Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

'Vạch trần' chiến lược của Mỹ đối với Đài Loan

Phân tích

28/04/2023 16:46

Mỹ đang phải đứng trước 3 lựa chọn để điều chỉnh chiến lược của mình, đó là bảo vệ Đài Loan, từ bỏ Đài Loan hay hủy diệt Đài Loan.
news

Mới đây, Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy đã gặp nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn tại California. Đây là lần đầu tiên kể từ năm 1979, một chính khách đứng vị trí thứ ba của nước Mỹ gặp gỡ nhà lãnh đạo chính trị của Đài Loan trên lãnh thổ Mỹ, và điều này đã làm dấy lên một mối lo ngại rộng khắp. 

Tại sao McCarthy lại khăng khăng muốn gặp Thái Anh Văn bất chấp những tuyên bố cứng rắn và cảnh báo lặp đi lặp lại của Trung Quốc? Cuộc gặp tiết lộ điều gì về chính sách của Mỹ đối với Đài Loan?

Chiến lược "gia tăng phí tổn"

Năm 1972, Andrew Marshall, nhà nghiên cứu và phân tích tình báo cho quân đội Mỹ thuộc RAND Corporation, đã lần đầu tiên đề xuất chiến lược mang tên "gia tăng phí tổn" (cost-imposing), với lập luận rằng Mỹ nên tận dụng tối đa thế mạnh của mình để tấn công vào điểm yếu của đối thủ trong cuộc cạnh tranh với Liên Xô. 

Năm 1976, chiến lược "gia tăng phí tổn" này chính thức được đưa vào các tài liệu của Bộ Quốc phòng Mỹ và trở thành nguyên tắc định hướng cho chiến lược cạnh tranh chống lại Liên Xô trong suốt những năm cuối của Chiến tranh Lạnh. 

Marshall được biết đến với tư cách là nhà chiến lược bậc thầy của Lầu Năm Góc, cha đỡ đầu của chiến lược quân sự mới của Mỹ và kiến trúc sư quan trọng nhất dẫn đến sự sụp đổ của Liên Xô.

'Vạch trần' chiến lược của Mỹ đối với Đài Loan - Ảnh 1.

Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Kevin McCarthy nói chuyện với nhà lãnh đạo Đài Loan Tsai Ing-wen khi đến dự một cuộc họp lưỡng đảng tại Thư viện Tổng thống Ronald Reagan ở Thung lũng Simi, California, vào ngày 5/4/2023.

Giờ đây, Mỹ đã xác định Trung Quốc là đối thủ nặng ký nhất của mình. Vào tháng 10/2022, chính quyền Biden đã công bố phiên bản mới nhất của Chiến lược An ninh Quốc gia, trong đó nêu rõ Trung Quốc là "quốc gia duy nhất có sức mạnh và ý đồ thiết lập lại trật tự quốc tế" và là đối thủ địa chính trị số 1 của Mỹ.

Trong bối cảnh nhận thức chiến lược của Mỹ về Trung Quốc có sự thay đổi lớn và cạnh tranh giữa hai nước tiếp tục gia tăng, Mỹ đang tìm cách tái áp dụng chiến lược "gia tăng phí tổn" từng được sử dụng để chống lại Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh. Lựa chọn tốt nhất chắc chắn là sử dụng Đài Loan làm đòn bẩy chống lại Bắc Kinh bằng cách biến nước này thành "tiền tiêu" trong cuộc cạnh tranh chiến lược.

Đối với Mỹ, Đài Loan là một con bài mặc cả chi phí thấp, thậm chí là miễn phí, nhưng lại có thể mang lại lợi nhuận cao. Với một vài cử chỉ mang tính biểu tượng, chẳng hạn như cuộc gặp giữa McCarthy và Thái Anh Văn, Mỹ có thể chạm vào điểm yếu của Trung Quốc, làm cạn kiệt các nguồn lực chiến lược của Bắc Kinh trên mọi mặt và cản trở sự phát triển kinh tế và xã hội của nước này. Điều này được thiết kế để trì hoãn sự phục hưng của dân tộc Trung Hoa.

Răn đe kép, "đền bù" ngoại giao

Trong một thời gian dài, Mỹ đã cố gắng đóng vai trò của một bên có tư tưởng cân bằng và là trọng tài quan trọng trong vấn đề Đài Loan - tức là, tiến trình, quá trình, nhịp độ và tốc độ phát triển của quan hệ giữa hai bờ eo biển phải được kiểm soát bởi Mỹ. Nói cách khác, Mỹ cần có ưu thế vượt trội và thế chủ động tuyệt đối ở Eo biển Đài Loan.

Mỹ cho rằng nếu hai bờ Eo biển Đài Loan hòa bình, hoặc duy trì tốt động lực phát triển hòa bình, và nếu họ từng bước mở rộng quan hệ từ lĩnh vực kinh tế sang chính trị, thậm chí chuyển sang các lĩnh vực thách thức hơn như an ninh quân sự, thì điều này sẽ giảm không gian cho sự can thiệp và thao túng của Mỹ. 

Chỉ khi hai bờ eo biển duy trì căng thẳng ở mức vừa phải hoặc thậm chí xung đột, thì Mỹ mới có đủ lý do để can thiệp hoặc tạo đòn bẩy. Theo nghĩa này, các mối quan hệ xuyên eo biển trong tương lai sẽ liên quan đến một cuộc chiến giằng co giữa Trung Quốc Đại lục và Mỹ. Hòn đảo Đài Loan sẽ nghiêng về bên nào chủ yếu phụ thuộc vào cán cân quyền lực nói trên.

'Vạch trần' chiến lược của Mỹ đối với Đài Loan - Ảnh 2.

Trung Quốc tìm cách mang lại lợi ích chiến lược và hòn đảo quan trọng mang tính biểu tượng trở lại dưới sự kiểm soát của mình, và Mỹ nhìn Đài Loan trong bối cảnh những thách thức lớn hơn từ Trung Quốc. Ảnh: AP

Trên cơ sở logic chiến thuật này mà Mỹ đã can thiệp mạnh mẽ vào cuộc bầu cử tổng thống Đài Loan năm 2016, dù bằng cách bày tỏ sự ủng hộ rõ ràng hay ngầm hỗ trợ Đảng Dân Tiến (DPP) trở lại nắm quyền sau khi quan hệ giữa hai bờ eo biển đã có những sự phát triển nhanh chóng về trao đổi và hợp tác từ năm 2008-2016. Việc DPP trở lại nắm quyền sẽ khiến quan hệ giữa hai bờ eo biển bế tắc, hoặc thậm chí suy giảm.

Kể từ khi nhậm chức vào năm 2016, bà Thái Anh Văn đã tuyên bố "duy trì hiện trạng" và khẳng định rằng Trung Quốc đại lục phải chịu trách nhiệm nếu có sự thay đổi - một luận điệu mà Mỹ rất ủng hộ. Mỹ đã phớt lờ một cách có chọn lọc sự thật rằng lãnh đạo Thái Anh Văn đã ngầm theo đuổi nền độc lập của Đài Loan và lập luận rằng khác với Lý Đăng Huy và Trần Thủy Biển, bà Thái Anh Văn không ủng hộ "thuyết hai nhà nước" hay "một quốc gia hai chế độ" và vì vậy bà xứng đáng được Mỹ công nhận và khuyến khích.

Do đó, khi Honduras cắt đứt quan hệ với Đài Loan vào tháng 3 - công nhận "chỉ có một Trung Quốc trên thế giới" và "Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là chính phủ hợp pháp duy nhất đại diện cho toàn bộ Trung Quốc" - Mỹ coi đó là điều không công bằng với bà Thái Anh Văn. 

Và vì vậy, cuộc gặp với McCarthy chắc chắn sẽ giúp bà bù đắp phần nào tổn thất. Bà Thái Anh Văn và DPP đã trở lại guồng quay của mình và lấy lại những gì đã mất, thậm chí giành được phần nào sự ủng hộ của phe ly khai trên đảo và mở đường cho cuộc bầu cử vào năm 2024. Do đó, bà và DPP tiếp tục là công cụ của Mỹ trong việc kiềm chế Trung Quốc.

Sự mập mờ về chiến lược hay sự rõ ràng về chiến thuật

Trong một thời gian dài, Mỹ đã duy trì sự mơ hồ chiến lược đối với Đài Loan. Mỹ chưa bao giờ đưa ra tuyên bố rõ ràng về lập trường đối với Đài Loan, và điều này được hỗ trợ bởi cái gọi là lý thuyết "quy chế chưa xác định của Đài Loan". Mỹ cũng vẫn mơ hồ về khả năng hỗ trợ phòng thủ cho Đài Loan trong trường hợp xảy ra xung đột ở Eo biển Đài Loan, theo đó cũng không hứa hẹn viện trợ hay từ chối.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, sự mơ hồ về chiến lược ngày càng trở nên mong manh và đang dần hướng tới sự rõ ràng về chiến thuật. Ví dụ, năm ngoái, khi Tổng thống Biden mới nhậm chức được 2 năm, ông đã 4 lần tuyên bố rằng Mỹ sẽ bảo vệ Đài Loan. 

Cuộc gặp của McCarthy với bà Thái Anh Văn cũng là một phần quan trọng trong quá trình hướng tới sự rõ ràng này. Nhưng việc làm rõ chính sách và chiến lược của Mỹ đối với Đài Loan chắc chắn sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Nó có thể kéo Mỹ vào xung đột, đối đầu hoặc thậm chí là chiến tranh.

Do đó, sau 4 tuyên bố được coi là "lỡ lời" của Tổng thống Biden, mỗi lần Nhà Trắng đều làm rõ rằng điều đó không đại diện cho sự thay đổi trong việc tuân thủ chính sách "Một Trung Quốc" của Mỹ. Sau cuộc gặp với bà Thái Anh Văn, McCarthy cũng tuyên bố rằng chính sách này sẽ không thay đổi, đồng thời nhấn mạnh rằng ông sẽ không mời bà Thái Anh Văn đến Washington, rằng ông không có kế hoạch sớm đến thăm hòn đảo này và ông cũng hy vọng sẽ có các cuộc trao đổi với Bắc Kinh.

'Vạch trần' chiến lược của Mỹ đối với Đài Loan - Ảnh 3.

Các binh sĩ của Quân đội Đài Loan tham gia một cuộc tập trận quân sự tại một địa điểm không được tiết lộ ở Đài Loan trong bức ảnh tài liệu này do Bộ Quốc phòng Đài Loan cung cấp và công bố vào ngày 9/4/2023. Ảnh: REUTERS

Mỹ đã và đang theo đuổi một chiến lược 2 mặt mâu thuẫn và không nhất quán, nói một đằng làm một nẻo, phản ánh đúng thực trạng khi nước này đang đi trên một ranh giới mỏng manh giữa sự mơ hồ chiến lược và sự rõ ràng về chiến thuật.

Vấn đề Đài Loan là trọng tâm của các lợi ích cốt lõi của Trung Quốc và là nền tảng của quan hệ Trung-Mỹ. Đó là một lằn ranh đỏ không thể vượt qua. Sau cuộc gặp giữa McCarthy và Thái Anh Văn, Trung Quốc đã đáp trả bằng một loạt biện pháp. 

Đầu tiên, Trung Quốc tổ chức các cuộc diễn tập sẵn sàng chiến đấu ở quy mô chưa từng có xung quanh đảo Đài Loan và cuộc tập trận mô phỏng tấn công chính xác "Joint Sword", qua đó gửi đi một cảnh báo rõ ràng.

Chính phủ Trung Quốc cũng đã thực hiện các bước chưa từng có khi tiếp tục áp đặt trừng phạt nhân vật ly khai Tiêu Mỹ Cầm, Viện Hudson, Thư viện Reagan và các lãnh đạo của các tổ chức này thông qua Sắc lệnh số 1 mà Bộ Ngoại giao ban hành. Những biện pháp này cho thấy ý chí kiên định của Trung Quốc trong việc bảo vệ chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ.

Hiện tại, Mỹ đang phải đứng trước 3 lựa chọn để điều chỉnh chiến lược của mình, đó là bảo vệ Đài Loan, từ bỏ Đài Loan hay hủy diệt Đài Loan. Liệu Mỹ có dứt khoát đảo ngược xu hướng và quay trở lại con đường đúng đắn của chính sách "Một Trung Quốc" hay sẽ có nguy cơ bị kéo vào "bẫy chiến tranh" khi tiếp tục lợi dụng Đài Loan để ngăn chặn bước tiến của Trung Quốc? Quả bóng hiện đang ở phần sân của Mỹ.

(Nguồn: TTXVN)

CHẤN HƯNG
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement