Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Nỗi lo đằng sau sự bùng nổ dân số tại Ấn Độ

Phân tích

29/01/2024 07:33

Vấn đề bất bình đẳng xã hội, nghèo đói, đô thị hóa và biến đổi khí hậu đang là những thách thức rất lớn đối với Ấn Độ, đất nước đã truất ngôi Trung Quốc trở thành quốc gia đông dân nhất hành tinh.

'Nhập nhằng' chuyển đổi

Hơn nửa thế kỷ trước, Thủ tướng Ấn Độ lúc bấy giờ - bà Indira Gandhi đã nói về một thách thức lớn mà các nước đang phát triển phải đối mặt: công nghiệp hóa mà không tổn hại môi trường. 

Ngày nay, nỗi lo của bà về sự cân bằng giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường đã trở thành tâm điểm các cuộc thảo luận toàn cầu về biến đổi khí hậu. Riêng tại Ấn Độ, nơi mà dân số đô thị đang bùng nổ kéo theo nhu cầu năng lượng gia tăng, giới lãnh đạo đang nỗ lực tìm cách chuyển đổi năng lượng "xanh".

Sự căng thẳng giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường là trọng tâm của các cuộc thảo luận toàn cầu về cách giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu ngày càng gia tăng.

Phát biểu tại phiên khai mạc cuộc đàm phán về khí hậu COP28 tại Dubai, Thủ tướng đương nhiệm của Ấn Độ, ông Narendra Modi cho biết tất cả các nước đang phát triển phải được chia "một phần công bằng trong ngân sách carbon toàn cầu". 

Liên Hiệp Quốc cho biết, dù Trái đất đang nóng lên nghiêm trọng, nhưng nhiều chính phủ trên thế giới vẫn kiên trì coi than, dầu và khí đốt là nguồn phát triển kinh tế, an ninh năng lượng và sức mạnh địa chính trị. 

Một trong những quốc gia đóng góp vào con số trên sẽ là Ấn Độ, nước đang đốt một lượng than và dầu ngày càng lớn để đáp ứng nhu cầu của 1,4 tỷ dân, thậm chí còn có kế hoạch tăng gấp đôi sản lượng than trong nước vào năm 2030.

Ông Siddharth Singh, Nhà phân tích đầu tư năng lượng tại IEA cho biết, để đạt được mục tiêu mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2070, Ấn Độ không nhất thiết phải trả giá bằng sự tăng trưởng. Ông Singh cho biết đã có "những dấu hiệu cho thấy mối liên hệ lỏng lẻo giữa phát triển kinh tế và lượng khí thải carbon".

Báo cáo của UNEP cho biết Ấn Độ đã thực hiện "các khoản đầu tư đáng kể và đặt ra các mục tiêu đầy tham vọng cho năng lượng tái tạo", đồng thời lưu ý rằng nền kinh tế lớn tăng trưởng nhanh nhất thế giới đã dành hơn 4 tỷ USD cho quá trình chuyển đổi năng lượng trong ngân sách quốc gia năm nay.

Các cơ quan toàn cầu khác cũng ghi nhận tham vọng ngày càng tăng của Ấn Độ trong việc theo đuổi năng lượng xanh. 

Cơ quan Năng lượng Quốc tế có trụ sở tại Paris cho biết trong một báo cáo vào tháng 10 rằng nước này đang "chuyển sang một giai đoạn năng động mới trong quá trình phát triển năng lượng được đánh dấu bằng tham vọng dài hạn về lượng phát thải ròng bằng không".

Vào năm 2021, Modi cam kết Ấn Độ sẽ đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2070, tức là vẫn muộn hơn vài thập kỷ so với các nền kinh tế phát triển.

Việc chuyển đổi ngành năng lượng của Ấn Độ, giống như hầu hết mọi thứ ở nước này, sẽ hỗn loạn và lộn xộn, nhưng nó sẽ có tác động sâu rộng đến thị trường năng lượng toàn cầu và cuộc đua hạn chế hiện tượng nóng lên toàn cầu.

IEA cho biết trong báo cáo của mình rằng nếu quốc gia này có thể đáp ứng các cam kết của mình, lượng khí thải carbon sẽ giảm hơn 40% vào năm 2050, ngay cả khi GDP của nước này tăng gấp 4 lần trong giai đoạn này.

Nỗi lo đằng sau sự bùng nổ dân số tại Ấn Độ - Ảnh 1.

Mỏ than do South Eastern Coalfields điều hành ở Chhattisgarh, Ấn Độ. Ảnh: CNN

Ấn Độ hiện đại vẫn chưa được xây dựng

Dữ liệu của IEA cho thấy Ấn Độ là quốc gia tiêu thụ năng lượng lớn thứ 3 thế giới, mặc dù mức sử dụng năng lượng và lượng khí thải bình quân đầu người thấp hơn 1/2 mức trung bình thế giới.

Điều đó có thể thay đổi nhanh chóng. Nhờ thu nhập tăng, nhu cầu năng lượng đã tăng gấp đôi kể từ năm 2000, với 80% nhu cầu vẫn được đáp ứng bởi than, dầu và sinh khối rắn. IEA cho biết trong 3 thập kỷ tới, Ấn Độ sẽ chứng kiến mức tăng trưởng nhu cầu năng lượng lớn nhất so với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới.

Điều này không có gì lạ khi Ấn Độ tăng trưởng với tốc độ ít nhất 6% mỗi năm trong vài năm tới và có thể trở thành quốc gia thứ 3 có GDP hàng năm là 10.000 tỷ USD vào năm 2035.

Khi phát triển và hiện đại hóa, dân số đô thị sẽ tăng lên, dẫn đến việc xây dựng nhà ở, văn phòng, cửa hàng và các tòa nhà khác gia tăng.

Chính phủ Thủ tướng Modi cũng đang cố gắng thúc đẩy sản xuất trong nước và điều đó đã dẫn đến sự phát triển của cơ sở hạ tầng, tức nhu cầu về than và thép tăng vọt, vốn là những nguồn phát thải carbon khổng lồ.

Singh cho biết: "Ấn Độ tăng thêm dân số đô thị tương đương với một London mỗi năm trong 30 năm tới".

Ngoài ra, việc chính phủ của Thủ tướng Modi đang cố gắng thúc đẩy sản xuất trong nước còn tạo ra sự bùng nổ trong ngành xây dựng, với nhiều công trình như đường bộ, cầu cống, cảng và đường sắt mọc lên khắp đất nước. Cơ sở hạ tầng rộng lớn như thế sẽ dẫn đến nhu cầu tăng vọt về than và thép, những nguồn phát thải carbon khổng lồ.

Nhu cầu điện cũng được dự đoán sẽ tăng vọt trong những năm tới do các yếu tố từ mức sống được cải thiện đến biến đổi khí hậu. Loại thứ hai đã gây ra những đợt nắng nóng chết người trên khắp Ấn Độ và kết quả là số lượng người sở hữu máy điều hòa không khí sẽ tăng đột biến trong những năm tới.

IEA cho biết vào năm 2050, tổng nhu cầu điện từ máy điều hòa không khí dân dụng của Ấn Độ sẽ vượt tổng mức tiêu thụ năng lượng trên toàn châu Phi hiện nay.

Than chiếm gần 70% sản lượng điện cả nước và khó có khả năng thay đổi trong thời gian tới.

Mục tiêu xanh khổng lồ

Tuy nhiên, thực tế là Ấn Độ đang phát triển vào thời điểm này trong lịch sử mang đến cho nước này một cơ hội duy nhất để không lặp lại những tội lỗi về khí hậu như các quốc gia giàu có hơn.

Nước này là một bên ký kết bất đắc dĩ đối với hiệp định khí hậu Paris vào năm 2015, khi hơn 190 quốc gia cam kết hạn chế sự gia tăng nhanh chóng của nhiệt độ toàn cầu ở mức dưới 2 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp, với mục tiêu ưu tiên là 1,5 độ.

Những cam kết đó vẫn chưa được thực hiện. Liên Hợp Quốc cảnh báo thế giới đang tiến tới mức nóng lên toàn cầu gần 3 độ, ngay cả khi các chính sách về khí hậu hiện tại được đáp ứng.

Nỗi lo đằng sau sự bùng nổ dân số tại Ấn Độ - Ảnh 2.

Nhà máy lắp ráp tấm năng lượng mặt trời của Tập đoàn Adani ở Mundra, Ấn Độ. Ảnh: CNN

Chính phủ Thủ tướng Modi đã đặt ra những mục tiêu đầy tham vọng. Họ cam kết rằng năng lượng tái tạo sẽ đáp ứng 50% nhu cầu năng lượng của Ấn Độ vào cuối thập kỷ này. Chính phủ cũng đặt mục tiêu đạt 500 GW công suất phát điện từ nhiên liệu không hóa thạch vào thời điểm đó, tăng từ khoảng 173 GW năm ngoái.

Ấn Độ đã đưa ra một chương trình thúc đẩy sản xuất trong nước trong các lĩnh vực quan trọng bao gồm mô-đun năng lượng mặt trời và pin tế bào hóa học tiên tiến. Theo IEA, nếu chương trình này thành công, Ấn Độ có thể khẳng định vị thế xuất khẩu các mô-đun năng lượng mặt trời của mình.

Đồng thời nếu có thể đáp ứng các cam kết, quốc gia này cũng sẽ đưa ra một lộ trình tăng trưởng mới, cho phép các nước đang phát triển trở nên giàu có và đồng thời trở nên xanh hơn.

Tỷ phú xanh

Những người giàu nhất Ấn Độ, bao gồm ông Mukesh Ambani và Gautam Adani, đang đầu tư hàng tỷ USD vào năng lượng sạch, mặc dù họ đã xây dựng đế chế của mình dựa trên nhiên liệu hóa thạch.

Ông Tim Buckley, Giám đốc Tổ chức Nghiên cứu Tài chính Năng lượng Khí hậu có trụ sở tại Sydney, cho biết: "Có lẽ chưa bao giờ có thời điểm nào tốt hơn bây giờ để Ấn Độ phát triển bền vững".

Có 2 lý do chính, thế giới đang chứng kiến mức đầu tư chưa từng có vào công nghệ sạch sau khi Nga tấn công Ukraina và năng lượng mặt trời ngày càng rẻ hơn.

Nỗi lo đằng sau sự bùng nổ dân số tại Ấn Độ - Ảnh 3.

Người giàu nhất Ấn Độ Mukesh Ambani đang đầu tư hàng tỷ USD vào năng lượng sạch. Ảnh: CNN

Nhưng nguồn vốn vẫn còn là một vấn đề lớn. IEA cho biết, đầu tư vào năng lượng cần tăng gần gấp 3 vào cuối thập kỷ này để Ấn Độ đi đúng quỹ đạo đạt được mục tiêu không phát thải. Chính phủ ông Modi muốn các quốc gia giàu có tài trợ khí hậu nhiều hơn nữa.

Cách đây hơn một thập kỷ, thế giới phát triển đã đồng ý chuyển ít nhất 100 tỉ USD mỗi năm cho các nước đang phát triển để hỗ trợ cả 2 trong quá trình chuyển đổi xanh và nỗ lực thích ứng với khủng hoảng khí hậu. Cam kết đó đã được tái khẳng định trong Thỏa thuận Paris 2015, nhưng mục tiêu chưa bao giờ đạt được.

Buckley cho biết: "Ấn Độ cần đảm bảo có sự thống nhất trong việc thực hiện để đạt được những mục tiêu thực sự đầy tham vọng đó". 

Ấn Độ sẽ phải đảm bảo nguồn cung và cấp nước cho 1,6 tỷ dân vào năm 2050. Nền nông nghiệp nước này đang chịu ảnh hưởng của sự nóng lên toàn cầu gây hạn hán khiến lĩnh vực nông nghiệp bị thiệt hại nặng nề, mất mùa hay làm xuất hiện những cánh đồng "chết".

Đi cùng với nắng nóng kỷ lục, Ấn Độ cũng phải chuẩn bị các biện pháp hỗ trợ, bảo vệ người dân khi đất nước sẽ phải đối mặt thường xuyên hơn với thiên tai khốc liệt như lũ lụt, các siêu bão có sức tàn phá cao.

Tài nguyên nước tại đất nước này bị suy giảm trong vài năm trở lại đây, việc tưới tiêu nông nghiệp dần làm cạn kiệt nguồn nước ngầm và nước tại các lưu vực sông. Đồng thời vấn đề ô nhiễm nước trên các con sông khiến chúng không đủ an toàn để sử dụng.

Ấn Độ giờ đây sẽ thu hút nhiều sự chú ý hơn, trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới và đóng vai trò ngày càng quan trọng trên trường quốc tế.

Điều này biến Ấn Độ như một "phòng thí nghiệm" của một thế giới đang phải đối mặt với tương lai ngày càng khó dự đoán và các quốc gia cần phải cùng nhau hợp tác, hành động, hỗ trợ và tìm kiếm các giải pháp để giảm thiểu chống biến đổi khí hậu, bất bình đẳng xã hội, vấn đề sức khỏe và nghèo đói.

(Nguồn: CNN)

TÚC
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement