Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Khả năng NATO trực tiếp tham chiến ở Ukraina?

Quân sự

08/06/2023 13:07

Cựu Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Anders Fogh Rasmussen cho biết, quân đội khối này có thể tham gia trực tiếp vào cuộc xung đột ở Ukraina.

Trong cuộc trao đổi với báo The Guardian của Anh ngày 7/6, ông Rasmussen nói: "Nhóm các nước NATO có thể muốn gửi quân đến Ukraina nếu các quốc gia thành viên, kể cả Mỹ, không cung cấp cho Kiev những đảm bảo an ninh thực sự tại hội nghị thượng đỉnh của liên minh ở Vilnius". 

Ông Rasmussen cũng nói thêm rằng nếu Ukraina "không thu được gì ở Vilnius" thì các nước vùng Baltic và Ba Lan có thể tập hợp một "liên minh thiện chí" để gửi quân đến giúp Kiev.

Trước đó, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết vấn đề an ninh của Ukraina sẽ được đặt lên hàng đầu tại hội nghị thượng đỉnh ở Vilnius, nhưng những đảm bảo đầy đủ chỉ được đảm bảo đối với các thành viên đầy đủ của khối.

Khả năng NATO trực tiếp tham chiến ở Ukraina? - Ảnh 1.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy (phải) và Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg (trái) bắt tay trong cuộc họp báo chung sau cuộc gặp của họ ở Kyiv, Ukraina, ngày 20/4/2023.

Trong khi đó, tại một cuộc họp quốc tế của các đại diện cấp cao phụ trách các vấn đề an ninh diễn ra ở khu vực Moscow vào tháng trước, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov nói: "Về mặt luật pháp, các nước NATO liên quan trực tiếp đến cuộc xung đột cùng phe với Kiev. Một đường lối vô trách nhiệm như vậy làm gia tăng đáng kể nguy cơ xảy ra xung đột quân sự trực tiếp giữa các cường quốc hạt nhân". 

Nhà ngoại giao hàng đầu của Nga cho biết thêm, Moscow đã kêu gọi Mỹ và EU từ bỏ các quyết định vũ lực đơn phương nhằm giảm căng thẳng trên thế giới.

"Vì lợi ích của việc giảm căng thẳng quốc tế, chúng tôi kêu gọi Washington và Brussels từ bỏ các quyết định đơn phương, từ bỏ các nỗ lực gạt Liên Hợp Quốc ra bên lề và tạo ra các cấu trúc gồm một thành phần hạn chế bên ngoài không có tính hợp pháp", ông Lavrov nhấn mạnh.

Ông nói thêm rằng Lầu Năm Góc đã bắt đầu xây dựng các phòng thí nghiệm vi sinh để tạo ra các thành phần của vũ khí sinh học, bao gồm dọc theo chu vi biên giới của Nga.

"Dưới vỏ bọc cung cấp hỗ trợ vệ sinh và dịch tễ học, Lầu Năm Góc đã bắt đầu xây dựng và hiện đại hóa các phòng thí nghiệm vi sinh để phát triển các thành phần vũ khí sinh học, bao gồm dọc theo vành đai biên giới của Nga và Trung Quốc", ông Lavrov tuyên bố.

Nhà ngoại giao hàng đầu của Nga cũng cảnh báo chống lại việc quân sự hóa không gian bên ngoài.

"Giống như đại đa số các quốc gia, chúng tôi kêu gọi chỉ sử dụng cơ sở hạ tầng không gian dân sự cho các mục đích đã tuyên bố phù hợp với các điều khoản của Hiệp ước ngoài vũ trụ năm 1967", ông Lavrov nói thêm.

Đó là lý do Nga cho rằng việc Mỹ và các nước khác sử dụng vệ tinh thương mại cho mục đích quân sự là rất nguy hiểm.

"Chúng tôi coi việc Mỹ và các đồng minh sử dụng vệ tinh thương mại cho mục đích quân sự, can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia và cho các hoạt động lật đổ khác là một xu hướng cực kỳ nguy hiểm", ông Lavrov nhấn mạnh.

(Nguồn: TTXVN/Sputnik)

P.V (tổng hợp)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement