Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Những chiêu thức giúp Nga 'lách' trừng phạt của phương Tây

Phân tích

07/12/2023 16:46

Cách đây đúng một năm, phương Tây đã áp giá trần 60 USD/thùng đối với dầu mỏ xuất khẩu của Nga. Tuy nhiên, biện pháp này đã mang lại ít thành công khi Nga ngày càng tìm cách giao dầu thô ở mức giá cao hơn mức áp trần.

Ngày 5/12/2022, Liên minh châu Âu (EU), Australia và Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) đã áp giá trần đối với dầu mỏ của Nga trong khuôn khổ các lệnh trừng phạt của phương Tây nhằm vào Moskva sau khi Nga tiến hành tấn công Ukraina.

Biện pháp này ban đầu mang lại thành công, nhưng sau đó không mang lại hiệu quả do Tổng thống Nga Vladimir Putin tìm được những khách hàng mới mua dầu mỏ và có những tàu chở dầu để vận chuyển.

Dầu thô của Nga gần đây được giao dịch với giá trên 80 USD/thùng sau khi Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đối tác (OPEC+), bao gồm cả Nga, đã cắt giảm sản lượng, và do lo ngại rằng cuộc chiến giữa Israel và Phong trào Hồi giáo Hamas có thể lan khắp khu vực Trung Đông nhiều dầu thô.

Những chiêu thức giúp Nga 'lách' trừng phạt của phương Tây- Ảnh 1.

Một nhân viên bảo vệ của KPT (Karachi Port Trust) canh gác phía trước tàu chở dầu thô Clyde Noble của Nga neo đậu tại cảng Karachi, Pakistan, ngày 28 tháng 6 năm 2023. Ảnh: EPA

Xuất khẩu vẫn lưu thông

Các quốc gia từng nhất trí về áp giá trần đối với dầu mỏ Nga bị cấm cung cấp các dịch vụ, như bảo hiểm, cho những lô dầu Nga được bán cao hơn với giá đã định. Theo nhà phân tích hàng hóa của UBS, ông Giovanni Staunovo, ý tưởng này là để xuất khẩu dầu thô của Nga vẫn được lưu thông để không nhấn chìm nền kinh tế thế giới, "đồng thời hạn chế giá dầu mỏ tăng cao".

Còn nhà phân tích Jorge Leon của công ty nghiên cứu Rystad Energy cho rằng các dịch vụ hàng hải châu Âu đã vận chuyển khoảng 3/4 lượng dầu thô của Nga trước khi nổ ra chiến tranh Ukraina vào tháng 2/2022. Đến tháng 6 vừa qua, con số này đã giảm xuống còn 1/3.

Nhà phân tích Leon nhận định: "Vì vậy, trong 6 tháng đầu năm nay nó thực sự phục vụ hai mục tiêu: Nga nhận được ít doanh thu từ dầu mỏ hơn và không xảy ra tình trạng gián đoạn đối với dòng dầu trên thị trường".

Tuy nhiên, theo công ty dữ liệu Argus, giá dầu thô Ural của Nga, tiêu chuẩn dầu quan trọng của Moskva, đã giao dịch ở mức cao hơn mức áp trần 60 USD/thùng trên một số tuyến hàng hải.

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết doanh thu từ xuất khẩu dầu của Nga trong tháng 9 đã tăng gần 11% lên 18,8 tỷ USD - mức cao nhất kể từ tháng 7/2022 do khối lượng và giá cả tăng. Cơ quan giám sát năng lượng có trụ sở tại Paris nói thêm rằng tất cả dầu thô của Nga được giao dịch với giá hơn 80 USD/thùng trong tháng 9.

"Hạm đội bóng tối"

Viện kinh tế KSE có trụ sở tại Kiev lưu ý: "Nga tiếp tục giảm sự phụ thuộc của nước này vào các dịch vụ hàng hải của phương Tây, đặc biệt là vận chuyển dầu thô". Đó là bởi vì việc áp giá trần của phương Tây đã khiến Nga phải xây dựng riêng "hạm đội bóng tối" phục vụ vận chuyển dầu của nước này.

Nhà phân tích Leon cho biết: "Trong năm ngoái, Nga đã tự rút khỏi các dịch vụ của châu Âu vì nước này mua tàu cũ để phục vụ hoạt động vận chuyển dầu thô của nước này - và cũng tự mua bảo hiểm. Sau đó, Nga có thể tiếp tục vận chuyển dầu thô của mình mà không bị gián đoạn".

Theo Viện KSE, khoảng 185 tàu chở dầu thuộc hạm đội bóng tối này đã rời cảng Nga vào tháng 10, vận chuyển tổng cộng khoảng 2,6 triệu thùng dầu thô xuất khẩu mỗi ngày.

Những chiêu thức giúp Nga 'lách' trừng phạt của phương Tây- Ảnh 2.

Theo dữ liệu theo dõi vệ tinh, Turba – một con tàu được cho là chở dầu mỏ của Nga – di chuyển với tốc độ khoảng 5 hải lý/giờ về hướng Singapore vào ngày 11/10/2023.

Trung Quốc và Ấn Độ đang chộp lấy những nguồn cung đó và giảm nhu cầu nhập khẩu dầu thô từ những nước khác. Các chuyên gia trong ngành cho biết việc đó đã thúc đẩy nguồn cung của phương Tây và làm giảm lo ngại về tình trạng thiếu dầu mỏ trên toàn cầu.

Nhà phân tích Stephen Innes của SPI Asset Management nhận định: "EU và Mỹ đang nhắm mắt làm ngơ trước việc dầu Nga có giá cao hơn một chút (so với giá áp trần) đang được vận chuyển đến Trung Quốc hoặc Ấn Độ vì điều đó có nghĩa là Mỹ và các nước Trung Đông sẽ xuất khẩu thêm dầu thô sang các thị trường phương Tây. 

Nhưng hiện nay thị trường đang dư thừa nguồn cung… Mỹ cho rằng đã đến lúc phải siết chặt mọi biện pháp". Do vậy, Washington đã áp đặt các biện pháp trừng phạt có mục tiêu vào tháng 10 đối với hai công ty vì vi phạm giới hạn giá trần dầu thô, khiến các nhà phân tích và nhà giao dịch dự đoán một loạt các biện pháp mới chống lại các công ty và nhà khai thác riêng lẻ. 

Tiếp đó, vào tháng 11, Mỹ cũng công bố các lệnh trừng phạt đối với hoạt động phát triển khí đốt tự nhiên hóa lỏng của Nga, được gọi là Arctic LNG 2, trong động thái trực tiếp đầu tiên chống lại khả năng xuất khẩu khí đốt của Moskva.

(Nguồn: TTXVN/AFP)

CHẤN HƯNG
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement