Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Thế giới sẽ thế nào nếu kinh tế Mỹ rơi vào tình trạng suy thoái kéo dài?

Kinh tế thế giới

12/10/2022 07:29

Một số nhà kinh tế lo ngại rằng, việc nền kinh tế Mỹ rơi vào tình trạng suy thoái kéo dài, nó sẽ kéo cả nền kinh tế thế giới đi cùng, đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển ở Nam bán cầu.
news

Một số nhà kinh tế nói với Al Jazeera rằng, Hoa Kỳ đang phải đối mặt với nỗi lo suy thoái gia tăng sau khi Cục Dự trữ Liên bang (FED) vẫn lạc quan trong việc chống lạm phát bằng cách tăng lãi suất và sự cần thiết phải áp đặt một số vấn đề kinh tế để kiểm soát áp lực giá cả.

Edward Moya, nhà phân tích thị trường cấp cao tại OANDA, một công ty ngoại hối có trụ sở tại New York, nói: "Vẫn còn rất nhiều sức mạnh trong thị trường lao động và điều đó sẽ cho phép FED tiếp tục tích cực chống lạm phát".

Nếu nền kinh tế Mỹ tiếp tục suy thoái, sẽ kéo theo cả thế giới đi cùng? - Ảnh 1.

Người dân mua hàng tại một siêu thị ở Mỹ. Ảnh: CNN

"Áp lực về giá sẽ không biến mất. Và khi chúng tôi xem xét giá năng lượng đi xuống, điều mà chúng tôi đánh giá cao, dường như đã kết thúc và có vẻ như giá dầu và khí đốt sẽ lại tăng cao một lần nữa", ông nói.

Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và các đồng minh của nó, một nhóm được gọi là OPEC+, tuần trước đã quyết định cắt giảm sản lượng dầu 2 triệu thùng dầu thô mỗi ngày.

"Điều đó làm tăng chi phí, không chỉ cho năng lượng, mà tất cả mọi thứ chúng ta làm và mọi thứ chúng ta mua. Và do đó, giá của mọi thứ đều tăng, bao gồm cả thực phẩm", EJ Antoni, nhà nghiên cứu tại The Heritage Foundation, một tổ chức có tư tưởng bảo thủ có trụ sở tại Washington DC, giải thích.

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ, thước đo sản lượng hàng hóa và dịch vụ, giảm 0,6% trong quý 2 sau khi giảm 1,6% trong quý 1. Nguyên tắc chung cho các cuộc suy thoái là GDP giảm hai quý liên tiếp.

"Chúng tôi đã trải qua một cuộc suy thoái trong sáu tháng đầu năm. Có vẻ như quý thứ ba sẽ khả quan nhưng sau đó, tất cả sẽ vụt tắt. Tôi nghĩ chúng ta sẽ rơi vào tình trạng tiêu cực một lần nữa", ông Antoni nói.

Các nhà kinh tế đã không đồng tình với niềm tin đó vì cho rằng Mỹ sức mạnh tiềm ẩn trong nền kinh tế.

Thâm hụt thương mại của Mỹ đã thu hẹp trong tháng 8 xuống mức thấp nhất trong hơn một năm. Và tuần trước, Goldman Sachs đã nâng ước tính GDP quý III của Mỹ lên mức 1,9%.

Chính quyền Tổng thống Biden tiếp tục lập luận rằng nền kinh tế đang phục hồi và nói rằng tỷ lệ thất nghiệp đang ở mức thấp nhất trong 5 thập kỷ qua và niềm tin của người tiêu dùng không thay đổi.

Nhưng gần 7 trong số 10 người Mỹ gần đây cho biết họ lo lắng về một cuộc suy thoái và 4 trong số 10 người nói rằng họ không chuẩn bị về mặt tài chính để xử lý một cuộc suy thoái nếu nó xảy ra trước cuối năm 2023, theo một cuộc thăm dò của Bankrate, một tổ chức tài chính có trụ sở tại New York.

Vậy các chỉ số then chốt đó báo hiệu điều gì? Làm thế nào để các nhà kinh tế học cân bằng giữa thị trường giảm mạnh và thị trường lao động có khả năng phục hồi? Và một cuộc suy thoái của Hoa Kỳ có ý nghĩa gì đối với nền kinh tế toàn cầu?

Nhiều CEO dự đoán sẽ có suy thoái trong năm tới

Hơn 8 trong số 10 CEO gần đây cho biết họ dự đoán suy thoái trong 12 tháng tới, theo một cuộc khảo sát mới nhất từ công ty kế toán KPMG (PDF). Trong số 1.300 CEO của các công ty lớn nhất thế giới KPMG được khảo sát, 73% cho biết họ tin rằng suy thoái kinh tế sẽ làm gián đoạn tăng trưởng.

Nếu nền kinh tế Mỹ tiếp tục suy thoái, sẽ kéo theo cả thế giới đi cùng? - Ảnh 2.

Theo một cuộc khảo sát mới nhất, hơn 8 trong số 10 CEO cho biết, họ dự đoán suy thoái sẽ xảy ra trong 12 tháng tới. Ảnh: AP

KPMG cho biết khoảng 39% CEO đã thực hiện việc đóng băng tuyển dụng trong khi 46% đang xem xét cắt giảm nhân viên của họ trong sáu tháng tới.

Phố Wall đã giảm điểm mạnh trong năm qua. Chỉ số S&P 500 đã đóng cửa ở mức thấp nhất trong gần hai năm vào quý III. Chỉ số Nasdaq 100 đã giảm gần 33% cho đến thời điểm nay trong năm 2022 trong khi Chỉ số Công nghiệp Dow Jones mất hơn 20% trong cùng thời kỳ.

Tiền điện tử, vốn đã tăng mạnh về mức độ phổ biến lẫn giá cả trong thời kỳ đại dịch, cũng đã giảm dần. Đồng tiền kỹ thuật số hàng đầu thế giới, Bitcoin, đã giảm hơn 60% giá trị trong năm qua trong khi đồng tiền điện tử lớn thứ hai Ethereum giảm 61%.

Tỷ lệ thế chấp nhà ở Mỹ đã tăng hơn gấp đôi trong năm ngoái, khiến hàng triệu người Mỹ không có nhà.

"Chúng ta có thể đã có một cuộc suy thoái ngắn và nhẹ nhàng hơn nếu FED, Quốc hội và Tổng thống hành động sớm hơn nhiều, nhưng thật không may, bây giờ, nỗi đau kinh tế đã được nướng chín như một chiếc bánh", Antoni nói với Al Jazeera.

"Một trong những bi kịch của chính quyền Tổng thống Biden là họ có lợi từ nhận thức muộn màng. Lẽ ra, họ có thể nhìn lại người tiền nhiệm và học hỏi từ những gì hiệu quả và những gì không hiệu quả, nhưng họ vẫn tiếp tục với chính sách tồi tệ", chuyên gia này nói thêm.

Thị trường lao động Mỹ đang mạnh mẽ hay "tuyệt vọng"?

Hàng chục triệu người Mỹ đã bỏ việc trong thời kỳ cao điểm của đại dịch mà ngày nay được biết đến rộng rãi với cái tên cuộc "đại từ chức". Kể từ đó, các doanh nghiệp từ cây xăng đến phòng mạch bác sĩ đều chật vật trong việc tìm kiếm nhân công.

Moya, một thành viên của OUNDA giải thích rằng, miễn là tỷ lệ có việc làm vẫn ở mức cao, FED sẽ tiếp tục tăng lãi suất để làm cho việc đi vay trở nên đắt đỏ hơn nhằm cân bằng cung và cầu.

"FED sẽ bị nhốt trong một góc mà họ phải thắt chặt chính sách mạnh mẽ hơn nhiều", ông nói thêm.

Dữ liệu mới cho thấy tuần trước, số lượng việc làm ở Mỹ đã giảm 1,1 triệu và số người thất nghiệp tăng nhiều hơn dự kiến. Tỷ lệ thất nghiệp đạt mức thấp nhất nửa thế kỷ là 3,5% vào tháng 9.

Tuy nhiên, không phải ai cũng nhìn nhận như vậy.

Nếu nền kinh tế Mỹ tiếp tục suy thoái, sẽ kéo theo cả thế giới đi cùng? - Ảnh 3.

Thâm hụt thương mại của Mỹ đã thu hẹp trong tháng 8 xuống mức thấp nhất trong hơn một năm, cho thấy sức mạnh tiềm ẩn trong nền kinh tế Mỹ. Ảnh: Carlos Barria/Reuters

"Tôi không thấy một thị trường lao động mạnh mẽ, tôi thấy một thị trường lao động tuyệt vọng", Antoni nói với Al Jazeera. "Chúng tôi đã có rất nhiều doanh nghiệp nhỏ thất bại vì đại dịch đóng cửa và nếu những người đó làm việc cho một tập đoàn lớn, thì giờ đây họ đã được tính vào các cuộc khảo sát đó. Vì vậy, một lần nữa, mặc dù số lượng công việc không thực sự thay đổi, nhưng số lượng người được tuyển dụng, con số trong cuộc khảo sát, vẫn tăng lên", ông Antoni cgo biết thêm.

Suy thoái ở Mỹ sẽ kéo theo suy thoái toàn cầu

Đại dịch COVID-19 và chiến tranh ở Ukraina đã gây ra "những cú sốc bất thường" cho nền kinh tế toàn cầu, Ngân hàng Thế giới gần đây cảnh báo rằng những xu hướng hướng tới xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực vào năm 2030 về cơ bản đã dừng lại.

Số người sống chỉ với 2,15 USD một ngày đã tăng 11% từ năm 2020 đến nay - từ 648 triệu lên 719 triệu, theo Ngân hàng Thế giới.

Richard Kozul-Wright, Giám đốc bộ phận toàn cầu hóa tại Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD), nói với Al Jazeera, suy thoái của Mỹ sẽ gây ra nỗi đau sâu sắc cho các quốc gia đang phát triển.

Cơ quan Liên hợp quốc đã đưa ra cảnh báo vào tuần trước rằng suy thoái toàn cầu có thể gây ra thiệt hại tồi tệ hơn cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 và cú sốc COVID-19 năm 2020.

Kozul-Wright cho biết: "Nếu một cú sốc tài chính ở Mỹ được kích hoạt, thì không có giới hạn nào cho mặt trái của nó".

"Mỹ cuối cùng đã có không gian chính sách để thúc đẩy cả nền kinh tế và hệ thống tài chính của mình nếu họ nhận thấy cần thiết để có thêm các gói tài trợ. Nhưng hầu hết các nước trên thế giới, đặc biệt là ở Nam bán cầu sẽ không có mạng lưới an toàn thực sự", ông nói thêm.

Đối với các thị trường mới nổi, Moya cho biết nhiều người trong số họ đã đạt được một số tích cực trong cuộc chiến chống lạm phát.

"Một cuộc suy thoái ở Mỹ có nghĩa là thời kỳ của đồng USD mạnh lên đã kết thúc. Và một số gói cứu trợ sẽ là tin tốt cho các thị trường mới nổi".

Tuy nhiên, nếu Mỹ chìm vào một thời kỳ tăng trưởng chậm chạp kéo dài, các thị trường mới nổi sẽ gặp khó khăn. Các nhà xuất khẩu lớn sang Mỹ như Trung Quốc, Mexico và Canada sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nếu nhu cầu của Mỹ suy yếu trong thời gian dài.

Về việc suy thoái kinh tế nghiêm trọng của Hoa Kỳ có thể xảy ra như thế nào, Moya lặp lại quan điểm của nhiều nhà kinh tế mà Al Jazeera đã nói chuyện: "Vẫn còn quá sớm để có niềm tin mạnh mẽ với lời kêu gọi đó chỉ vì chúng ta không biết chính xác lạm phát sẽ diễn ra như thế nào và nền kinh tế Mỹ sẽ phục hồi như thế nào".

(Nguồn: Al Jazeera)

N.MINH
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ