Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Tại sao tàu Titan phát nổ?

Khám phá

23/06/2023 14:21

Lực lượng Tuần duyên Mỹ chiều 22/6 (rạng sáng 23/6 giờ Hà Nội) xác nhận các mảnh vỡ tìm thấy cách mũi tàu Titanic 488m ở độ sâu gần 4.000m là của tàu lặn Titan mất tích. Các chuyên gia tin rằng một vụ nổ thảm khốc đã khiến tàu lặn Titan chở theo 5 người đã bị phá hủy trong thời gian tính bằng mili giây.

Sức ép hơn 4.000 tấn khiến tàu lặn Titan bị nghiền nát

Trang web của OceanGate cho biết, Titan là một tàu lặn bằng sợi carbon có thể di chuyển sâu 4.000m dưới mực nước biển.

Ở khu vực xác tàu Titanic nằm ở độ sâu 3.800m, áp suất đạt tới mức gấp 380-400 lần áp suất khí quyển trên bề mặt Trái đất, Stefan Williams, giáo sư tại Đại học Sydney (Australia) cho biết.

Chuyên gia trên nhận định, thân tàu Titan có thể bị hư hỏng dẫn đến vụ nổ khi nó phải chịu áp suất cao dưới lòng biển. Với áp lực nước khoảng 4.200 tấn/m2 ở độ sâu gần 4.000m, bất cứ sự cố nào với cấu trúc thân vỏ đều khiến tàu bị nghiền nát. 

Nhà hải dương học Bob Ballard nói với ABC News rằng vụ nổ của tàu lặn tạo ra một lực rất lớn. "Vụ nổ xảy ra và xé nhỏ mọi thứ theo đúng nghĩa đen. Nó cực kỳ mạnh", ông nhận định.

Tại sao tàu Titan phát nổ?  - Ảnh 1.

Khoang kháng áp làm bằng titanium và sợi carbon của tàu Titan. Ảnh: OceanGate

"Những mảnh vỡ cho thấy một vụ ép nát đã xảy ra ở khoang kháng áp", chuẩn đô đốc Tuần duyên Mỹ John Mauger cho hay. Toàn bộ 5 người trong khoang thiệt mạng.

Khoang kháng áp của tàu Titan là cấu trúc đặc biệt hình ống, được làm bằng sợi carbon kết hợp với titanium. OceanGate, đơn vị vận hành tàu Titan, cho hay đây là công nghệ tiên tiến, giúp Titan nhẹ hơn đáng kể so với các loại tàu lặn khác làm bằng thép hoặc titanium đơn thuần.

Với áp suất này, mỗi m2 trên thân tàu Titan chịu sức ép khoảng 4.200 tấn. Để so sánh, lực cắn của loài cá mập trắng lớn là gần 2.800 tấn/m2. Trong điều kiện đó, bất kỳ sự cố hay khiếm khuyết nào ở thân tàu đều có thể khiến cấu trúc tàu bị sụp đổ và lập tức bị ép bẹp thành nhiều mảnh.

Điều gì có thể đã xảy ra với chiếc tàu lặn bị mất tích? 

Theo AFP, vụ nổ thảm khốc phá hủy tàu Titan xảy ra với lực cực lớn và tốc độ nhanh chóng với áp lực nước "nghiền nát" dưới đáy đại dương. Tàu lặn Titan có thể đã nổ tung chỉ trong vài mili giây (mỗi mili giây bằng 1/1.000 giây). Áp lực mạnh xé nát con tàu trong tích tắc.

Với những người ở trong khu vực điều áp, khi tàu nổ, họ sẽ thiệt mạng gần như ngay lập tức.

Stefan B. Williams, giáo sư tại Trung tâm Robot thực địa Úc tại Đại học Sydney viết trên The Conversation rẳng: "Mặc dù thân tàu composite của Titan được chế tạo để chịu được cường độ cao áp lực biển sâu, nhưng bất kỳ khiếm khuyết nào về hình dạng hoặc cấu trúc đều có thể ảnh hưởng đến tính toàn vẹn của nó. Tuy vậy, cũng có thể đã xảy ra hỏa hoạn trên tàu, có khả năng là do chập điện và điều đó có thể đã khiến hệ thống điện tử của tàu lặn ngừng hoạt động".

Nhiều lo ngại về mức độ an toàn của tàu Titan đã được đưa ra trước đây. Cựu giám đốc phụ trách hoạt động hàng hải OceanGate David Lochridge từng cho biết thiết kế cửa sổ quan sát của tàu chỉ chịu được áp suất cho phép ở độ sâu 1.300m, trong khi con tàu được dùng để lặn xuống độ sâu gần 4.000m.

Tại sao tàu Titan phát nổ?  - Ảnh 2.

Tàu Titan lặn xuống đại dương. Ảnh: OceanGate

Hơn nữa, vụ nổ gần như xảy ra tức thời, chỉ kéo dài trong một phần nghìn giây. Một điều tương tự đã xảy ra vào năm 1961 với tàu ngầm USS Thresher, tàu đã bị nổ tung do áp suất đại dương sau khi chìm ở độ sâu gần 732m, sâu hơn 4m so với khả năng chịu đựng của thân tàu.

"Tôi biết điều này không thể làm vơi nỗi đau từ gia đình các nạn nhân trên tàu lặn Titan, nhưng thực tế là 5 người trên khoang đã tử vong ngay lập tức khi vụ nổ xảy ra, thậm chí họ không kịp nhận ra có điều gì bất ổn", David Pouge, bình luận viên từ CNN, nói.

Giới chuyên gia cho rằng cần thu hồi các mảnh vỡ dưới đáy biển để tiến hành một cuộc điều tra đầy đủ về những gì đã xảy ra, nhưng điều này không dễ dàng. Các thiết bị lặn không người lái đang tiếp tục thu thập bằng chứng, dấu vết dưới đáy biển để có thêm thông tin về thảm kịch này.

(Nguồn: Insider/Livescience)

THANH TRÚC
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement