Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Trung Đông học tiếng phổ thông khi Trung Quốc mở rộng quyền lực mềm

Phân tích

16/09/2023 08:27

Trong khi sự quan tâm đến việc học tiếng Quan Thoại ở phương Tây giảm sút thì trẻ em Trung Đông lại tham gia các lớp học ngôn ngữ chính thức của Trung Quốc. Đây là một phần trong nỗ lực thúc đẩy văn hóa toàn cầu của Bắc Kinh, vốn đã thất bại khi quan hệ với Mỹ suy giảm.

Ngôn ngữ là quyền lực mềm

Ả Rập Saudi tháng trước đã bắt buộc dạy tiếng Quan Thoại ở tất cả các trường trung học công lập và tư thục, dự kiến sẽ mở rộng lớp học cho học sinh năm thứ hai trong năm học này.

Theo cổng thông tin Saudi Gazette, mỗi lớp trung học sẽ được phân công một người hướng dẫn, người này sẽ hỗ trợ và hướng dẫn việc tự học của học sinh.

Ma Yongliang - cựu giảng viên tiếng Ả Rập ở khu tự trị Ningxia Hui phía tây bắc Trung Quốc, đồng thời là người sở hữu một học viện ngôn ngữ Trung Quốc ở Riyadh và Jeddah, cho biết việc thông thạo tiếng Quan Thoại có ý nghĩa sâu rộng trong kỷ nguyên thay đổi địa chính trị. Nếu bạn muốn hợp tác hoặc giao tiếp với Trung Quốc, nói tiếng Trung là một kỹ năng tất yếu.

Khoảng 50 sinh viên đã đăng ký học tại học viện Riyadh, nơi họ được giảng dạy bởi các giáo viên đến từ Trung Quốc. Có khoảng 20 sinh viên tại trung tâm thứ hai, bắt đầu hoạt động thử nghiệm ở Jeddah vào tháng trước.

Việc mở rộng giáo dục tiếng Trung sang các trường trung học ở Saudi tuân theo thỏa thuận năm 2019 được ký kết trong chuyến thăm của Thái tử Mohammed bin Salman tới Bắc Kinh, để dạy tiếng Quan Thoại ở tất cả các cấp độ của chương trình giảng dạy, kể cả ở các trường đại học.

Trung Đông học tiếng phổ thông khi Trung Quốc mở rộng quyền lực mềm  - Ảnh 1.

Ả Rập Saudi và Trung Quốc đã đồng ý đưa tiếng Trung Quốc vào chương trình giảng dạy ở tất cả các giai đoạn giáo dục trong các trường phổ thông và đại học trên khắp Vương quốc. Ảnh: Siasat

Thỏa thuận này đánh dấu một bước quan trọng trong nỗ lực thúc đẩy văn hóa toàn cầu của Trung Quốc, vốn đã bị cản trở bởi sự giám sát ngày càng tăng đối với mọi thứ, từ công nghệ đến hệ tư tưởng như một phần của sự cạnh tranh gay gắt giữa Trung Quốc và Mỹ.

Hơn 100 Học viện Khổng Tử đã bị đóng cửa tại các cơ sở ở Mỹ, châu Âu và Úc trong những năm gần đây vì lo ngại về ảnh hưởng của Bắc Kinh.

Những quan điểm tiêu cực ngày càng tăng đối với Trung Quốc phần lớn là để đáp trả các chính sách của Bắc Kinh ở Tân Cương, Hồng Kông và Biển Đông cũng góp phần làm giảm số lượng các trường đại học phương Tây có Viện Khổng Tử.

Tuy nhiên, Bắc Kinh dường như đang giành được chỗ đứng trên một đấu trường mới quan trọng bằng cách phát huy quyền lực mềm của mình ở Trung Đông.

Theo Jeffrey Gil, tác giả cuốn sách Sự trỗi dậy của tiếng Trung như một ngôn ngữ toàn cầu. Mối quan tâm đến việc học ngoại ngữ có xu hướng đi theo các xu hướng địa chính trị. 

Fan Hongda, giáo sư tại Viện Nghiên cứu Trung Đông của Đại học quốc tế Thượng Hải, cho biết mối quan tâm học tiếng Quan Thoại ngày càng tăng phản ánh mối quan hệ ngoại giao đang bùng nổ giữa Trung Quốc và khu vực vốn là sân sau ảnh hưởng của Mỹ.

Theo Fan, dù cố ý hay không, việc học ngoại ngữ là một công cụ quyền lực mềm quan trọng có thể được sử dụng để tạo ra câu chuyện và hình ảnh tích cực về đất nước. Giáo dục tiếng Trung đã gặp phải những tình huống rất khác nhau ở các quốc gia trong những năm qua.

Đấu trường mới của Trung Quốc

Chính phủ ở Ả Rập Saudi, Iran và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất đã cho thấy họ rất coi trọng giáo dục tiếng Trung Quốc. Tác động của quan hệ song phương đối với giáo dục ngôn ngữ và điều trở nên rõ ràng trong những năm gần đây là sự phát triển thuận lợi của quan hệ Trung Quốc-Trung Đông. 

Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất với dân số 9,3 triệu người và trữ lượng dầu mỏ lớn thứ bảy thế giới, là quốc gia vùng Vịnh đầu tiên đưa tiếng Quan Thoại vào hệ thống giáo dục quốc gia.

Theo số liệu từ Đại sứ quán Trung Quốc tại Abu Dhabi, UAE đã bắt đầu chương trình dạy tiếng Trung tại 100 trường vào năm 2019, chương trình này đã mở rộng vào năm ngoái lên 158 trường công lập.

Năm 2020, Ai Cập đã ký biên bản với Trung Quốc để chọn tiếng Quan Thoại làm môn tự chọn cho môn ngoại ngữ thứ hai ở cấp tiểu học và trung học.

Và vào tháng 7, Tổng thống Iran - Ebrahim Raisi đã thông qua luật bổ sung tiếng Quan Thoại vào danh sách ngoại ngữ có thể dạy ở các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông trên cả nước.

Trung Đông học tiếng phổ thông khi Trung Quốc mở rộng quyền lực mềm  - Ảnh 2.

Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman Al Saud (phải) hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Riyadh, ngày 8/12/2022. Ảnh: TTXVN

Ảnh hưởng của Trung Quốc ở Trung Đông chưa bao giờ rõ ràng hơn thế. Vào tháng 12, trong khi đất nước của ông vẫn đang trải qua đợt phong tỏa vì Covid-19, ông Tập đã bay tới Riyadh để dự hội nghị thượng đỉnh khu vực với các nhà lãnh đạo từ các quốc gia Ả Rập vùng Vịnh giàu dầu mỏ.

Ba tháng sau, Bắc Kinh khiến cả thế giới ngạc nhiên khi làm trung gian cho một sáng kiến hòa bình giữa Ả Rập Saudi và Iran.

Tiếp theo đó là một loạt các hoạt động nối lại quan hệ trong khu vực bị xung đột tàn phá, bao gồm cả việc Iran nối lại quan hệ ngoại giao chính thức với Maroc và Ai Cập. UAE và Qatar, cũng như Thổ Nhĩ Kỳ và Ai Cập, cũng đồng ý nối lại quan hệ ngoại giao.

Theo Gil, không có dấu hiệu nào cho thấy căng thẳng với phương Tây sẽ sớm giảm bớt, Bắc Kinh có thể sẽ chuyển hướng sang châu Phi, Trung Đông và châu Mỹ Latinh - những khu vực mà Trung Quốc có thể "phát huy quyền lực mềm thông qua giáo dục ngôn ngữ Trung Quốc".

Tiếng Anh hay tiếng Trung?

Đồng minh lâu đời của Mỹ đang tìm cách tăng cường mối quan hệ với Trung Quốc, ngoài buôn bán dầu mỏ với công nghệ, cơ sở hạ tầng và thậm chí cả vũ khí, trong một kế hoạch đa dạng hóa kinh tế được bin Salman hậu thuẫn.

Tháng trước, Ả Rập Saudi, cùng với Iran và UAE, nằm trong số sáu quốc gia được mời tham gia cùng Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi trong việc mở rộng hiệp hội Brics gồm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu.

Theo Ma, hiện đang thiếu hụt trầm trọng giáo viên dạy tiếng Trung ở Trung Đông. Chính quyền địa phương cần đầu tư nhiều hơn vào việc thuê những giảng viên có trình độ. Tại UAE, các khóa học tiếng Trung được dạy từ mẫu giáo đến trung học, với 2 tiết học mỗi tuần.

Trung Đông học tiếng phổ thông khi Trung Quốc mở rộng quyền lực mềm  - Ảnh 3.

Tiếng Quan Thoại là một trong những ngôn ngữ khó thành thạo nhất và Trung Quốc vẫn được nhiều người ở Trung Đông coi là một quốc gia xa xôi với nền tảng văn hóa rất khác biệt. Ảnh: gulfnews

Theo một số giáo viên dạy tiếng Trung Quốc làm việc tại UAE, tình trạng thiếu giáo viên và hạn chế về ngân sách cũng ảnh hưởng đến chương trình giảng dạy. Các giáo viên cho biết họ phải làm việc từ 26 - 28 giờ học mỗi tuần vì nhu cầu học tiếng Trung cao. Số giờ tối đa hàng tuần được phép là 30.

Yêu cầu đối với giáo viên tiếng Quan Thoại rất cao, hầu hết phải dành ít nhất ba năm học tiếng Hoa ở nước ngoài, tốt nhất là ở các nước phương Tây. Ngoài bằng thạc sĩ trở lên, một số ứng viên còn được yêu cầu cung cấp Chứng chỉ tiêu chuẩn tiếng Quan Thoại và kết quả kiểm tra tiếng Anh.

Aria Meng, giáo viên mẫu giáo 27 tuổi ở Abu Dhabi, cho biết tiêu chuẩn yêu cầu ngày càng cao hơn, bất chấp tình trạng thiếu giáo viên dạy tiếng Trung. Có gần 10.000 đơn đăng ký vào Bộ Giáo dục vào năm ngoái nhưng chỉ có 100 đến 200 ứng viên lọt vào vòng cuối cùng. 

"Gần 99% giáo viên là người Trung Quốc. Một số đến từ Singapore, nhưng tất cả đều có nguồn gốc từ Trung Quốc. Tôi mới chỉ gặp một giáo viên người Ả Rập. Cô ấy là người Tunisia nhưng tiếng Trung của cô ấy giỏi như người bản xứ", Aria nói thêm. 

Michael Li, người dạy tiếng Quan Thoại tại một trường công lập ở Dubai cho biết không có nhiều học sinh địa phương thực sự quan tâm đến việc học ngôn ngữ này.

"Họ tham gia các khóa học vì nó là bắt buộc. Hầu hết sinh viên quan tâm đến tiếng Trung đều là sinh viên không phải người địa phương, đặc biệt là đến từ Syria, Ai Cập, Iraq và Palestine. Đối với những sinh viên này, việc học tiếng Trung có thể thay đổi số phận của họ, theo đúng nghĩa đen," ông nói.

Một số giáo viên cũng cho biết giới trẻ ở các nước vùng Vịnh quan tâm đến việc đến phương Tây để học tập hơn là Trung Quốc, khiến tiếng Anh trở thành ưu tiên hàng đầu của họ.

Megan Wei, 29 tuổi, dạy tiếng Quan Thoại ở Abu Dhabi, cho biết cô thường được hỏi: "Tại sao chúng tôi không thể học tiếng Anh vì mọi người đều có thể nói tiếng Anh, ngay cả ở Trung Quốc"?

(Nguồn: SCMP)

TÚC
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement