Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Hàng loạt chuỗi cà phê ngoại tiến vào Singapore với tham vọng mở rộng toàn cầu

Báo cáo phân tích

27/12/2023 08:12

Thị trường cà phê Singapore vốn đã đông đúc nhưng các thương hiệu cà phê ngoại vẫn tiếp tục mở các địa điểm mới ở thành phố với hy vọng thành công trên hòn đảo này sẽ thúc đẩy việc mở rộng ra thị trường quốc tế.

Trong vài tháng qua, ít nhất năm công ty - Luckin Coffee của Trung Quốc, Kenangan Coffee và Fore Coffee của Indonesia, Tim Hortons của Canada và chuỗi cà phê đặc sản Đài Loan Louisa Coffee đã thành lập cửa hàng tại Singapore.

Singapore là cú hích lớn đầu tiên của Luckin bên ngoài Trung Quốc, với việc 30 cửa hàng đã được mở kể từ tháng 3. Kenangan Coffee đã mở 4 cửa hàng kể từ khi xuất hiện vào tháng 9 trong khi Tim Hortons có 2 cửa hàng, Fore Coffee và Louisa Coffee thì chỉ mới có 1 cửa hàng. 

"Chúng tôi có một tham vọng khá lớn là mở rộng ra quốc tế, Singapore và Malaysia chỉ là bước đệm trước khi mở rộng sang nhiều quốc gia hơn so với hiện tại", Edward Tirtanata, đồng sáng lập và CEO của Kopi Kenangan, chuỗi cà phê mua mang đi hàng đầu ở Indonesia nói. 

Ra mắt vào năm 2017, Kopi Kenangan vận hành hơn 800 cửa hàng trên 45 thành phố ở Indonesia và 22 cửa hàng trên khắp Malaysia.

Được biết đến với cái tên Kenangan Coffee ở Singapore, thương hiệu này đã mở các cửa hàng tại Nhà ga số 2 của Sân bay Changi, trung tâm thương mại ở Sân bay Jewel Changi, cũng như Trung tâm mua sắm Raffles City và Trung tâm mua sắm Takashimaya – tất cả các địa điểm thường có các thương hiệu và hàng hóa cao cấp.

Hàng loạt chuỗi cà phê ngoại tiến vào Singapore với tham vọng mở rộng toàn cầu- Ảnh 1.

Thương hiệu cà phê Kenangan Coffee. Ảnh: Eatbook

"Không có quốc gia nào tốt hơn Singapore để khởi động kế hoạch mở rộng toàn cầu của chúng tôi. Đảo quốc này là một trung tâm hàng đầu của Đông Nam Á. Mọi người trên khắp Đông Nam Á bay đến Singapore, chỉ đơn giản là để quá cảnh, du lịch hoặc kinh doanh", Tirtanata của Kopi Kenangan cho biết.

"Vì vậy, chúng tôi tin rằng với việc gia nhập thành công vào Singapore, có thể đẩy mạnh thương hiệu của mình hơn nữa trước khi mở rộng sang ngày càng nhiều quốc gia khác như New York, London", Tirtanata nhấn mạnh. 

Sự nổi bật của Singapore như một trung tâm tài chính toàn cầu đã thu hút các thương hiệu cà phê đến với đất nước này.

Luckin Coffee từ chối bình luận, nói rằng họ "vẫn là người mới bắt đầu" ở thị trường nước ngoài. Thương hiệu này đã vượt qua Starbucks để trở thành chuỗi cà phê lớn nhất ở Trung Quốc trong năm nay.

Người phát ngôn Starbucks nói rằng họ hoan nghênh sự cạnh tranh vì điều này giúp mở rộng thị trường cà phê, đẩy nhanh việc áp dụng cũng như lượng tiêu thụ cà phê còn trống. 

Hàng loạt chuỗi cà phê ngoại tiến vào Singapore với tham vọng mở rộng toàn cầu- Ảnh 2.

Một cửa hàng của Luckin Coffee tại Singapore. Ảnh: DanielFoodDiary

Người Singapore ở mọi lứa tuổi, giới tính và mức thu nhập đều yêu thích cà phê. Một cuộc khảo sát vào tháng 7/2022 được thực hiện tại Singapore cho thấy gần 55% mọi người đều mua 1 ly cà phê mỗi sáng trước khi đến chỗ làm. 

Một nghiên cứu của Euromonitor International tiết lộ điều này so với khu vực châu Á - Thái Bình Dương rộng lớn hơn, nơi có mức tiêu thụ cà phê bình quân đầu người thấp nhất thế giới. Báo cáo cũng lưu ý rằng mức tiêu thụ cà phê đang tăng chậm do loại cà phê hòa tan chiếm ưu thế hơn.

Chuỗi cà phê lớn nhất thế giới như Starbucks và Dunkin' Donuts đã có dấu ấn rõ ràng ở Singapore.

Starbucks có hơn 140 cửa hàng ở Singapore trong khi The Coffee Bean & Tea Leaf có hơn 70 cửa hàng và chuỗi cửa hàng Huggs có 20 cửa hàng.

Ủy ban Nhà ở và Phát triển Singapore cho biết vào tháng 5 có đến 776 quán cà phê nằm trong các khu dân cư. Địa điểm của các chuỗi cà phê ở các trung tâm thương mại cũng có sự điều chỉnh giá nhẹ, cao hơn so với các địa điểm ở khu dân cư.

Một tách cà phê ủ lạnh của Starbucks có giá khoảng 6,30 đô la Singapore (4,73 USD). Theo dữ liệu của CEIC, một tách cà phê đen tại một quán cà phê địa phương có giá bán lẻ trung bình chỉ 1,2 đô la Singapore.

Theo dữ liệu từ Momentum Works, tính đến chi phí sinh hoạt và thu nhập khả dụng ở các thành phố quan trọng trên toàn cầu, Starbucks được coi là kém đẳng cấp hơn ở Singapore. Điều này mang lại cho Singapore "một cơ sở rộng lớn hơn cho các thương hiệu quốc tế".

Li của Momentum Works cho biết: "Nếu bạn bán cà phê với giá 4 đô la Singapore hoặc 5 đô la Singapore, tôi không nghĩ mọi người sẽ gặp khó khăn khi trả số tiền đó".

"Câu hỏi đặt ra là bạn muốn trở nên lớn mạnh như thế nào ở Singapore? Nhưng tôi nghĩ mọi người đều biết rằng họ không thể trở nên quá lớn ở Singapore, nhưng có Singapore là một thị trường tương đối dễ vận hành", Li nói.

Singapore vẫn giữ vững vị trí dẫn đầu là môi trường kinh doanh tốt nhất thế giới trong 5 năm tới nhờ các yếu tố như ổn định kinh tế và chính trị, theo bảng xếp hạng của Economist Intelligence Unit trong quý 2/2023.

(Nguồn: CNBC)

TÚC
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement