Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Phương Tây có cần đàm phán với Nga về khủng hoảng Ukraina?

Phân tích

31/10/2022 11:29

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói rằng, ông hy vọng Mỹ có đủ khôn ngoan để đương đầu với cuộc xung đột mới ở Ukraina giống như khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962.
news

Chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraina đã tạo ra một cuộc đối đầu lớn nhất giữa Moscow và phương Tây kể từ cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba cách đây 60 năm, khi Liên Xô và Mỹ suýt nổ ra chiến tranh hạt nhân.

Tổng thống Mỹ John F. Kennedy phát hiện ra rằng nhà lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev đã triển khai tên lửa hạt nhân ở Cuba sau cuộc xâm lược Vịnh Con Lợn thất bại, một nỗ lực bất thành của những người Cuba lưu vong được Mỹ hậu thuẫn nhằm lật đổ chế độ cộng sản ở Cuba và việc Mỹ triển khai tên lửa ở Italy và Thổ Nhĩ Kỳ. 

Trong một cuộc phỏng vấn cho một bộ phim tài liệu của đài truyền hình nhà nước Nga về cuộc khủng hoảng tên lửa, Ngoại trưởng Sergei Lavrov nói rằng có "những điểm tương đồng" với năm 1962, phần lớn là do Nga hiện đang bị đe dọa bởi vũ khí phương Tây ở Ukraina

Ông Lavrov nói với một nụ cười nhạt: "Tôi hy vọng rằng trong hoàn cảnh ngày nay, Tổng thống Joe Biden sẽ có nhiều cơ hội hơn để hiểu ai là người ra lệnh và bằng cách nào. Tình hình này rất đáng lo ngại. Sự khác biệt là trong những năm 1962, Khrushchev và Kennedy đã tìm thấy sức mạnh để thể hiện trách nhiệm và sự khôn ngoan, còn bây giờ chúng tôi không thấy sự sẵn sàng như vậy của Washington và các chư hầu".

Người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Nhà Trắng đã từ chối bình luận về phát biểu của Ngoại trưởng Lavrov. Ông chỉ lặp lại những bình luận trong quá khứ về việc Washington sẵn sàng giữ các đường dây liên lạc mở với Moskva.

Phương Tây có cần đàm phán với Nga về khủng hoảng Ukraina? - Ảnh 1.

Ngày 27/10/1962, thế giới tiến gần đến chiến tranh hạt nhân khi một thuyền trưởng tàu ngầm Liên Xô muốn phóng vũ khí hạt nhân sau khi hải quân Mỹ thả chất nổ xung quanh tàu ngầm. Cuối ngày hôm đó, Kennedy bí mật đồng ý loại bỏ tất cả các tên lửa ở Thổ Nhĩ Kỳ để đổi lấy việc Khrushchev loại bỏ tất cả các tên lửa ở Cuba. Cuộc khủng hoảng đã được xoa dịu, mặc dù nó đã trở thành một biểu tượng cho sự nguy hiểm của sự cạnh tranh giữa các siêu cường trong Chiến tranh Lạnh.

Tổng thống Vladimir Putin cho rằng việc phương Tây gạt bỏ những lo ngại của Nga về an ninh của châu Âu thời hậu Xô Viết, và đặc biệt là việc mở rộng liên minh quân sự NATO về phía Đông là một trong những nguyên nhân dẫn đến xung đột. 

Mỹ và các đồng minh châu Âu nói rằng những lo ngại của Nga là bị thổi phồng quá mức và không thể biện minh cho cuộc xâm lược vào một nước láng giềng thuộc Liên Xô cũ có đường biên giới mà Moscow công nhận sau khi Liên Xô sụp đổ năm 1991. 

Khi được hỏi Nga nên làm gì bây giờ trong cuộc khủng hoảng hiện nay, Ngoại trưởng Lavrov nói: "Sự sẵn sàng của Nga, bao gồm cả Tổng thống Vladimir Putin, cho các cuộc đàm phán vẫn không thay đổi".

Đàm phán với Nga liệu có cần thiết?

Với việc các thành viên cấp tiến của Quốc hội Mỹ gần đây kêu gọi nối lại các cuộc đàm phán trực tiếp giữa phương Tây và Nga, đây là thời điểm tốt để xem xét các cuộc đàm phán như vậy có thể sẽ diễn ra như thế nào và những gì có thể đạt được - hoặc mất mát.

Khi tổn thất quân sự của Nga gia tăng ở Ukraina, những luận điệu xung quanh cuộc chiến của Nga ngày càng trở nên khải huyền. Rất ít người ở Ukraina kêu gọi đàm phán và Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết ông sẽ tôn trọng mong muốn của Ukraina.

Tuy nhiên, liệu các cuộc đàm phán trực tiếp giữa các nhà lãnh đạo hàng đầu của Nga và phương Tây có thể giúp tránh được thảm họa hay không? Có người cho rằng mục đích cuối cùng của Putin là sáp nhập Ukraina vào quốc gia Nga, và trong ngắn hạn, bất kỳ cuộc đàm phán nào chắc chắn sẽ thất bại. 

Phương Tây có cần đàm phán với Nga về khủng hoảng Ukraina? - Ảnh 2.

Trong khi đó, một số người khác đơn giản nghĩ rằng việc đàm phán với những kẻ gây hấn là không thể chấp nhận được về mặt đạo đức. Đây không phải là một cuộc tranh luận mới. Các nhà lãnh đạo thường cân nhắc có nên đàm phán với kẻ thù hay không, ngay cả khi họ "ghê tởm" hành động của kẻ thù. Tuy nhiên, những người kêu gọi đàm phán có thể hỏi rằng liệu có thực tế khi mong đợi chiến tranh kết thúc bằng cách đơn giản là đợi kẻ xâm lược ban đầu thừa nhận họ đã sai lầm hay không.

Các cuộc chiến trước đây thường được giải thích một phần bởi tình trạng bất bình - sự sỉ nhục lịch sử của một nhóm, dẫn đến cần phải tính sổ. Tất nhiên, những lời phàn nàn có thể hoàn toàn sai lầm. Và sự than phiền về địa vị không nên là lý do chính đáng cho chiến tranh.

Cho dù chúng ta nghĩ điều đó là chính đáng hay không thì sự than phiền về địa vị trên thực tế là một nguyên nhân góp phần gây ra chiến tranh. Chúng ta có thể hỏi Nga tại sao nước này không thể đơn giản chấp nhận vị thế bị suy giảm sau Chiến tranh Lạnh.

Cơ sở lý luận của Nga để tấn công Ukraina dường như là một trường hợp điển hình về tình trạng bất bình. Về phía Ukraina, đây là một cuộc đấu tranh chống lại sự xâm lược, một cuộc đấu tranh vì chủ quyền, các giá trị dân chủ và tự do - mỗi thứ rõ ràng đều xứng đáng để đấu tranh.

Trong bài phát biểu đề cập đến những nỗ lực của Nga nhằm sáp nhập 4 tỉnh miền Đông Ukraina, trọng tâm của Putin không phải là Ukraina, mà là danh mục các hành vi sai trái của một khối phương Tây quá mạnh để được tin cậy. Ông trích dẫn hồ sơ của phương Tây trong việc đô hộ, nô dịch hóa và làm suy yếu các dân tộc và cường quốc khác.

Hiện tại, một loạt học giả và chính trị gia đang hy vọng vào một hội nghị thượng đỉnh. Nếu một hội nghị thượng đỉnh diễn ra, nó có thể bao gồm Nga và các cường quốc hàng đầu thế giới khác với tư cách là các bên chính. Liên hợp quốc hoặc một chính phủ trung lập có thể đóng vai trò chủ nhà.

Phương Tây có cần đàm phán với Nga về khủng hoảng Ukraina? - Ảnh 3.

Nhưng các bên sẽ đàm phán về điều gì? Nhiều cuộc chiến tranh có nguyên nhân cơ bản dựa trên xung đột về các giá trị. Nếu không giải quyết những vấn đề này, chúng ta có thể phải cố gắng kết thúc ngay cả những cuộc chiến kinh hoàng nhất.

Nga dường như khao khát muốn được thừa nhận vị thế của mình như là một cường quốc toàn cầu và là một dân tộc có trách nhiệm. Đây không phải là một nhượng bộ khó khăn đối với phương Tây. Tuy nhiên, nó có thể giúp Putin giữ thể diện để bắt đầu giảm leo thang.

Các quy tắc cơ bản của Hội nghị thượng đỉnh sẽ cần được quy định, có thể bao gồm thảo luận dựa trên nguyên tắc có đi có lại. Không thể có điều kiện tiên quyết thực chất - không có yêu cầu nào rằng, trước khi một hội nghị thượng đỉnh có thể diễn ra, một bên trước tiên phải thừa nhận những sai sót trong cách làm của mình. 

Chúng ta cần phải thực tế hơn nhiều. Xây dựng hòa bình luôn liên quan đến hai hoặc nhiều bên trong một cuộc xung đột, mặc dù họ coi nguyên nhân của nhau là bất hợp pháp, nhưng vẫn tiến hành đàm phán.

Không sớm thì muộn, các cuộc đàm phán thượng đỉnh có thể diễn ra. Có lẽ câu hỏi duy nhất là khi nào. Các nhà lãnh đạo ở phương Tây, đại diện cho những người vô cùng lo lắng trước cuộc chiến của Nga, có thể chưa sẵn sàng. Tuy nhiên, các lập luận cho một hội nghị thượng đỉnh ít nhất cũng rõ ràng như những lập luận phản đối. 

Với thiết kế cẩn thận và một chút may mắn, một hội nghị thượng đỉnh có thể thiết lập lại diễn ngôn xung quanh một cuộc chiến hiện đang bế tắc trong các chu kỳ leo thang.

(Nguồn: TTXVN/Asia Times/TNHK)

CHẤN HƯNG
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement