Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Chi phí cố định là gì? Những điều cần biết về chi phí cố định

Kiến thức kinh tế

18/10/2022 07:51

Chi phí cố định là gì? Đặc điểm và ý nghĩa của chi phí cố định đối với doanh nghiệp.

Chi phí cố định là gì?

Chi phí cố định là chi phí không thay đổi theo sự tăng hoặc giảm của lượng hàng hóa, dịch vụ được sản xuất hoặc bán ra. Chi phí cố định là khoản chi phí mà một công ty phải trả không phụ thuộc vào bất kỳ hoạt động kinh doanh cụ thể nào.

Tổng chi phí của công ty bao gồm chi phí cố định và chi phí biến đổi. Điểm đóng cửa (shut-down point) thường được áp dụng để giảm chi phí cố định.

+ Quản trị cơ cấu chi phí là một phần quan trọng trong phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm xem xét ảnh hưởng của chi phí cố định và chi phí biến đổi trên tổng thể hoạt động kinh doanh.

+ Chi phí cố định là chi phí trong một khoảng thời gian xác định và không thay đổi theo định mức sản xuất.

+ Chi phí cố định có thể là chi phí trực tiếp hoặc gián tiếp và do đó có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh lời tại các điểm khác nhau trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

Đặc điểm của chi phí cố định

Để hiểu rõ hơn chi phí cố định là gì, chúng ta nên nắm rõ hơn những đặc điểm của loại chi phí này. Cụ thể về đặc trưng của chi phí này được thể hiện trong nội dung sau:

+ Chi phí cố định sẽ không bị ảnh hưởng bởi bất cứ mức độ hoạt động nào. Hiểu đơn giản hơn, khoản chi phí cố định sẽ được giữ nguyên dù các hoạt động của doanh nghiệp ngày càng phát triển hoặc đang đối mặt với nhiều vấn đề bất lợi.

+ Ban đầu, khi doanh nghiệp mới thành lập, sẽ phải chi một khoản tiền để đầu tư vào máy móc, thiết bị. Như vậy, khoản chi phí này sẽ được chia ra trong một khoảng thời gian nhất định để doanh nghiệp vận hành sản xuất và có lời bù lại khoản chi phí đã bỏ ra đó.

Chi phí cố định là gì? Những điều cần biết về chi phí cố định - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Phân loại chi phí cố định theo cách thức phân bổ

Phân loại theo cách thức phân bổ hay còn được gọi là phân loại theo thời gian. Các loại chi phí cố định theo cách thức phân bổ bao gồm: Chi phí định kỳ và chi phí có khả năng phân bổ.

+ Chi phí cố định theo định kỳ: là khoản chi phí cố định đã được tính toán trước và có sự lặp đi lặp lại trong một mốc thời gian nhất định. Những khoản chi phí cố định định kỳ sẽ là các khoản tiền bắt buộc doanh nghiệp phải giải ngân. Chủ yếu những khoản chi phí như tiền lương, tiền nhà, mạng internet, bảo hiểm, điện nước,…

+ Chi phí cố định có thể phân bổ: thông thường đây là những khoản chi phí đầu tư một lần. Các khoản chi phí này được phân chia theo tỷ lệ nhất định dựa theo mốc thời gian nhất định. Chi phí này có thể được thay đổi dựa theo từng mốc thời gian phụ thuộc nhiều vào quy ước trong quá trình tính. Chi phí cố định này chỉ phụ thuộc vào khoảng thời gian phân bổ, hay còn gọi là chi phí khấu hao.

Chi phí cố định cấp bậc

Chi phí cố định cấp bậc là loại chi phí được tính toán lại vì mức độ hoạt động tối đa có sự thay đổi. Hiểu một cách đơn giản hơn, đó là là chi phí cố định có thể sẽ bị thay đổi vì một yếu tố nào đó xuất phát từ nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan. Đây chính là trường hợp đặc biệt của chi phí cố định trong suốt quá trình hoạt động.

+ Nguyên nhân khách quan làm ảnh hưởng đến chi phí cấp bậc: Ví dụ như khi doanh nghiệp phải chi trả tiền điện, nước hoặc tiền lương tăng lên thì chi phí cố định cũng tăng lên.

+ Nguyên nhân chủ quan làm ảnh hưởng đến chi phí cấp bậc: Ví dụ như hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có sự thay đổi về quy mô. Điều này có nghĩa là khi doanh nghiệp tăng cường hoạt động sản xuất kinh doanh đòi hỏi phải có sự đáp ứng về nhu cầu phát sinh (mua thêm máy móc, thiết bị), điều này khiến cho chi phí cố định tăng lên để thích ứng.

Ý nghĩa của chi phí cố định đối với doanh nghiệp

Chi phí cố định chính là chi phí không thể tránh khỏi của bất kỳ doanh nghiệp. Chúng mang đến sự ảnh hưởng và tác động to lớn đến các yếu tố trong quản trị doanh nghiệp. Khi xuất hiện sự thay đổi về chi phí cố định, sẽ ảnh hưởng nhất định đến cơ cấu nhân sự, tổ chức, giá thành sản phẩm, khả năng thu hồi vốn cũng như áp lực doanh số.

Khi một doanh nghiệp có sản lượng thấp nhưng khoản đầu tư cho chi phí cố định cao thì doanh nghiệp cần đẩy giá sản phẩm lên, hay chấp nhận giảm lợi nhuận xuống. Nếu như chi phí cố định tăng quá cao và doanh thu không tương xứng thì tỷ suất lợi nhuận sẽ bị ảnh hưởng nhất định.

Cả 2 yếu tố doanh số và sản lượng đè nặng lên những yếu tố khác của doanh nghiệp, lúc này bắt buộc nhà quản trị phải điều chỉnh kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp sao cho phù hợp.

(Tổng hợp)

TRUNG HIẾU
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement