Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Vì sao châu Âu và Mỹ luôn 'lệch pha' trong vấn đề Trung Quốc?

Phân tích

21/04/2023 16:17

Năm 1964, khi việc công nhận Trung Quốc "đỏ" vẫn là việc có thể khiến sự nghiệp chính trị của một tổng thống Mỹ phải chấm dứt, Charles de Gaulle lại sẵn sàng làm điều đó.

Sau đó, ông đã đưa Pháp ra khỏi bộ chỉ huy quân sự hợp nhất của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Trong chuyến công du Mỹ Latin mang đậm chất anh hùng ca, Charles de Gaulle đã cam kết với khu vực rằng ông sẽ đoàn kết chống lại một bá chủ không được nêu tên nhưng không khó đoán. Nếu Pháp không thể đứng ngang hàng với Mỹ và Liên Xô, ông muốn vẽ ra một sự tương đồng giả tạo về sức mạnh giữa Pháp và 2 quốc gia này.

Vậy hãy đặt Emmanuel Macron vào một góc nhìn nào đó. Đúng vậy, trong lời nói và cách cư xử, Macron đã quá gần gũi với Trung Quốc trong chuyến thăm gần đây của mình. Ông đã tạo khoảng cách giữa Pháp và phần còn lại của châu Âu, giữa châu Âu và Mỹ, giữa phương Tây và Đài Loan.

Tuy nhiên, bất kỳ người tiền nhiệm hoặc người kế nhiệm nào của ông cũng có thể đã làm điều tương tự, hoặc thậm chí còn tệ hơn. Pháp thường muốn trở thành một "thế lực thứ ba" trên thế giới. (Trước khi Chiến tranh Lạnh sắp kết thúc, François Mitterrand từng đề xuất một Liên bang châu Âu bao gồm cả Nga). 

Pháp cũng có nhiều ảnh hưởng ngoại giao và quân sự hơn bất kỳ quốc gia nào khác trong Liên minh châu Âu (EU). Đặt những thực tế đó lại với nhau, có thể thấy châu Âu sẽ không bao giờ cam kết hoàn toàn đi theo đường lối của Mỹ đối với Trung Quốc. Vấn đề ở đây không phải là vì một nhà lãnh đạo bốc đồng.

Ngoài nước Pháp, có nhiều lý do để nghi ngờ rằng Mỹ và châu Âu sẽ luôn thống nhất với nhau trong vấn đề Trung Quốc. Đầu tiên, lợi ích của hai bên không giống nhau. Mỹ đang bảo vệ vị thế siêu cường số một thế giới của mình. 

Vì sao châu Âu và Mỹ luôn 'lệch pha' trong vấn đề Trung Quốc? - Ảnh 1.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nói chuyện trong khu vườn của dinh thự tỉnh trưởng tỉnh Quảng Đông, tại Quảng Châu, Trung Quốc, ngày 7/4/2023. Ảnh: AP

Trong khoảng 1 thế kỷ qua, cả châu Âu và bất kỳ quốc gia nào ở châu lục này đều không có được vị thế đó. Châu Âu và Mỹ không có cùng một cam kết chính thức để duy trì quyền lực tối cao bởi vì hai bên không có quyền lực tối cao giống nhau.

Thứ hai, Mỹ đang - hoặc có thể - tự cung tự cấp. Nước này có tiềm lực về năng lượng, nông nghiệp và công nghệ. Trong công nghệ sản xuất chip, Mỹ vẫn đang nỗ lực để giảm bớt sự phụ thuộc vào bên ngoài. Nhưng ít nhất Mỹ có thể tính tới việc "tách rời" (cụm từ mà các nhà lãnh đạo Mỹ ít sử dụng hơn nhiều so với các nhà bình luận) khỏi Trung Quốc. 

Điều đó không thể xảy ra đối với một lục địa có nhiều lĩnh vực khác nhau phải phụ thuộc vào bên ngoài, một điểm yếu vốn đã bị phơi bày một cách thê thảm khi Nga xâm chiếm Ukraina. Hoàn cảnh buộc châu Âu phải chơi một trò chơi tinh ranh hơn và phản bội hơn.

Sau đó, có một thực tế không thể thay đổi được về khoảng cách địa lý. Nếu, cuối cùng, ngay cả những quốc gia sừng sỏ nhất ở Tây Âu vẫn bám lấy Mỹ trong suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh, đó là bởi vì Liên Xô ở quá gần và họ không thể mạo hiểm làm bất cứ điều gì khác. Điều đó không đúng với Trung Quốc.

Trong cuốn sách gần đây của mình với tựa đề "Cách châu Á tìm thấy chính mình" (How Asia Found Herself), nhà sử học Nile Green tự hỏi lục địa đó là gì và thậm chí là lục địa đó ở đâu. Quá trải rộng, quá đa dạng về nền văn minh (một số nền văn minh trong số đó chậm tiếp xúc và hiểu nhau), châu Á có thể là một khu vực quá rộng lớn để có thể định nghĩa được.

Đi sâu hơn theo lối suy nghĩ này, và bạn nhận ra rằng ngay cả Mỹ cũng có thể tuyên bố họ là một quốc gia châu Á. Đó không chỉ là vì vài nghìn dặm bờ biển Thái Bình Dương, hay các xu hướng nhân khẩu học cho thấy người Mỹ gốc Á sẽ vượt qua người gốc Tây Ban Nha để trở thành nhóm nhập cư lớn nhất ở Mỹ vào giữa thế kỷ này. 

Đó hoàn toàn là bởi vì như một thói quen. Cho dù chúng ta tính từ khi Nhật Bản mở cửa (1853) hay Chiến tranh Tây Ban Nha-Mỹ (1898), Mỹ đã là một nhân tố quân sự ở châu Á từ rất lâu trước khi Mỹ là một nhân tố quân sự ở châu Âu. 

Vì sao châu Âu và Mỹ luôn 'lệch pha' trong vấn đề Trung Quốc? - Ảnh 2.

Trung sĩ Hoa Kỳ Jonathan Armitage từ Pennsylvania phóng tên lửa chống tăng vác vai Javelin trong cuộc tập trận quân sự chung có tên "Balikatan," Tagalog để kề vai sát cánh tại Fort Magsaysay, tỉnh Nueva Ecija, miền bắc Philippines, ngày 13/4/2023. Ảnh AP

Trong thời kỳ "cô lập" những năm 1930, Mỹ vẫn duy trì hiện diện quân sự ở Philippines. Chỉ riêng Nhật Bản đã chiếm 31% quân số Mỹ đang đồn trú ở nước ngoài. California - tiểu bang văn hóa, công nghệ và quân sự quan trọng nhất - hướng mặt về châu Á không chỉ theo nghĩa đen.

Mỹ rất nhạy cảm với mọi sự thay đổi quyền lực ở châu Á, do đó Mỹ đối với châu Á còn hơn cả một đối tác thương mại và người bảo đảm an ninh từ xa. Mức độ đầu tư tinh thần như vậy vào khu vực này không xảy ra ở bất kỳ thủ đô nào của châu Âu.

Điều này không có nghĩa là tầm nhìn của Macron về Trung Quốc sẽ được ủng hộ ở châu Âu. Có quá nhiều sự nghi ngờ về động cơ của Pháp. Anh, Đức, Ba Lan và khu vực Baltic thường luôn chiều theo ý Mỹ. 

Nhưng châu Âu sẽ không bao giờ có cùng quan điểm với Mỹ về Trung Quốc, cả về nội dung lẫn những vấn về ưu tiên. Tại sao lại như vậy? Macron tự coi mình là người nắm giữ định mệnh, nhưng địa lý mới là định mệnh.

(Nguồn: TTXVN/FT)

P.V (tổng hợp)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement