Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Tương lai của Sri Lanka vẫn bất định sau khi Tổng thống Rajapaksa từ chức

Phân tích

11/07/2022 10:17

Người dân Sri Lanka đã thành công khi kết thúc 2 thập kỷ cầm quyền của gia tộc Tổng thống Gotabaya Rajapaksa, nhưng theo các chuyên gia, tương lai của quốc đảo này vẫn là điều bất định sau khi vị Tổng thống này từ chức.

Tổng thống Gotabaya Rajapaksa đã đồng ý từ chức vào ngày 13/7 tới đây, người phát ngôn của Quốc hội nước này thông báo vào cuối ngày thứ Bảy (9/7), sau khi người biểu tình đột nhập vào dinh thự của ông ở thủ đô Colombo.

Ngoài Tổng thống, những người biểu tình còn nhắm mục tiêu vào Thủ tướng Ranil Wickremesinghe khi phóng hỏa đốt dinh thự riêng của ông này trên một khu phố giàu có ở thủ đô Colombo. Thủ tướng Wickremesinghe sau đó cho biết, ông sẵn sàng từ chức "để nhường chỗ cho một chính phủ toàn đảng".

Người biểu tình đã yêu cầu Rajapaksa từ chức trong nhiều tháng liền với cáo buộc chính phủ không giải quyết được vấn đề kinh tế của đất nước.

Tương lai của Sri Lanka vẫn bất định sau khi Tổng thống Rajapaksatừ chức - Ảnh 1.

Người biểu tình xông vào Dinh thự của Tổng thống Sri Lanka ở Colombo, Sri Lanka, hôm 9/7. Ảnh: Reuters

Trước khi xảy ra cuộc biểu tình lớn dẫn đến việc Tổng thống và Thủ tướng tuyên bố từ chức, có đến 4 bộ trưởng và người phát ngôn của chính phủ từ chức, bao gồm: Bộ trưởng Bộ Du lịch và Đất đai Harin Fernando, Bộ trưởng Bộ Lao động và Việc làm nước ngoài Manusha Nanayakkara, Bộ trưởng Bộ Giao thông và Đường cao tốc và ông Bandula Gunawardena, người phát ngôn chính phủ, những người tuyên bố từ chức vào hôm thứ Bảy.

Muộn hơn một chút, Bộ trưởng Bộ Xúc tiến Đầu tư Dhammika Perera tuyên bố từ chức vào Chủ nhật.

Tình trạng bất ổn kinh tế đã đẩy quốc đảo với 22 triệu dân nằm ở Ấn Độ Dương lâm vào một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng, hàng triệu người phải vật lộn để mua thực phẩm, thuốc men và nhiên liệu.

Sau nhiều tháng diễn ra các cuộc biểu tình ôn hòa, sự tức giận đã lên đến đỉnh điểm vào thứ Bảy, khi hơn 100.000 người tập trung bên ngoài dinh thự của Tổng thống Rajapaksa, kêu gọi ông từ chức.

Cuối ngày thứ Bảy, truyền thông địa phương phát trực tiếp video cho thấy nhà riêng của Thủ tướng Wickremesinghe và dinh thự của Tổng thống bị người biểu tình chiếm giữ.

Tổng thống và Thủ tướng đều không có mặt tại dinh thự của họ khi các tòa nhà bị bị người biểu tình bao vây. Cả hai đều đã được chuyển đến các địa điểm an toàn trước khi xảy ra các cuộc tấn công, theo các quan chức an ninh.

Tình trạng bất ổn leo thang vào hôm thứ Bảy vừa qua có thể đánh dấu sự kết thúc triều đại chính trị của gia đình Rajapaksa, vốn đã cai trị Sri Lanka trong hầu hết hai thập kỷ qua.

Tương lai của Sri Lanka vẫn bất định sau khi Tổng thống Rajapaksatừ chức - Ảnh 2.

Người biểu tình chạy khỏi hơi cay do cảnh sát sử dụng gần dinh thự của tổng thống hôm 9/7. Ảnh: Reuters

Trong một tuyên bố qua video vào cuối ngày thứ Bảy, Chủ tịch Quốc hội Mahinda Yapa Abeywardena cho biết quyết định từ chức của Rajapaksa "được thực hiện để đảm bảo một sự bàn giao quyền lực một cách hòa bình".

Nhưng sự chuyển giao quyền lực đó cuối cùng sẽ diễn ra như thế nào lại là một điều không thực sự chắc chắn.

Nếu cả Thủ tướng Wickremesinghe và Tổng thống Rajapaksa từ chức, theo hiến pháp Sri Lanka, Chủ tịch Quốc hội sẽ giữ vai trò quyền Tổng thống trong tối đa 30 ngày và Quốc hội sẽ bầu một Tổng thống mới trong vòng 30 ngày và người này sẽ giữ chức vụ trong hai năm còn lại của nhiệm kỳ hiện tại.

Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ cho biết trên Twitter hôm Chủ nhật rằng, Tổng thống Rajapaksa đã "đánh mất niềm tin" của người dân.

"Giờ đây, tất cả các bên phải làm việc cùng với cộng đồng quốc tế cho một chính phủ mới tôn trọng nguyện vọng dân chủ và kinh tế cũng như đề cao nhân quyền mà người dân Sri Lanka đáng được hưởng", Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ cho biết.

Ít nhất 55 người bị thương trong các cuộc biểu tình, theo bác sĩ Pushpa Zoysa thuộc Bệnh viện Quốc gia Sri Lanka, trong đó có 3 người bị bắn. Trong số những người bị thương có một nhà lập pháp đến từ miền Đông Sri Lanka.

Tương lai của Sri Lanka vẫn bất định sau khi Tổng thống Rajapaksatừ chức - Ảnh 3.

Những người biểu tình cõng một người đàn ông bị thương hôm 9/7. Ảnh: AFP/Getty Image

Quân đội Sri Lanka phủ nhận việc nổ súng vào những người biểu tình "nhằm mục đích cố ý gây hại" sau khi xuất hiện các clip trên mạng xã hội cho rằng lực lượng này bắn vào những người biểu tình bên ngoài tư dinh của Tổng thống Rajapaksa.

"Quân đội phủ nhận một cách dứt khoát việc đã nổ súng về phía người biểu tình, nhưng đã bắn vài phát lên không trung như một biện pháp răn đe, nhằm ngăn chặn sự xâm nhập của những người biểu tình vào khu phức hợp của dinh Tổng thống", tuyên bố cho biết.

Trong khi đó, hai sĩ quan cảnh sát liên quan đến các cuộc tấn công nhằm vào báo chí đã bị đình chỉ nhiệm vụ, theo một tuyên bố của Tổng thanh tra Cảnh sát Sri Lanka CD Wickremaratne, được phát sóng trên truyền hình quốc gia.

Đài truyền hình Sri Lanka cho biết sáu nhà báo của họ đã bị Lực lượng Đặc nhiệm Cảnh sát Sri Lanka tấn công bên ngoài dinh thự riêng của Thủ tướng.

Các nhà báo từ kênh truyền hình Sri Lanka Newsfirst đang quay phim hiện trường vào thời điểm đó. Video được phát sóng bởi Newsfirst cho thấy hai người đã bị cảnh sát đè xuống đất trong ngày thứ Bảy.

Thủ tướng Wickremesinghe cũng lên án các cuộc tấn công nhằm vào giới truyền thông.

"Tự do truyền thông là điều tối quan trọng đối với nền dân chủ ở Sri Lanka", ông nói, đồng thời yêu cầu cả lực lượng an ninh và người biểu tình "hành động với sự kiềm chế để ngăn chặn bất kỳ bạo lực nào và đảm bảo an toàn cho công chúng".

Nhóm ủng hộ tự do truyền thông của Sri Lanka Free Media Movement đã kêu gọi một cuộc điều tra về vụ cảnh sát tấn công các nhà báo, nói rằng "những thủ phạm chịu trách nhiệm cho những vụ tấn công tàn bạo này" phải bị đưa ra công lý.

(Nguồn: CNN)

AN LY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement