Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Nước Mỹ hồi hộp bước vào 'Siêu thứ Ba'

Nóng trong ngày

05/03/2024 09:06

Một loạt cuộc bầu cử sơ bộ diễn ra trong ngày "Siêu thứ Ba" tại Mỹ được cho là sẽ định hình cuộc đua vào Nhà Trắng, khi phản ánh mức độ ảnh hưởng và sự uy tín của các ứng viên Tổng thống, phác họa rõ nét bức tranh của chặng đua cuối cùng.

"Siêu thứ Ba" năm nay rơi vào ngày 5/3, phân bổ 854/2.429 đại biểu của đảng Cộng hòa và 1.429/3.933 đại biểu của đảng Dân chủ cho các ứng cử viên. 

Trong ngày bầu cử sơ bộ lớn nhất tại Mỹ, cử tri ở 15 bang (Alabama, Alaska, Arkansas, California, Colorado, Maine, Masachusetts, Minnesota, North Carolina, Oklahoma, Tennessee, Texas, Utah, Vermont và Virginia) và vùng lãnh thổ Samoa thuộc Mỹ sẽ đồng loạt tiến hành bỏ phiếu để bầu chọn ứng cử viên tổng thống và một số cuộc đua quan trọng vào quốc hội. 

Ngoài ra, kết quả bỏ phiếu kín sau cuộc họp đảng của phe Dân chủ tại bang Iowa (được tổ chức dưới hình thức bỏ phiếu qua đường bưu điện) cũng sẽ được công bố vào ngày này.

Nước Mỹ hồi hộp bước vào 'Siêu thứ Ba'- Ảnh 1.

Kết quả “Siêu thứ Ba” sẽ định hình cuộc đua vào Nhà Trắng. Ảnh: Getty

Vào tháng 12/2023, tòa án phúc thẩm bang Colorado đã ra phán quyết rằng ông Trump sẽ không thể tham gia cuộc bỏ phiếu sơ bộ lựa chọn ứng cử viên Tổng thống của đảng Cộng hòa tại bang này, do cáo buộc ông liên quan vụ tấn công hồi năm 2021 nhằm vào trụ sở Quốc hội Mỹ ở Capitol Hill.

Phán quyết nêu rõ, ông Trump không đủ tư cách giữ cương vị Tổng thống theo Điều 3 của Tu chính án thứ 14 theo Hiến pháp Mỹ. Do đó, việc giới chức Colorado đưa vị tỷ phú này trở thành ứng cử viên trong cuộc bầu cử Tổng thống sơ bộ của bang sẽ là hành vi trái luật.

Tuy nhiên, theo Reuters, trong phán quyết mới nhất, các thẩm phán kết luận rằng, chỉ Quốc hội mới có quyền thực thi điều khoản trên đối với các quan chức và các ứng cử viên liên bang.

Ngay sau phán quyết, ông Trump đã viết trên mạng xã hội X rằng đây là "chiến thắng lớn cho nước Mỹ".

Trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm nay, đường đua giữa các ứng cử viên Cộng hòa phần nào gay cấn hơn, do phần lớn các cuộc bỏ phiếu của phe Cộng hòa trong "Siêu thứ Ba" lần này áp dụng cơ chế "được ăn cả", còn phe Dân chủ sẽ phân bổ đại biểu theo tỷ lệ phiếu bầu mà mỗi ứng cử viên nhận được.

Cụ thể, "Siêu thứ Ba"sẽ quyết định liệu ứng cử viên Donald Trump có đánh bại đối thủ duy nhất còn lại là cựu Thống đốc Nam Carolina Nikki Haley để trở thành ứng cử viên của đảng Cộng hòa hay không.

Người chiến thắng sẽ đối đầu với đương kim Tổng thống Joe Biden trong cuộc bầu cử vào tháng 11/2024. Trên thực tế, cựu Tổng thống Trump đã giành chiến thắng trong mọi cuộc tranh cử, đề cử của đảng Cộng hòa kể từ đầu năm.

Thuật ngữ "Siêu thứ Ba" được sử dụng lần đầu tiên năm 1988, khi lãnh đạo đảng Cộng hòa tại các bang miền Nam nước Mỹ quyết định tổ chức bỏ phiếu trong cùng một ngày để tạo uy thế cho ứng cử viên bảo thủ mà họ ủng hộ.

Lãnh đạo cả hai đảng Cộng hòa và Dân chủ sau đó nhận ra rằng việc tổ chức sớm và đồng thời một số lượng lớn các cuộc họp đảng và bầu cử sơ bộ sẽ giúp cử tri xác định đâu là ứng cử viên tổng thống sáng giá nhất của mỗi đảng, qua đó tăng tính đoàn kết và thống nhất trong nội bộ đảng trước thềm cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11.

Trong những kỳ bầu cử tổng thống gần đây, khoảng 30-40% số đại biểu của mỗi chính đảng được phân bổ cho các ứng cử viên riêng trong "Siêu thứ Ba". Theo luật bầu cử Mỹ, một ứng cử viên cần có được sự ủng hộ của hơn 50% số đại biểu đại diện cho chính đảng của mình để chính thức trở thành ứng cử viên tổng thống của đảng.

Việc thu được kết quả tốt trong ngày "Siêu thứ Ba" thường là "liều doping" mạnh cho chiến dịch tranh cử của bất kỳ ứng cử viên tổng thống.

TÚC
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement