15/11/2022 08:24
Thế giới có 'dễ thở' hơn sau khi ông Tập Cận Bình và ông Biden gặp nhau tại Bali?
Theo phía Mỹ, cuộc hội đàm diễn ra ở Indonesia đã mang lại hai kết quả quan trọng, đó là lập trường chung cho rằng Nga không được sử dụng vũ khí hạt nhân ở Ukraina và việc nối lại các cuộc đàm phán về khí hậu giữa hai siêu cường.
Ông Biden nói rằng, ông đã nhấn mạnh với ông Tập rằng Bắc Kinh cần có nghĩa vụ kiềm chế hoạt động hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên, vốn đang đe dọa khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Việc hai nhà lãnh đạo quyền lực nhất thế giới đã không cùng nhau giải quyết những vấn đề này trong những tháng gần đây cho thấy mối quan hệ của 2 quốc gia này vẫn chưa hết căng thẳng, và điều này khiến cả thế giới lo lắng.
Các tuyên bố công khai từ cả hai bên dường như cũng chỉ ra một nền tảng cơ bản rằng mỗi bên đều nhận ra bản chất quan trọng của sự cạnh tranh và cả hai đều muốn đảm bảo rằng, ít nhất nó sẽ không bùng phát thành một cuộc chiến tranh.
Cả hai bên đang hướng tới việc mở lại các cuộc đối thoại thường xuyên hơn, theo Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, người dự kiến sẽ thăm Trung Quốc vào năm tới.
Những trao đổi như vậy đã bị đình chỉ kể từ khi Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi đến thăm đảo Đài Loan (Trung Quốc) vào tháng 8 và gây ra các cuộc phản đối dữ dội từ Trung Quốc và nó đã kéo theo các cuộc tập trận quy mô lớn.
Thông tin liên lạc giữa các nhà lãnh đạo rất quan trọng vào thời điểm khủng hoảng - và bất kỳ sự hiểu lầm nào giữa 2 bên cũng có khả năng biến thành một hành động vũ lực, chẳng hạn như lực lượng hải quân của hai bên đụng độ ở Biển Đông của Việt Nam.
TT Biden đã biết ông Tập trong nhiều năm và việc có một kênh liên lạc với giới lãnh đạo cao nhất ở Bắc Kinh là điều đặc biệt quan trọng hiện nay khi mà ông Tập bước vào nhiệm kỳ thứ 3 của mình. Việc thiếu các kênh liên lạc như vậy giữa các nhà lãnh đạo là một trong những lý do khiến cuộc đối đầu giữa Nga và phương Tây về Ukraina trở nên rất nguy hiểm.
Leon Panetta - cựu Chánh văn phòng Nhà Trắng, Bộ trưởng Quốc phòng và Giám đốc CIA, người đã xử lý quan hệ Mỹ-Trung trong nhiều thập kỷ - bày tỏ sự lạc quan thận trọng sau cuộc hội đàm bên lề hội nghị thượng đỉnh G20.
"Nếu kết quả của cuộc gặp này là đưa mối quan hệ trở lại bình diện ngoại giao hơn thay vì đả kích lẫn nhau, họ có thể bắt đầu đối thoại về các loại vấn đề cần giải quyết, tôi nghĩ cuộc gặp này có thể rất tốt. chúng tôi sẽ trở thành trụ cột", ông Panetta nói với John King của CNN trong chương trình "Chính trị bên trong".
Giới hạn của hội nghị thượng đỉnh giữa hai nhà lãnh đạo
Mối quan hệ giữa các nhà lãnh đạo có thể thiết lập cho các liên hệ giữa các quốc gia. Tuy nhiên, theo các chuyên gia cũng không nên đánh giá quá cao điều này. Các động lực dẫn đến việc Mỹ và Trung Quốc coi nhau là mối đe dọa an ninh quốc gia hàng đầu đang bị thúc đẩy bởi lợi ích quốc gia chứ không phải quan hệ cá nhân, ngay cả khi việc Tập Cận Bình đảm nhận quyền nhiệm kỳ thứ ba.
Tại hội nghị thượng đỉnh ở Bali, rõ ràng là cả hai bên đều không muốn đụng độ vào lúc này. Mục tiêu của Trung Quốc là muốn trở thành cường quốc châu Á và có khả năng trở thành cường quốc toàn cầu, trong khi Mỹ, về cơ bản vẫn không muốn điều đó.
Một mặt ông Biden biết rằng Trung Quốc không có kế hoạch tấn công Đài Loan vào thời điểm này nhưng mặt khác ông chỉ trích ông Tập về "các hành động ngày càng hung hăng và cưỡng chế" của Bắc Kinh, theo Nhà Trắng.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết: "Không bên nào nên cố gắng uốn nắn bên kia theo hình ảnh của chính mình hoặc tìm cách thay đổi hoặc thậm chí lật đổ hệ thống của bên kia".
"Thay vì nói một đằng làm một nẻo, Hoa Kỳ cần tôn trọng các cam kết của mình bằng hành động cụ thể", thông tin từ thông cáo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói thêm.
Tương tự, những phát biểu công khai của ông Tập Cận Bình trước cuộc hội đàm rằng "một chính khách nên suy nghĩ và biết đất nước mình đang lãnh đạo nằm ở đâu. Ông ấy cũng nên suy nghĩ và biết cách hòa hợp với các quốc gia khác và thế giới rộng lớn hơn".
Nhận định trên có thể được coi là ông Tập muốn ông Biden cần biết Trung Quốc hiện là một cường quốc thế giới. Nhưng chúng cũng có thể được coi là cách đáp trả của ông Tập đối với các phát biểu từ Washington trước đây.
Ông Biden nói sau cuộc hội đàm rằng ông không thấy ông Tập "đối đầu hơn hay hòa giải hơn".
"Tôi nhìn thấy ông ấy theo cách mà ông ấy luôn làm, đó là trực tiếp và thẳng thắn. Chúng tôi đã rất thẳng thắn với nhau về những điểm mà chúng tôi không đồng ý hoặc những điểm mà chúng tôi không chắc chắn về lập trường của nhau", ông Biden nói.
Cuộc gặp mang lại tiến bộ cho thế giới
Nhưng có một số dấu hiệu cho thấy hai quốc gia hùng mạnh nhất thế giới vẫn có thể hợp tác với nhau vì lợi ích rộng lớn hơn của hành tinh.
Ông Biden đã công khai nói với ông Tập rằng Hoa Kỳ đã sẵn sàng tham gia lại vào các cuộc đàm phán về khí hậu - vào thời điểm thích hợp.
Sau cuộc hội đàm, một thông báo của Nhà Trắng cho biết hai nhà lãnh đạo "đã đồng ý trao quyền cho các quan chức cấp cao chủ chốt để duy trì liên lạc và tăng cường các nỗ lực mang tính xây dựng" về biến đổi khí hậu, ổn định kinh tế vĩ mô toàn cầu bao gồm giảm nợ, an ninh y tế và an ninh lương thực toàn cầu.
Tuyên bố của Hoa Kỳ rằng ông Tập và ông Biden "nhắc lại thỏa thuận rằng không bao giờ nên tiến hành chiến tranh hạt nhân và không bao giờ có thể giành chiến thắng, đồng thời nhấn mạnh sự phản đối của họ đối với việc sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân ở Ukraina".
Trong khi Bắc Kinh vẫn chưa xác nhận những vấn đề mà Nhà Trắng đã nêu, thì việc Trung Quốc và Nga nâng cao mối quan hệ ngay trước cuộc tấn công của nước này vào Ukraina đã gây ra báo động ở phương Tây.
Và khi các quan chức hàng đầu của Mỹ và Nga gặp nhau ở Thổ Nhĩ Kỳ vào thứ Hai, một phần về vấn đề hạt nhân, các tín hiệu phát ra từ các cuộc đàm phán giữa ông Tập và ông Biden có thể là một dấu hiệu quan trọng về sự kiềm chế từ Bắc Kinh đối với Moscow và một chiến thắng ngoại giao cho Washington.
Sự thể hiện của Biden cũng là dấu hiệu mới nhất cho thấy mục tiêu mới trong chính sách đối ngoại của ông là nhấn mạnh sự khác biệt giữa Moscow và Bắc Kinh. Trước khi đến châu Á, ông Biden cho rằng Trung Quốc không nên dành nhiều sự tôn trọng cho Tổng thống Nga Vladimir Putin hay chính nước Nga.
Vì vậy, chính sách đối ngoại của Washington đã đi theo vòng tròn, lập lại hành động của TT Richard Nixon trong việc can dự vào Trung Quốc trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh những năm 1970, đó là để mở ra khoảng cách chiến lược giữa Bắc Kinh và Moscow.
Mọi thứ bây giờ không quá khác biệt, mặc dù sự quan hệ giữa Điện Kremlin và Bắc Kinh giờ đây đã bị đảo ngược, với Trung Quốc là cường quốc toàn cầu và Nga là đối tác nhỏ hơn.
(Theo CNN)
Tin liên quan
Chủ đề liên quan
Advertisement