Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Phương Tây dự báo Việt Nam nằm trong số ít quốc gia trên thế giới thoát được suy thoái

Phân tích

19/10/2022 18:41

Theo đài Sputnik, khác với sự thận trọng trong tâm lý quản trị ở châu Á, các định chế phương Tây dường như rất hào phóng lời khen và đang đặc biệt tự tin vào triển vọng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.
news

Tại Diễn đàn Kinh tế cao cấp Việt Nam-Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), Tổng Thư ký OECD Mathias Cormann nhận định Việt Nam nằm trong số ít các quốc gia hiếm hoi trên thế giới tránh được suy thoái.

Do kinh tế Việt Nam không bị suy thoái bởi COVID-19 nên OECD tự tin rằng triển vọng tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2022 và 2023 sẽ vượt 6%, bất chấp các biến động tiêu cực trên toàn cầu hiện nay.

Hợp tác "chưa từng có tiền lệ"

Phương Tây vừa dự báo Việt Nam nằm trong số ít quốc gia trên thế giới thoát được suy thoái và điều này hoàn toàn không gây bất ngờ với những ai theo dõi đà hồi phục kinh tế của Việt Nam suốt những năm qua.

OECD với tiền thân là Tổ chức Hợp tác kinh tế châu Âu (OEEC), hiện có 38 thành viên và hầu hết đều là các nền kinh tế phát triển, thu nhập cao của phương Tây.

Diễn đàn Kinh tế cao cấp Việt Nam-OECD diễn ra sáng 18/10 đã thu hút sự quan tâm của các cơ quan báo chí, truyền thông trong và ngoài nước. Diễn đàn kinh tế quan trọng này quy tụ sự góp mặt của quan chức phụ trách chính sách kinh tế hàng đầu đất nước và đại diện từ nhiều tổ chức quốc tế, định chế, doanh nghiệp nội địa và nước ngoài.

Phát biểu tại phiên khai mạc, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Nguyễn Chí Dũng khẳng định, Việt Nam đang có những bước phục hồi mạnh mẽ sau không ít khó khăn do hệ lụy của dịch bệnh COVID-19 và các diễn biến kinh tế, địa chính trị phức tạp trên thế giới. Cùng với đó, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đánh giá cao sự hỗ trợ của OECD: "Tôi đánh giá rất cao vai trò và sự giúp đỡ, hợp tác của OECD với Việt Nam thời gian qua".

Phương Tây dự báo Việt Nam nằm trong số ít quốc gia trên thế giới thoát được suy thoái - Ảnh 1.

Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng phát biểu khai mạc sự kiện sáng 18/10. Ảnh: TTXVN.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, thời gian gần đây, Bộ KH&ĐT đã phối hợp chặt chẽ với OECD trong các hoạt động liên quan thuộc khung khổ Biên bản ghi nhớ giữa Việt Nam và OECD: "Quá trình hợp tác giữa Bộ KH&ĐT và các bộ, ngành liên quan với OECD trong các hoạt động này rất chất lượng, thậm chí có thể đánh giá là 'chưa từng có tiền lệ'".

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng dẫn chứng, có hoạt động chỉ trong vài tháng, các bộ, ngành Việt Nam đã gửi tới vài chục lượt văn bản góp ý. Các bộ, ngành đều đón tiếp rất thịnh tình và trao đổi cởi mở, thẳng thắn với các chuyên gia của OECD trên tinh thần xây dựng. 

Có bộ cử gần 30 cán bộ tham gia một phiên họp trực tuyến với OECD: "Bản thân các bộ, ngành cũng kỳ vọng nhiều vào quá trình hợp tác với OECD, đặc biệt là mong muốn lắng nghe những đánh giá, kiến nghị khách quan, có giá trị từ phía OECD".

Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, hiện Bộ KH&ĐT đang tập trung xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, tìm ra nội dung tăng trưởng mới trong giai đoạn tới để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế-xã hội đến năm 2030 và tầm nhìn 2045. 

Đánh giá đây là tham vọng và mục tiêu lớn, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng Việt Nam cần sự chung tay góp sức của cộng đồng quốc tế, bạn bè và các đối tác từ các nước để hình thành chính sách và đáp ứng các vấn đề cần tập trung ưu tiên giải quyết trong từng giai đoạn: "Chúng tôi đánh giá cao sự hỗ trợ và mong đợi được chia sẻ tại diễn đàn, đặc biệt là vấn đề trong điều hành, cải cách kinh tế, quản trị doanh nghiệp nhà nước và thúc đẩy thu hút dòng vốn FDI".

Tránh được suy thoái

Phát biểu tại Diễn đàn, Tổng Thư ký OECD Mathias Cormann khẳng định: "Phải ghi nhận những tiến bộ xã hội đáng kể đã đạt được ở Việt Nam trong 3 thập kỷ qua. Hiện Việt Nam trở thành một trong số ít quốc gia trên thế giới tránh được suy thoái liên quan đến COVID-19".

Ông Mathias Cormann nhận định, triển vọng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam "tương đối mạnh". Theo đó, OECD dự báo tăng trưởng GDP sẽ vượt 6% cả năm nay và năm sau. Dự báo lạc quan của OECD về Việt Nam được thúc đẩy bởi nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài, khi các doanh nghiệp trong OECD tìm đến Việt Nam giúp đa dạng hóa chuỗi cung ứng. Do đó, trước những thách thức phía trước, Việt Nam cần đẩy mạnh các nỗ lực cải cách để đảm bảo tăng trưởng bền vững.

Ông Mathias Cormann cho biết, Việt Nam cho phép xem xét những chỉ số quan trọng bên cạnh việc có thêm những công cụ, ví dụ như ký kết Công ước đa phương về chống xói mòn cơ sở tính thuế và chuyển dịch lợi nhuận. 

Đánh giá về vị trí kinh tế và tiềm năng chính sách của Việt Nam, ông Mathias Cormann cho rằng cần nhắc đến thành công giảm tỷ lệ nghèo đói tại Việt Nam. Ngoài ra, mặc dù dịch bệnh COVID-19 làm gián đoạn quá trình này, nhưng tỷ lệ tiêm chủng và biện pháp kinh tế đã giúp Việt Nam giữ đà tăng trưởng trong cả năm 2020 và 2021: "Lạm phát toàn cầu đang tăng do giá lương thực và năng lượng cũng tăng, nhưng Việt Nam đang kiểm soát được điều này. Chỉ số lạm phát của Việt Nam thấp hơn các nước OECD".

Dân số già là bài toán khó

Chia sẻ tại Diễn đàn, ông Mathias Cormann cũng lưu ý, Việt Nam cần thích ứng khi dân số già đi nhanh chóng theo hướng thúc đẩy năng suất. Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ việc mở cửa thương mại hơn nữa, điều này có nghĩa là Việt Nam có các cơ hội để tự do hóa hơn nữa thị trường dịch vụ của mình, qua đó, sẽ được hưởng lợi từ khả năng kết nối và chuyển giao kiến thức nhiều hơn.

Ngoài ra, Việt Nam có thể hưởng lợi từ các công việc đang diễn ra tại OECD về thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài có chất lượng. Việt Nam đã có cam kết đáng hoan nghênh tại COP 26 là đạt được mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. 

Ông Mathias Cormann chỉ ra rằng, một trong những ưu tiên hàng đầu của OECD là tăng cường cam kết với các đối tác Đông Nam Á, như Việt Nam: "Kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn của OECD có thể giúp Việt Nam giải quyết các thách thức và nắm bắt các cơ hội".

Khuyến nghị thêm về yếu tố phát triển bền vững, lãnh đạo OECD cho rằng trong bối cảnh Việt Nam là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề bởi thiên tai, Việt Nam không nên đánh đổi năng suất trong ngành công nghiệp mũi nhọn với cái giá phải trả về môi trường. 

Lãnh đạo OECD tái khẳng định, hợp tác của OECD về hành vi kinh doanh có trách nhiệm và đầu tư chất lượng sẽ hỗ trợ khả năng phục hồi chuỗi cung ứng của Việt Nam. Tổng Thư ký OECD bày tỏ thiện chí sẵn sàng sát cánh cùng Việt Nam: "Đây chỉ là một số cơ hội hợp tác chung. OECD tự hào hỗ trợ chương trình tăng trưởng dài hạn của Việt Nam thông qua nội dung này và nhiều yếu tố khác trong kế hoạch hành động chung".

Cùng chia sẻ quan điểm này, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam Andrew Jeffries cho rằng, dù tăng trưởng cao và duy trì mức lạm phát thấp, nhưng nhiều ngành nghề của Việt Nam vẫn trong giai đoạn khó khăn, chờ phục hồi. 

Lưu ý rằng, bên ngoài có nhiều rủi ro, trong nước cũng có những thách thức riêng, lạm phát toàn cầu đang đòi hỏi các nền kinh tế quan tâm hơn đến phục hồi bền vững, do đó, ông Andrew Jeffries khuyến nghị Việt Nam cần xác định rõ đâu là những đối tượng cần được thụ hưởng các chính sách tài khoá, tiền tệ. 

Phương Tây dự báo Việt Nam nằm trong số ít quốc gia trên thế giới thoát được suy thoái - Ảnh 4.

Việt Nam đối mặt với thách thức trở thành một trong những quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất trên thế giới. Ảnh minh họa.

Lãnh đạo ADB nhấn mạnh và bổ sung thêm, các cơ chế tài khóa ngắn hạn sẽ giúp nền kinh tế phục hồi trong bối cảnh lạm phát tăng cao: "Việt Nam cần tiếp tục các chính sách giảm, miễn thuế cũng như tăng khả năng tiếp cận những khoản vay cho các doanh nghiệp và tăng cường các chính sách an sinh, hỗ trợ cho người lao động phi chính thức".

Thông qua 2 phiên thảo luận triển vọng kinh tế vĩ mô và chính sách quản trị doanh nghiệp nhà nước Việt Nam, thu hút FDI chất lượng cao phục vụ tăng trưởng xanh và chuyển đổi số, OECD cùng với lãnh đạo nhiều bộ, ban, ngành của Việt Nam và các đại biểu đã đóng góp ý kiến về triển vọng phát triển kinh tế của Việt Nam với chính sách quản trị doanh nghiệp nhà nước. 

Theo các chuyên gia, Việt Nam cần có quốc sách về phát triển xanh và chuyển đổi số được cập nhật nhằm hướng tới xây dựng một nền kinh tế cạnh tranh chiến lược, tự cường và vững chắc, hội nhập quốc tế hiệu quả trong một thế giới nhiều biến động như hiện nay.

TTXVN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement