nhất.
Việc xử lý đơn đặt hàng này bao gồm luôn việc nhân viên telesale sẽ tặng thêm, hay thuyết phục khách hàng sử dụng trọn gói. Nhờ vậy mà doanh thu được cải thiện, mối quan hệ giữa khách hàng với doanh nghiệp được gắn kết hơn.
Cung cấp dịch vụ khách hàng
Sau khi đã bán hàng cho khách, việc cung cấp những dịch vụ khách hàng sau mua giúp chuyển đổi những người đó thành khách hàng trung thành. Gọi để hỏi thăm, xin feedback về sản phẩm, để nhắc khách hàng luôn nhớ đến bạn, để thuyết phục khách hàng tiếp tục mua.
Những dịch vụ khách hàng sau mua nếu thực hiện tốt, nhân viên telesale sẽ có cơ hội được giới thiệu những khách hàng tiềm năng khác. Đối với telesale, việc bán hàng cho khách hàng cũ sẽ tiết kiệm rất nhiều chi phí và dễ dàng hơn.
Những dịch vụ sau mua còn có thể là giới thiệu chương trình ưu đãi, khuyến mãi, thông báo tính năng mới. Để thực hiện việc cung cấp dịch vụ khách hàng tốt để duy trì mối quan hệ, nhân viên telesale cần phải hiểu rõ về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp và hiểu rõ khách hàng của mình.
Giải quyết các xung đột, tranh chấp
Bên cạnh những khách hàng hài lòng với sản phẩm, dịch vụ thì vẫn có những khách hàng không hài lòng, khiến xảy ra xung đột, tranh chấp. Vẫn thông qua điện thoại, nhân viên telesale cần tiếp nhận vấn đề, tìm hướng giải quyết nhanh chóng.
Khi xung đột, tranh chấp xảy ra, nhân viên telesale cần phải lắng nghe, nhận lỗi, tìm hướng xử lý tốt nhất để không làm ảnh hưởng đến hình ảnh của doanh nghiệp. Giải quyết xung đột, tranh chấp tốt sẽ giúp mối quan hệ với khách hàng vẫn tốt đẹp, ngược lại bạn sẽ mất đi một khách hàng trong tương lai.
Theo dõi và báo cáo tiến độ công việc
Bất cứ công việc nào thì theo dõi và báo cáo tiến độ công việc rất quan trọng. Thông qua báo cáo cấp trên sẽ biết được nhân viên của mình có đang làm tốt không, cần khắc phục gì.
Trong báo cáo, nhân viên telesale cần báo lại số lượng cuộc gọi, số lượng khách hàng tiềm năng, doanh số bán hàng.
Thông qua báo cáo đó, nhân viên telesale sẽ tìm hướng để giải quyết những vấn đề gặp phải và phát triển điểm mạng đã làm được. Đồng thời, có thể đề xuất cách thức để bán hàng tốt hơn, cải thiện doanh thu cho doanh nghiệp.
Công việc này không phù hợp với những bạn không thích sự gò bó chán nản. Vì vậy nếu bạn yêu thích những công việc thoải mái, vui vẻ thì telesales chắc chắn không phải nghề phù hợp với bạn. Dù vậy, telesales vẫn là một việc làm thú vị và có tiềm năng.
(Tổng hợp)
Tin liên quan
Advertisement
Advertisement
Đọc tiếp