Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Những bài học rút ra sau 1 năm chiến sự tại Ukraina

Phân tích

15/02/2023 15:18

Tạp chí "Foreign Policy" gần đây đã có bài phân tích đáng chú ý của học giả Stephen M. Walt tổng kết sau 1 năm cuộc chiến giữa Nga và Ukraina.

Kể từ ngày 24/2/2022, khi chiến sự sắp bước sang năm thứ hai, hai bên tham chiến đã gánh chịu hơn 100.000 thương vong, tổn thất hàng nghìn xe tăng và các phương tiện bọc thép. Nền kinh tế của Ukraina bị thu hẹp khoảng 30%, cơ sở hạ tầng bị tàn phá trong khi 30% dân số phải di dời, hạ tầng điện thiệt hại tới 40% công suất.

Chưa có bên nào sẵn sàng thỏa hiệp hoặc thậm chí xem xét ngừng bắn. Cuộc chiến khắc nghiệt đã đem tới cho giới lãnh đạo và công chúng trên khắp thế giới 5 bài học quan trọng.

Những bài học rút ra sau 1 năm chiến sự tại Ukraina - Ảnh 1.

Tổng thống Putin đã tính toán sai về sức mạnh của quân đội Ukraina.

Thứ nhất, lãnh đạo rất dễ tính toán sai. Đến nay, rõ ràng là Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tính toán sai lầm về sức mạnh quân sự của Nga, sự ngoan cường của Ukraina và khả năng tìm kiếm các nguồn năng lượng thay thế của Tây Âu. 

Song phương Tây cũng tính toán sai khi coi nhẹ khả năng chiến tranh kéo dài, phóng đại hiệu quả của trừng phạt kinh tế và đánh giá thấp mức độ phản ứng của Nga trước nỗ lực đưa Ukraina vào quỹ đạo của phương Tây. Trong trường hợp này (cũng như nhiều trường hợp khác), "sương mù" chiến tranh đã che khuất tầm nhìn từ rất lâu trước khi cuộc chiến thực sự bắt đầu.

Thứ hai, các quốc gia sẽ đoàn kết chống lại sự xâm lược, bởi họ lo ngại kẻ chinh phục thành công sẽ tiếp tục chinh phục. Không ở đâu xu hướng này rõ ràng hơn quyết định của Thụy Điển và Phần Lan từ bỏ trạng thái trung lập trong hàng thập kỷ, thậm chí cả thế kỷ, để xin gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Đây là một bài học khác mà ông Putin đã bỏ qua. Ngoài việc tin rằng Ukraina sẽ sụp đổ nhanh chóng, ông dường như còn cho rằng NATO sẽ không phản ứng mạnh mẽ như họ đã làm. Thay vì đối đầu với một đối thủ yếu hơn, Nga đang tiến hành cuộc chiến chống lại một quốc gia được hỗ trợ bởi một liên minh có tổng GDP lớn hơn gần 20 lần so với Nga. 

Liên minh đó sản xuất vũ khí tinh vi nhất thế giới và đã bắt đầu từ bỏ nguồn cung năng lượng của Nga. Dù hỗ trợ bên ngoài không đảm bảo cho Ukraina chiến thắng, nhưng nó đã biến điều mà ông Putin cho là một cuộc dạo chơi thành một công việc kéo dài và không chắc chắn. Nga sẽ yếu đi rất nhiều trong tương lai bất kể chiến tranh kết thúc như thế nào.

Thứ ba, sẽ rất lâu để chiến tranh thực sự kết thúc. Putin đã sai lầm khi tin rằng cuộc chiến sẽ diễn ra nhanh chóng và ít chi phí. Nhưng khi cuộc chiến biến thành tiêu hao, mặc dù có nhiều thay đổi về vận may, nhưng không bên nào có thể tung ra một đòn hạ gục mang tính quyết định. 

Sự hỗ trợ từ bên ngoài có thể cho phép Kiev giữ vững phòng tuyến và đạt được một số bước tiến, nhưng việc hất cẳng Nga khỏi toàn bộ lãnh thổ mà nước này hiện kiểm soát có thể là điều không thể, bất kể viện trợ được gửi tới bao nhiêu. Hơn nữa, chiến tranh rất dễ leo thang, bao gồm cả việc sử dụng vũ khí hạt nhân.

Những bài học rút ra sau 1 năm chiến sự tại Ukraina - Ảnh 2.

Tổng thống Biden và người đồng cấp Zelansky.

Thứ tư, chiến tranh trao quyền cho những kẻ cực đoan, khiến việc thỏa hiệp trở nên khó khăn hơn. Liệu việc giúp kéo dài chiến tranh có thể dẫn đến một kết cục tồi tệ hơn cho Ukraina

Có một lịch sử đáng lo ngại ở đây: Sự hỗ trợ hào phóng từ bên ngoài dành cho các lực lượng địa phương ở Việt Nam, Iraq và Afghanistan đã giúp các cuộc chiến đó tiếp diễn nhưng không giúp các quốc gia ở trong trạng thái tốt khi Mỹ rút quân. Dù Mỹ và NATO không tham chiến ở Ukraina, và hòa bình hay ngừng bắn có thể vẫn là cái đích xa vời, song suy nghĩ về cách kết thúc cuộc chiến mới là có lợi cho Ukraina.

Thứ năm, chiến lược kiềm chế sẽ làm giảm nguy cơ chiến tranh. Đây là bài học quan trọng nhất, cuộc chiến Ukraina sẽ ít có khả năng xảy ra hơn nếu Mỹ áp dụng chiến lược kiềm chế bằng chính sách đối ngoại. 

Liệu các nhà hoạch định chính sách của Mỹ và phương Tây có chú ý đến những cảnh báo lặp đi lặp lại về hậu quả của việc mở rộng NATO không giới hạn, bao gồm cả lời khuyên của nhà ngoại giao George Frost Kennan hay Giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ, cựu Đại sứ Mỹ tại Nga William Burns.

Những bài học trên cho thấy vai trò của nhà lãnh đạo là rất quan trọng. Mọi chuyện sẽ diễn ra như thế nào nếu Petro Poroshenko vẫn làm Tổng thống Ukraina thay vì Volodymyr Zelensky. Liệu Poroshenko có thể tập hợp đồng bào của mình và giành được sự ủng hộ từ bên ngoài một cách hiệu quả như Zelensky không? Hoặc điều gì sẽ xảy ra nếu Donald Trump ở Nhà Trắng thay vì Joe Biden?

(Nguồn: TTXVN)

P.V (tổng hợp)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement