Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

NATO đang chuẩn bị gì cho Ukraina?

Quân sự

15/06/2023 20:00

Việc Ukraina mong muốn sớm gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) để nhận cam kết đảm bảo an ninh của NATO. Tuy nhiên, quốc gia này sẽ không thể gia nhập NATO chừng nào cuộc xung đột tại đây còn tiếp diễn. Trong khí đó, NATO đánh giá cuộc đối đầu tiếp tục kéo dài trong nhiều năm.

Vì sao người châu Âu né tránh các cam kết?

Tại cuộc gặp giữa Tổng thống Pháp Emmanuel Macron với Thủ tướng Đức Olaf Scholz và Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda tại thủ đô Paris, các nhà lãnh đạo đã thảo luận về quá trình chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh NATO ở Vilnius, nơi mà Kiev mong đợi sẽ có một cam kết bằng văn bản về việc gia nhập liên minh và đảm bảo an ninh cũng như các nguồn cung cấp vũ khí mới đối cho Ukraina.

Các nguyên thủ quốc gia tái khẳng định sẽ ủng hộ Kiev đến cùng. Đồng thời, theo Tổng thống Emmanuel Macron, cuộc phản công của Lực lượng Vũ trang Ukraina sẽ tiếp tục trong vài tuần hoặc thậm chí vài tháng. 

Còn Thủ tướng Đức Scholz tin chắc rằng cuối cùng Moskva sẽ nhận ra thất bại, sẽ rút quân khỏi các vùng lãnh thổ mà ông coi là của Ukraina và bắt đầu đàm phán vì một "hòa bình công bằng".

Cũng tại cuộc gặp này, Tổng thống Ba Lan Duda là người cấp tiến nhất khi nói rằng kết quả của chiến dịch quân sự đặc biệt phải là sự hủy diệt của "chủ nghĩa đế quốc Nga". Ngoài ra, ông Duda cũng kêu gọi các nước NATO tăng chi tiêu quốc phòng lên mức 2% GDP để bảo vệ châu Âu trước nguy cơ xung đột mới.

Tuy nhiên, các lãnh đạo EU vẫn chưa thể thống nhất ý kiến về cách tiếp cận vấn đề đảm bảo an ninh cho Ukraina. Ông Scholz cho biết Đức, Pháp và các đồng minh khác của Mỹ đang tranh luận về vấn đề này. Ông Duda nhấn mạnh mọi thứ nên được quyết định tại Hội nghị thượng đỉnh NATO ở Vilnius. 

NATO đang chuẩn bị gì cho Ukraina? - Ảnh 1.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin, bên trái, chào đón Bộ trưởng Quốc phòng Ukraina Oleksiy Reznikov trong cuộc gặp bên lề cuộc họp của các bộ trưởng quốc phòng NATO tại trụ sở NATO ở Brussels, ngày 15/6/2023. Các bộ trưởng quốc phòng NATO sẽ họp hai ngày để thảo luận về sự hỗ trợ của họ đối với Ukraina và các cách để tăng cường khả năng phòng thủ của các đồng minh sườn phía Đông gần Nga. Ảnh: AP

Nhưng, như tờ Politico chỉ ra, mục tiêu này khó có thể đạt được. Politico dẫn đánh giá của một cán bộ ngoại giao Pháp cho biết sự thất bại trong chính sách ngoại giao của phương Tây sẽ là một món quà dành cho Nga.

Phó Chánh Văn phòng Tổng thống Ukraina Igor Zhovkva cho biết 20 quốc gia NATO đã ghi nhận sự ủng hộ đối với tư cách thành viên của Ukraina trong liên minh. Nhưng, 11 thành viên NATO đã không ký vào tuyên bố tương ứng đã được công bố hôm 1/6 tại Hội nghị thượng đỉnh của Cộng đồng Chính trị châu Âu ở Moldova, trong đó có các nước bỏ phiếu trắng là Đức và Mỹ bởi hai nước này cho rằng Kiev trước tiên phải chấm dứt chiến sự và giải quyết các vấn đề lãnh thổ.

Trong cuộc phỏng vấn với tờ European Pravda, Trợ lý Tổng Thư ký NATO, nhà ngoại giao Latvia Baiba Braže, đã khuyên Ukraina "không nên tập trung vào những lời hứa bằng văn bản". 

Liên minh đang tích cực viện trợ vũ khí và lương thực cho Kiev. Bà Braže nhắc lại năm 2008 các thành viên NATO đã đồng ý để Ukraina gia nhập liên minh, điều này chắc chắn sẽ xảy ra nhưng chỉ sau chiến tranh kết thúc.

Chiến tranh và hòa bình

Trong khi đó, NATO khởi động cuộc tập trận không quân Air Defender 23 vốn được NATO lên kế hoạch từ năm 2018. Air Defender 23 do Đức chủ trì đã bắt đầu vào ngày 12/6, kéo dài 10 ngày trong không phận của Đức, Cộng hòa Séc, Hà Lan, Latvia, Litva và Estonia. Cuộc diễn tập huy động khoảng 250 máy bay chiến đấu, bao gồm máy bay chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 F-35, và 10.000 binh sĩ từ 25 quốc gia.

Theo kịch bản của cuộc tập trận, một trong các quốc gia thành viên bị tấn công và NATO kích hoạt Điều 5 trong Hiến chương quy định về nguyên tắc phòng thủ tập thể. Dù cuộc diễn tập Air Defender được NATO lên kế hoạch vào năm 2018 để phản ứng đối với việc Crimea sáp nhập vào Liên bang Nga nhưng giới lãnh đạo Đức đã tránh một câu trả lời trực tiếp cho câu hỏi: ai là kẻ thù giả định.

NATO đang chuẩn bị gì cho Ukraina? - Ảnh 2.

Các binh sĩ Ukraina chuẩn bị bắn lựu đạn phóng tên lửa vào các vị trí của Nga ở tiền tuyến gần Bakhmut ở vùng Donetsk vào ngày 22/5/2023. Các nhà phân tích cho rằng Moscow đã học được từ những sai lầm của mình cho đến nay ở Ukraina và đã cải tiến vũ khí và kỹ năng của mình. Ảnh: AP

Tuy nhiên, cuối cùng, Đại sứ Mỹ tại Đức Amy Gutmann đã giải thích mọi việc: "Tôi sẽ khá ngạc nhiên nếu có bất kỳ nhà lãnh đạo nào trên thế giới lại không lưu ý đến những thông điệp về tinh thần và sức mạnh của liên minh mà cuộc tập trận này thể hiện, bao gồm cả ông Putin".

Ngoài các thành viên NATO, Nhật Bản cũng tham gia tập trận. Trong bối cảnh đó, Chiến dịch quốc tế nhằm loại bỏ vũ khí hạt nhân (International Campaign to Abolish Nuclear Weapons - ICAN) cho thấy, Mỹ bí mật triển khai 150 quả bom hạt nhân tại các căn cứ không quân ở Bỉ, Đức, Italy, Hà Lan và Thổ Nhĩ Kỳ. 

Và theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), tổng số đầu đạn hạt nhân sẵn sàng sử dụng đã lên tới con số 2.000. Hầu hết trong số đó là vũ khí hạt nhân của Mỹ và Nga.

Mong muốn và khả năng

Trả lời phỏng vấn hãng thông tấn Sputnik, một số chuyên gia cho biết không phải ngẫu nhiên mà cuộc đàm phán ở Paris lại trùng với cuộc tập trận trên không lớn chưa từng có của NATO. Các nhà lãnh đạo của EU có thể nói bất cứ điều gì, nhưng trên thực tế, họ sẽ từ chối đảm bảo an ninh cho Ukraina vì điều này khiến bản thân họ có thể bị đe dọa.

Ông Vladimir Zharikhin, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược của Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG), cho biết: "Người châu Âu không muốn chịu trách nhiệm về những gì Kiev đang làm theo sự sai khiến của Washington. Nếu Paris và Berlin có thể ảnh hưởng đến tiến trình chiến sự hoặc quá trình đàm phán, thì vấn đề đảm bảo an ninh sẽ không quá đau đớn. Nhưng, trong giai đoạn hiện nay, chỉ có Ba Lan, quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi Mỹ, đồng ý với mọi thứ". 

Cuộc tập trận không quân, được gọi là Air Defender, diễn ra khi giao tranh leo thang ngay ngưỡng cửa của liên minh ở Ukraina. Video: NYT

Theo ông Zharikhin, những đảm bảo bằng văn bản sẽ trở thành ràng buộc đối với châu Âu. Không có cơ chế điều phối các quyết định - chỉ có nghĩa vụ đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của Kiev.

Chuyên gia tại Đại học Tài chính trực thuộc Chính phủ Liên bang Nga Denis Denisov cho rằng nguyên nhân chính của vấn đề này không chỉ là việc đảm bảo an ninh, mà còn là mong muốn của Ukraina gia nhập NATO càng sớm càng tốt. 

Ông Denis Denisov nhấn mạnh: "Các đối tác phương Tây sẽ không đồng ý vì họ không hiểu cách áp dụng Điều 5 trong Hiến chương NATO. Về trách nhiệm đối với an ninh, các thông số của an ninh thay đổi theo thời gian. Ví dụ, trước chiến dịch quân sự đặc biệt, các đồng minh của Kiev đã nói về vũ khí phi sát thương và viện trợ nhân đạo, và bây giờ họ đang cung cấp tên lửa tầm xa".

Trong khi đó, một mặt, các nhà lãnh đạo châu Âu bày tỏ sẵn sàng để Ukraina gia nhập NATO sau khi kết thúc xung đột với Nga, mặt khác thừa nhận cuộc xung đột có thể kéo dài mấy thập kỷ, không đem lại kết quả rõ ràng.

(Nguồn: TTXVN/Sputnik)

CHẤN HƯNG
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement