02/01/2024 07:49
Singapore tránh được suy thoái với GDP tăng trưởng 1,2% vào 2023
Nền kinh tế Singapore tăng trưởng 1,2% trong năm ngoái, theo dữ liệu sơ bộ công bố hôm thứ Ba, tránh được suy thoái kinh tế trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy thoái do lãi suất cao.
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) chậm hơn 3 lần so với mức độ tăng trưởng 3,6% năm 2022. Nền kinh tế phụ thuộc vào thương mại ghi nhận xuất khẩu chậm chạp do nhu cầu yếu hơn từ các đối tác thương mại quan trọng như Mỹ, Châu Âu và Trung Quốc.
Theo Bộ Thương mại và Công nghiệp, trong giai đoạn từ tháng 10 đến tháng 12, mức tăng trưởng đạt 2,8% trong năm, tăng tốc từ mức tăng 1% trong quý 3/2023.
Trên cơ sở điều chỉnh theo mùa hàng quý, ước tính sơ bộ GDP của Singapore đã tăng 1,7% trong quý 4, sau mức tăng trưởng 1,3% trong ba tháng trước đó. Số liệu GDP sơ bộ được dựa trên kết quả hoạt động của hai tháng đầu quý.
Ước tính, lĩnh vực sản xuất ở Singapore trong quý 3/2023 đã giảm 5% so với cùng kỳ. Theo bà Selina Ling, kinh tế trưởng kiêm Giám đốc bộ phận nghiên cứu và chiến lược thị trường toàn cầu tại Ngân hàng OCBC, sự sụt giảm trong lĩnh vực sản xuất so với cùng kỳ nhẹ hơn dự kiến.
Trong khi đó, tăng trưởng trong lĩnh vực xây dựng và dịch vụ ở mức vừa phải nhưng vẫn tương đối tích cực, giúp bù đắp lực cản liên tục từ ngành sản xuất.
Singapore dự kiến mức tăng trưởng của mình vào năm 2024 sẽ ở mức từ 1% đến 3% với kỳ vọng về sự phục hồi của ngành bán dẫn và các mặt hàng xuất khẩu khác.
Giới chuyên gia kinh tế Singapore cho rằng, ảnh hưởng tiêu cực từ sự suy giảm tăng trưởng bên ngoài là nguy cơ hàng đầu đối với triển vọng của nền kinh tế nước này. Ngoài ra, căng thẳng địa chính trị, áp lực lạm phát là những rủi ro khác ảnh hưởng đến tăng trưởng của đảo quốc sư tử.
"Triển vọng của nền kinh tế Singapore có thể không mấy khả quan trong thời gian tới nhưng sẽ cải thiện dần dần trong nửa cuối năm 2024", Ngân hàng trung ương Singapore nhận định.
Các chuyên gia cũng nhận định, tăng trưởng kinh tế của Singapore trong năm 2024 sẽ phụ thuộc vào hiệu quả hoạt động của các lĩnh vực hướng ra bên ngoài như sản xuất, thương mại bán buôn và dịch vụ tài chính.
Khả năng phục hồi trong lĩnh vực xuất khẩu điện tử của Singapore và sự tăng trưởng mạnh mẽ hơn ở Trung Quốc là những yếu tố có thể góp phần mang lại kết quả tăng trưởng tích cực cho đảo quốc sư tử vào năm 2024.
Dự kiến Cơ quan tiền tệ Singapore sẽ không thay đổi lập trường chính sách thắt chặt tiền tệ trong cuộc họp vào tháng Giêng, nhưng sẽ bắt đầu chuyển sang chính sách nới lỏng trong cuộc họp tháng 4 tới.
(Nguồn: Nikkei)
Tin liên quan
Advertisement
Advertisement
Đọc tiếp