Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Viễn cảnh ảm đạm đối với kinh tế Trung Quốc sau Đại hội XX

Kinh tế thế giới

26/10/2022 21:16

Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đã tăng trong quý gần đây nhất, nhưng vẫn là một trong những mức tăng thấp nhất trong bối cảnh nước này thực thi các biện pháp kiểm soát phòng chống COVID-19 cũng như giải quyết mạnh tay vấn đề nợ trong lĩnh vực bất động sản rộng lớn của nước này.
news

Dữ liệu từ Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) hôm 24/10 cho thấy, GDP quý 3/2022 đã tăng 3,9% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn rất nhiều so với mức tăng ghi nhận trong quý 2/2022 (chỉ tăng 0,4%). Dữ liệu này từng được lên kế hoạch công bố vào tuần trước, nhưng bị hoãn lại trong bối cảnh Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tổ chức đại hội để trao nhiệm kỳ lãnh đạo mới cho Chủ tịch Tập Cận Bình.

Ông Tập, nhà lãnh đạo quyền lực nhất trong nhiều thập kỷ, muốn có vai trò lớn hơn của ĐCSTQ trong phát triển công nghệ và hoạt động kinh doanh. Điều đó làm dấy lên những cảnh báo về việc kiểm soát chặt chẽ hơn đối với giới doanh nghiệp, vốn tạo công ăn việc làm và của cải, qua đó sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng vốn đã suy giảm trong thời gian dài.

ĐCSTQ đã tạo điều kiện thuận lợi cho Chủ tịch Tập Cận Bình thành lập Thường vụ Bộ Chính trị đầy quyền lực gồm 7 thành viên toàn là các thân tín của ông. Những người ủng hộ doanh nghiệp tự do bao gồm Thủ tướng Lý Khắc Cường, nhân vật số 2 trong ĐCSTQ cho đến cuối tuần trước, đã bị loại khỏi ban lãnh đạo.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và các nhà dự báo khu vực tư nhân cho rằng nền kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng ít nhất là 3% trong năm nay. Kể từ những năm 1980, đó sẽ là lần thứ hai, Trung Quốc có mức tăng trưởng thấp nhất. Trước đó, lần tăng trưởng thấp nhất đầu tiên là năm 2020 – thời điểm tốc độ tăng trưởng giảm xuống còn 2,4% ngay khi bùng phát đại dịch COVID-19.

Các nhà đầu tư và công chúng đã theo dõi sát sao Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ XX của ĐCSTQ thúc đẩy các sáng kiến nhằm kích thích nền kinh tế hoặc giảm tác động của các biện pháp kiểm soát "Zero COVID" khiến các thành phố phải đóng cửa và hoạt động kinh doanh bị gián đoạn, nhưng đã không có sáng kiến nào được công bố.

Sự sụt giảm tăng trưởng mới nhất bắt đầu vào giữa năm 2021 gây tổn hại cho các đối tác thương mại của Trung Quốc khi làm giảm nhu cầu nhập khẩu dầu, thực phẩm và hàng tiêu dùng.

Trong một báo cáo, bà Iris Pang, chuyên gia kinh tế tại Ngân hàng ING (Hà Lan), cho biết: "Diễn biến này chủ yếu là hệ quả từ các biện pháp kiểm soát phòng chống COVID-19 giúp cô lập các tòa nhà hoặc khu dân cư riêng lẻ thay vì các thành phố. Nếu có thêm nhiều vụ phong tỏa nữa thì sự bất ổn sẽ còn lớn hơn. Sự bất ổn ở đây có nghĩa là hiệu quả của chính sách ủng hộ tăng trưởng sẽ bị suy giảm".

Tăng trưởng sụt giảm sau khi các biện pháp kiểm soát đối với nợ mà các nhà quản lý lo ngại là cao một cách nguy hiểm đã gây ra sự sụt giảm trong doanh số bất động sản và xây dựng, một trong những động lực kinh tế lớn nhất của Trung Quốc. Tăng trưởng kinh tế đã giảm xuống 4% so với một năm trước đó trong quý cuối cùng của năm 2021.

Bắc Kinh đã nới lỏng cho vay thế chấp và chính quyền địa phương tiếp quản một số dự án chưa hoàn thành để đảm bảo người mua có được các căn hộ. Nhưng việc các cơ quan quản lý áp dụng các giới hạn nợ đã khiến các doanh nghiệp nhỏ phá sản và là nguyên nhân khiến một số đối thủ cạnh tranh lớn hơn không thể thanh toán cho các cổ đông.

Viễn cảnh ảm đạm đối với kinh tế Trung Quốc sau Đại hội XX - Ảnh 2.

Mô hình các căn hộ tại một triển lãm bất động sản ở Thẩm Dương, Trung Quốc. Giá đang giảm cho cả căn hộ mới và cũ. Ảnh: Reuters

ĐCSTQ đang thực thi chính sách "Không COVID" bất chấp tổn thất và sự bất bình trong dân gia tăng sau khi Thượng Hải và các trung tâm công nghiệp khác tạm thời đóng cửa. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến các cuộc biểu tình ở một số khu vực trong bối cảnh các quốc gia khác đang nới lỏng các biện pháp kiểm soát phòng chống COVID-19.

Trong 9 tháng đầu năm 2022, tăng trưởng là 3% so với năm trước, tăng từ 2,5% trong 6 tháng đầu tiên nhưng chỉ bằng một nửa mục tiêu 5,5% mà ĐCSTQ đề ra. Các nhà lãnh đạo đã ngừng nói về mục tiêu đó nhưng hứa hẹn cho vay dễ dàng hơn và các biện pháp khác để thúc đẩy tăng trưởng.

Larry Hu và Yuxiao Zhang thuộc Viện nghiên cứu tài chính Macquarie ở Sydney (Australia) cho rằng tăng trưởng là "rất không đồng đều" và được hỗ trợ bởi chi tiêu của chính phủ trong việc xây dựng đường xá và các công trình công cộng khác trong khi chi tiêu của người tiêu dùng đang suy yếu.

Trong tháng 9, tăng trưởng doanh số bán lẻ đã giảm xuống 2,5% so với một năm trước đó, từ mức 5,4% của tháng 8. Tăng trưởng sản lượng sản xuất đã tăng mạnh từ 4,2% lên 6,3%.

Theo dữ liệu thương mại Trung Quốc, tăng trưởng xuất khẩu đã giảm xuống 5,7% trong tháng 9, từ mức 7% của tháng 8, trong khi nhập khẩu tăng 0,3% so với cùng kỳ năm trước. Chuyên gia Julian Evans-Pritchard thuộc Capital Economics cho biết: "Phần lớn nền kinh tế đã mất đà vào tháng trước. Tình hình có vẻ sẽ trở nên tồi tệ hơn trong tháng 10".

Đầu tư vào cơ sở hạ tầng, chủ yếu là tiền của chính phủ, đã tăng 16% trong tháng 9 so với 15% trong tháng 8.

Việc liên tục phong tỏa và sự không chắc chắn về các điều kiện kinh doanh đã tàn phá các doanh nghiệp. Các nhà bán lẻ và các nhà hàng nhỏ đã buộc phải đóng cửa. Những người khác nói rằng họ đang phải vật lộn để duy trì sự tồn tại.

Các nhà kinh tế cho biết Bắc Kinh đang sử dụng các biện pháp kích thích thận trọng, có mục tiêu thay vì chi tiêu ồ ạt - một chiến lược sẽ mất nhiều thời gian hơn để có kết quả. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc lo lắng chi tiêu quá mức có thể đẩy chi phí nhà ở hoặc nợ doanh nghiệp nhạy cảm về mặt chính trị.

(Nguồn: TTXVN/AP/The Hill)

CHẤN HƯNG
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ