Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

NATO và Mỹ có thay đổi nhận thức về Trung Quốc?

Quân sự

28/09/2022 12:35

Ngày 22/9, Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg đã có cuộc gặp với Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị bên lề kỳ họp thứ 77 của Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ). Cuộc trao đổi thể hiện cam kết của Bắc Kinh đối với các mối quan hệ song phương ổn định và đối thoại toàn diện trên trường quốc tế, từ Mỹ đến NATO.

Ông Vương Nghị nói: "Với tư cách là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an LHQ, Trung Quốc sẵn sàng tiến hành đối thoại và trao đổi với NATO, đồng thời sẵn sàng cùng thúc đẩy sự phát triển lành mạnh và ổn định của quan hệ song phương".

Đề nghị của Bắc Kinh rằng NATO nên điều chỉnh lại nhận thức của họ về Trung Quốc là điều trọng tâm để hỗ trợ giải quyết các vấn đề an ninh cấp bách. Tuy nhiên, điều cần thiết là đạt đến một nhận thức cơ bản rằng ngoại giao không phải là con đường một chiều. Mỹ và NATO nên hành xử theo hướng "có đi có lại".

Hiện tại, môi trường quản trị và an ninh quốc tế gần như khá ổn định. Những thách thức leo thang đòi hỏi sự lãnh đạo chủ động, và Trung Quốc đã "nhắc nhở" Mỹ và NATO về "sự đúng đắn chính trị". Việc chuyển hướng khỏi lập trường đó là rất quan trọng bởi Mỹ và NATO đã cho thấy một mức độ nhất trí với Bắc Kinh trong nhiều vấn đề thế giới đáng quan ngại. 

NATO và Mỹ có thay đổi nhận thức về Trung Quốc? - Ảnh 1.

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg hôm thứ Năm (22/9/2022) đã thảo luận về cuộc chiến Nga - Ukraina trong cuộc hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị bên lề Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ở New York.

Nó giúp nhận ra rằng những ưu tiên đối đầu như vậy đã không đưa thế giới đến gần hơn với hòa bình. Tương tự, ở cấp độ song phương, tư duy "cuộc chơi tổng bằng 0" có thể phủ bóng viễn cảnh đạt được cam kết mang tính xây dựng với Trung Quốc về một loạt vấn đề.

Vì vậy, cam kết của Bắc Kinh với việc tôn trọng "chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của tất cả các quốc gia" - trong đó bao gồm cả Ukraina - tạo ra cơ hội cụ thể cho việc giải quyết xung đột với NATO, và tái khẳng định các nguyên tắc cơ bản của sự tôn trọng lẫn nhau đối với bất kỳ sự hợp tác lâu dài nào với Mỹ. 

Washington không nên quá lạm dụng khái niệm an ninh quốc gia và tiếp tục đưa ra chính sách sai lầm đối với Trung Quốc vì đây là công thức cho "xung đột và đối đầu", mà sẽ không giúp đáp ứng các kỳ vọng của cộng đồng thế giới.

Đối với NATO, việc mở rộng hợp tác với Bắc Kinh trong các lĩnh vực như kiểm soát vũ khí và biến đổi khí hậu để "đối phó tốt hơn" với các thách thức toàn cầu là một điều đáng hoan nghênh. Sự khao khát hợp tác của Trung Quốc vẫn không bị suy giảm, nhưng việc NATO mô tả Trung Quốc như một thách thức đối với cái gọi là lợi ích, an ninh và các giá trị của họ trên thực tế không mấy tốt đẹp. 

Trái ngược với những quan điểm tích cực của cuộc trao đổi giữa Vương Nghị và Stoltenberg, lập trường gây tranh cãi của NATO về Trung Quốc đã "cản trở sự hợp tác rất cần thiết để chống lại thông tin sai lệch", gia tăng những bất ổn toàn cầu trong một thế giới quân sự hóa và ngăn NATO đạt được "sự hiểu biết hợp lý và đúng đắn về Trung Quốc". 

Kết quả là những hiểu lầm này có nguy cơ làm xói mòn "sự hợp tác cần thiết" giữa Trung Quốc và NATO về các vấn đề liên quan đến hòa bình và ổn định của thế giới.

Sau tất cả, chính Stoltenberg đã gợi ý rằng NATO nên coi việc tăng cường quan hệ với Trung Quốc là điều vô cùng quan trọng. Lập trường đó có thể tạo ra những điều tốt đẹp, nhưng sẽ cần sự tin cậy cần thiết để Khái niệm Chiến lược và các đề xuất an ninh của liên minh được triển khai trong thực tế.

Đồng thời, thành tích của Trung Quốc đối với hòa bình thế giới phản ánh năng lực hợp tác toàn diện. Trong bài phát biểu tại trụ sở Hiệp hội châu Á ở New York, ông Vương Nghị nhắc lại những thành công của Bắc Kinh khi họ chưa bao giờ kích động xung đột, chiếm một tấc đất nào của nước ngoài hoặc khơi mào một cuộc chiến tranh ủy nhiệm.

Tương tự, các lập trường của NATO nhắc nhở về thực tế rằng Trung Quốc chưa một lần tìm kiếm một phạm vi ảnh hưởng, tham gia vào các nhóm quân sự hoặc can thiệp vào các vấn đề nội bộ của các nước.

Tất cả những điều này giúp giải tỏa mối bận tâm của chính liên minh, nhưng sự công nhận thực sự của NATO đối với những đóng góp hòa bình của Trung Quốc là quan trọng để loại bỏ xu hướng một chiều, đối địch. Hiện cần phải có một bước đi theo hướng đó để thúc đẩy điều mà Stoltenberg coi là "thái độ tích cực" của NATO trong phát triển quan hệ với Bắc Kinh. 

Ông Vương Nghị khẳng định: "Trung Quốc sẵn sàng thực hiện các hợp tác cần thiết với NATO về các vấn đề toàn cầu và đóng góp vào hòa bình và ổn định.

Trong một thế giới được quốc tế hóa sâu sắc, việc duy trì hợp tác song phương - dù là giữa Trung Quốc với Mỹ hay Trung Quốc với NATO - đòi hỏi những lựa chọn chính xác, đảm bảo lợi ích toàn cầu và sự tôn trọng cơ bản. Hành động ngược lại sẽ tạo ra sự lỏng lẻo cho các mối quan hệ chủ chốt, bao gồm cả quan hệ Mỹ-Trung, khi thế giới xứng đáng có được những gì tốt đẹp hơn vậy.

(Nguồn: TTXVN)

CHẤN HƯNG
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement