Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Năng lượng vẫn là 'điểm nhấn' trong cuộc gặp giữa ông Tập Cận Bình và ông Putin sắp diễn ra tại Trung Á?

Kinh tế thế giới

12/09/2022 10:02

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ có chuyến công du nước ngoài lần đầu tiên sau hơn hai năm đến Trung Á, nơi ông sẽ gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin – một cuộc gặp được giới quan sát đặc biệt chú ý và cho rằng nó liên quan đến vấn đề năng lượng.

Chuyến đi nước ngoài đầu tiên của ông kể từ khi đại dịch COVID-19 bắt đầu, cho thấy ông Tập tự tin về khả năng nắm quyền thêm một nhiệm kỳ nữa cũng như tình hình toàn cầu đã trở nên nóng hơn bao giờ hế khi Nga đối đầu với phương Tây do cuộc chiến ở Ukraina, vấn đề Đài Loan và một nền kinh tế toàn cầu trì trệ.

Năng lượng vẫn là 'điểm nhấn' trong cuộc gặp giữa ông Tập Cận Bình và ông Putin sắp diễn ra tại Trung Á?

 - Ảnh 1.

Ông Tập và ông Putin gặp nhau lần gần nhất là vào ngày 4/2/2022.

Ông Tập sẽ có chuyến thăm cấp nhà nước tới Kazakhstan vào thứ Tư (14/9) và sau đó sẽ gặp ông Putin tại hội nghị thượng đỉnh của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải ở thành phố Samarkand cổ kính nằm trên Con đường Tơ lụa ở Uzbekistan, theo Kazakhstan và Điện Kremlin.

Trợ lý chính sách đối ngoại của Tổng thống Putin, Yuri Ushakov, nói với các phóng viên vào tuần trước rằng, ông Putin dự kiến sẽ gặp ông Tập tại hội nghị thượng đỉnh. Điện Kremlin từ chối đưa ra thông tin chi tiết về nội dung của cuộc gặp trong khi Trung Quốc vẫn chưa xác nhận kế hoạch củ thể cho chuyến công du của ông Tập.

Cuộc gặp sẽ tạo cơ hội cho ông Tập Cận Bình khẳng định tầm ảnh hưởng của mình trong khi ông Putin có thể chứng minh cho sự xoay trục về phía châu Á của Nga; cả hai nhà lãnh đạo có thể thể hiện sự phản đối đối với Hoa Kỳ và phương Tây, những nước đang tìm cách trừng phạt Nga vì cuộc chiến Ukraina.

George Magnus, tác giả cuốn Red Flags, một cuốn sách về những thách thức của ông Tập cho biết: "Tất cả những gì của ông Tập theo quan điểm của tôi là, ông ấy muốn thể hiện sự tự tin của mình trong những vấn đề chính trị trong nước và ông muốn được coi là nhà lãnh đạo trong nhóm các quốc gia chống lại quyền bá chủ của phương Tây".

"Riêng tôi, tôi cho rằng ông Tập sẽ lo lắng nhất về cuộc chiến của ông Putin đang diễn ra như thế nào và thực sự là liệu ông Putin ra đi và Nga có dừng cuộc chiến vào một thời điểm nào đó trong tương lai gần hay không vì Trung Quốc vẫn cần một lãnh đạo chống phương Tây ở Moscow".

Nga đã chịu thất bại nặng nề nhất trong cuộc chiến vào tuần trước khi rút khỏi các vị trí chiến lược của mình ở Đông Bắc Ukraina.

Mối quan hệ đối tác ngày càng sâu sắc "không có giới hạn" giữa siêu cường đang lên Trung Quốc và người khổng lồ về tài nguyên thiên nhiên của Nga là một trong những diễn biến địa chính trị hấp dẫn nhất trong những năm gần đây - và phương Tây đang theo dõi với vẻ lo lắng.

Mặc dù có nhiều mâu thuẫn trong quan hệ đối tác trong quá khứ, nhưng không có dấu hiệu nào cho thấy ông Tập đã sẵn sàng từ bỏ sự ủng hộ đối với ông Putin trong cuộc đối đầu gay gắt nhất với phương Tây kể từ sau chiến Chiến tranh Lạnh kết thúc.

Thay vào đó, hai nhà lãnh đạo đang làm sâu sắc thêm mối quan hệ. Thương mại giữa Nga và Trung Quốc tăng gần 1/3 lần trong 7 tháng đầu năm 2022.

Ông Tập được cho là sẽ phá vỡ tiền lệ tại kỳ Đại hội Đảng lần này, kỳ đại hội bắt đầu vào ngày 16/10 khi có thể có thêm nhiệm kỳ thứ ba kéo dài 5 năm.

Trong khi ông Tập đã gặp trực tiếp Putin 38 lần kể từ khi trở thành chủ tịch Trung Quốc vào năm 2013, ông vẫn chưa gặp trực tiếp Joe Biden kể từ khi ông này trở thành Tổng thống Mỹ vào năm 2021.

Năng lượng vẫn là 'điểm nhấn' trong cuộc gặp giữa ông Tập Cận Bình và ông Putin sắp diễn ra tại Trung Á?

 - Ảnh 2.

Vấn đề năng lượng vẫn được cho là "điểm nhấn" của cuộc gặp.

Ông Tập gặp ông Putin lần cuối vào tháng 2, chỉ vài tuần trước khi Tổng thống Nga ra lệnh tấn công Ukraina, cuộc chiến khiến hàng chục nghìn người thiệt mạng và gieo rắc hỗn loạn cho nền kinh tế toàn cầu.

Tại cuộc gặp khai mạc Thế vận hội Mùa đông, ông Tập và ông Putin đã tuyên bố quan hệ đối tác "không có giới hạn", ủng hộ lẫn nhau trong những bế tắc về Ukraina và Đài Loan với lời hứa sẽ hợp tác nhiều hơn để chống lại phương Tây.

Trung Quốc đã kiềm chế, không lên án Nga cũng như gọi đây là một "cuộc xâm lược" và điều này phù hợp với ý của Điện Kremlin khi mà họ chỉ coi cuộc chiến là "một hoạt động quân sự đặc biệt".

"Thông điệp lớn hơn thực sự không phải là ông Tập đang ủng hộ ông Putin, vì rõ ràng là ông Tập đã và đang ủng hộ ông Putin", Giáo sư Steve Tsang, Giám đốc Viện Trung Quốc tại Trường Nghiên cứu Phương Đông và châu Phi ở London, nói.

"Tín hiệu lớn hơn là ông ấy, Tập Cận Bình, sẽ ra khỏi Trung Quốc lần đầu tiên kể từ khi đại dịch xảy ra trước đại hội đảng. Nếu có âm mưu chống lại ông ấy thì đây là lúc âm mưu sẽ xảy ra. Và ống ấy rõ ràng tự tin rằng âm mưu sẽ không diễn ra khi ông đang ở nước ngoài", chuyên gia này nói.

Lần cuối cùng ông rời Trung Quốc vào tháng 1 năm 2020, trước khi thế giới rơi vào tình trạng phong tỏa do COVID.

Sau khi phương Tây áp đặt lên Moscow những lệnh trừng phạt nghiêm khắc nhất trong lịch sử hiện đại do cuộc chiến ở Ukraina, ông Putin nói rằng Nga đang hướng về châu Á sau nhiều thế kỷ coi phương Tây là trọng điểm của tăng trưởng kinh tế, công nghệ và chiến tranh.

Ông nó rằng phương Tây trở thành một liên minh đang suy yếu, do Mỹ thống trị và nhằm mục đích kiềm hãm - hoặc thậm chí tiêu diệt - Nga, thế giới quan của Putin giống với thế giới quan của ông Tập.

Năng lượng vẫn là 'điểm nhấn' trong cuộc gặp giữa ông Tập Cận Bình và ông Putin sắp diễn ra tại Trung Á?

 - Ảnh 3.

Nga được cho là sắp xây đường ống dẫn khí đốt đến Trung Quốc thông qua Mông Cổ.

Trợ lý của Putin, Ushakov cho biết cuộc gặp giữa ông Tập và ông Putin sẽ "rất quan trọng" nhưng không cho biết thêm chi tiết.

Khi châu Âu tìm cách quay lưng với nhập khẩu năng lượng của Nga, ông Putin sẽ tìm cách thúc đẩy xuất khẩu năng lượng sang Trung Quốc và châu Á.

Ông cũng sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh Nga-Trung với Mông Cổ nhằm tạo một tuyến đường ngắn hơn nhiều cho năng lượng của Nga từ Tây Siberia đến Trung Quốc.

Ông cho biết tuần trước rằng, một tuyến đường xuất khẩu khí đốt chính sang Trung Quốc qua Mông Cổ đã được đồng ý. Gazprom trong nhiều năm đã nghiên cứu khả năng có một đường ống dẫn khí đốt mới - Sức mạnh của Siberia 2 - đi qua Mông Cổ, đưa khí đốt của Nga tới Trung Quốc.

Đường ống này sẽ vận chuyển 50 tỷ mét khối khí đốt mỗi năm, khoảng một phần ba lượng khí đốt mà Nga bán cho châu Âu trước đây- hoặc tương đương với khối lượng hàng năm của Nord Stream 1.

Tổ chức Hợp tác Thượng Hải, bao gồm Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan và bốn quốc gia Trung Á, dự kiến sẽ kết nạp Iran, một trong những đồng minh quan trọng của Moscow ở Trung Đông.

N.MINH
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement