Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Mỹ đã 'lừa' châu Âu ở cuộc chiến Ukraina?

Phân tích

20/10/2022 12:35

Trong bối cảnh cuộc chiến ở Ukraina vẫn chưa có hồi kết, EU đang kiệt quệ về tài chính với cuộc xung đột kéo dài ở ngay trước thềm nhà. Trong khi đó Mỹ vừa rảnh tay quan sát, vừa kiếm được các nguồn lợi nhuận khổng lồ. Cuộc chiến càng kéo dài, phí tổn mà châu Âu gánh chịu ngày càng lớn.
news

Một điều chắc chắn rằng đây không phải lần đầu tiên Washington "lừa" cộng đồng quốc tế sa lầy vào một cuộc chiến. Người ta hẳn vẫn nhớ Colin Powell đã từng đại diện Washington mang đến Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) với một cặp tài liệu tình báo giả để kích động Chiến tranh Iraq. Tại thời điểm đó, Pháp và Đức đã thành lập liên minh và gay gắt phản đối nhằm ngăn chặn cuộc chiến.

Lần này, các nhà chỉ trích cho rằng hai quốc gia này đã nhanh chóng nhượng bộ, và cùng với EU, trở thành các nước ủy nhiệm của Mỹ mà không hề hay biết. Trước khi cuộc xung đột bùng phát ngay ngưỡng cửa châu Âu hồi tháng 2, Nga đã thường xuyên cáo buộc Mỹ cố tình tạo ra một kịch bản nhằm lôi kéo Moskva tham chiến và cố tình phớt lờ những lo ngại an ninh của Nga về Ukraina.

Lầu Năm Góc dẫn đầu việc huy động quân đội và vũ khí của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tới sát biên giới Nga, và châu Âu đã lặng lẽ làm theo. Những lo ngại về an ninh mà Điện Kremlin bày tỏ trước đó đã bị Washington bỏ qua dù nhiều chuyên gia khẳng định những lo ngại này là chính đáng.

Câu hỏi cần được đặt ra sau 8 tháng là: Tại sao người ta không gửi các phái đoàn hòa bình đến Nga và Ukraina thay vì các gói hỗ trợ vũ khí? Câu trả lời là nền kinh tế Mỹ đã sụp đổ hậu đại dịch COVID-19 và giờ đang phát triển trở lại nhờ nguồn lợi từ cuộc chiến. Mỹ từ lâu đã "nổi danh" với khả năng kiếm tiền từ việc tiến hành hoặc kích động các cuộc chiến tranh.

Mỹ đã 'lừa' châu Âu ở cuộc chiến Ukraina? - Ảnh 1.

EU đã quá ngây thơ trước nước cờ Ukraina của Mỹ?

Những người phải trả giá lần này là các quốc gia châu Âu khi Lục địa già đang rơi vào tình trạng suy thoái và các hộ gia đình bình thường thậm chí phải chật vật sinh sống. 

Theo "Politico", EU không thể bồi hoàn cho toàn bộ các nước thành viên từng gửi vũ khí đến Ukraina. Thậm chí có tin còn cho rằng Brussels chưa gửi khoản thanh toán đầu tiên. "Politico" dẫn lời các nhà ngoại giao cho biết EU ước tính có thể trang trải khoảng 85% chi phí, nhưng do có quá nhiều khoản yêu cầu thanh toán nên khối đã phải điều chỉnh con số này xuống 46%.

Điều này được cho là đã khiến Ba Lan tức giận, bởi Vácsava là một trong những nhà xuất khẩu vũ khí lớn nhất của EU sang Ukraina và là nước đi đầu trong các yêu cầu bồi hoàn. Kế hoạch của EU và những đòi hỏi "chưa thấy khả thi" đang đe dọa ảnh hưởng đến uy tín của EU.

Brussels lập luận rằng khác giai đoạn Chiến tranh Iraq, vào những thời điểm như hiện tại, các đồng minh phương Tây cần phải hỗ trợ Mỹ. Các đồng minh mà Brussels nhắc đến chính xác là những nước nào? Người dân châu Âu đang phải vật lộn để sưởi ấm nhà của mình vào mùa Đông này vì cuộc chiến ở Ukraina. Yêu cầu của Pháp và Đức về nguồn cung khí đốt từ Mỹ để giảm bớt khủng hoảng ở các quốc gia "đồng minh" đã bị Washington đáp lại với mức giá "trên trời".

Rõ ràng, Mỹ đang kiếm được lợi nhuận "khủng" từ việc bán khí đốt. Tập đoàn dầu mỏ Chevron của Mỹ, cũng là nhà sản xuất khí đốt tự nhiên toàn cầu lớn, dự kiến sẽ đạt mức xuất khẩu kỷ lục sang châu Âu.

Colin Parfitt, người giám sát các hoạt động vận chuyển, đường ống, cung ứng và kinh doanh của Chevron, nói: "Chúng tôi nhận thấy nhu cầu của khách hàng châu Âu tăng mạnh, do đó chúng tôi đang thích nghi với điều đó". Parfitt nhấn mạnh châu Âu sẽ không "quay trở lại nguồn hàng của Nga như trước đây".

Mỹ đã 'lừa' châu Âu ở cuộc chiến Ukraina? - Ảnh 2.

Nguồn: Insider

Nói cách khác, Mỹ đã đạt được mong muốn lâu dài là thay thế các dòng chảy khí đốt của Nga sang châu Âu bằng các kho dự trữ khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG). Suốt nhiều năm, Washington đã yêu cầu châu Âu dứt bỏ khỏi khí đốt của Nga và cuộc chiến Ukraina đã đáp ứng yêu cầu này, đó là còn chưa kể tới các lệnh trừng phạt đối với đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 2 của Nga tới Đức.

Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng, Mỹ đã trở thành nhà xuất khẩu LNG hàng đầu trong nửa đầu năm 2022 do lượng cung ứng tăng lên cho châu Âu trong bối cảnh cuộc khủng hoảng Ukraina. Xuất khẩu tăng lên mức trung bình 11,2 tỷ feet khối (khoảng 317,2 triệu m3) mỗi ngày so với nửa cuối năm 2021.

Thực tế là châu Âu không có lựa chọn nào khác ngoài việc mua năng lượng của Mỹ khi Washington áp đặt các lệnh trừng phạt đối với các cường quốc sản xuất khí đốt khác. Song tại sao Mỹ lại bán với giá "trên trời" cho các "đồng minh" của mình? Câu trả lời là các chính trị gia, những hãng năng lượng và cả các nhà sản xuất vũ khí Mỹ không thực sự quan tâm đến châu Âu.

Các quan chức cấp cao tại Pháp và Đức chỉ trích Mỹ bán LNG quá đắt, lợi dụng cuộc chiến ở Ukraina và khủng hoảng năng lượng để kiếm lợi và khiến châu Âu lệ thuộc vào khí đốt của Mỹ. Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Mair gần đây cho rằng không nên để Mỹ thống trị thị trường năng lượng trong khi các "đồng minh" của nước này ở châu Âu đang phải gánh chịu hậu quả từ cuộc xung đột Ukraina

Ông cũng cho rằng việc Mỹ bán LNG với giá cao hơn "gấp 4 lần" so với giá mà các công ty ở Mỹ phải trả là không thể chấp nhận được. Bộ trưởng Bruno Le Mair cũng kêu gọi thiết lập một mối quan hệ cân bằng giữa Mỹ và châu Âu.

Trong khi đó, Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck chỉ trích các công ty LNG của Mỹ "hét" giá khí đốt tại thời điểm nền kinh tế lớn nhất châu Âu đang gặp khó khăn trong việc cân bằng các nhu cầu về năng lượng mà không có nguồn cung từ Nga. 

Ông cũng nhắc lại việc Mỹ đã quay sang EU trước đây khi giá dầu thô tăng chóng mặt, và châu Âu đã mở các kho dự trữ quốc gia để hạ giá thị trường. Trong bối cảnh EU chìm vào khủng hoảng, với một "người bạn" như Mỹ, liệu ai còn cần kẻ thù?

Mỹ đã 'lừa' châu Âu ở cuộc chiến Ukraina? - Ảnh 3.

Mục đích của Mỹ ở Ukraina được cho là kiềm chế Nga, chứ không hẳn vì người dân Ukraina?

Các nhà sản xuất vũ khí của Mỹ cũng đang kiếm được các khoản lợi nhuận lớn khi liên tục vận chuyển vũ khí đến khu vực chiến sự ở Đông Âu.

Trước cuộc chiến, Tổng thống Putin đã nói rằng Nga cần phải tự bảo vệ mình trước một nước Mỹ hiếu chiến và thù địch. Theo Putin, Washington không quá quan tâm đến an ninh của Ukraina, mà quan tâm đến việc kiềm chế Nga. 

Ông Putin từng nhấn mạnh: "Xét ở góc độ này, Ukraina chỉ là một công cụ để (Mỹ) đạt được mục tiêu. Điều này có thể được thực hiện theo nhiều cách bằng cách kéo chúng ta vào một cuộc xung đột vũ trang và với sự giúp đỡ của các đồng minh ở châu Âu, để tung ra các lệnh trừng phạt khắc nghiệt mà họ đang thảo luận ở Mỹ",

Người dân châu Âu đã cảm nhận được hậu quả của cuộc xung đột, và họ thể hiện quan điểm bằng các cuộc biểu tình, đình công và bỏ phiếu chống chính quyền trên khắp châu lục. Cuộc chiến càng khoét sâu những phí tổn mà công chúng châu Âu không thể chi trả, và càng làm mất hy vọng về bất kỳ sự bình thường hóa nào ở châu Âu sau đại dịch COVID-19 cũng như sự thống nhất của lục địa này.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng trong dư luận châu Âu đang xuất hiện ngày một rõ nét hơn sự phân cực về việc liệu hỗ trợ Mỹ kích động cuộc khủng hoảng Ukraina rốt cuộc có đáng hay không?

(Nguồn: TTXVN)

CHẤN HƯNG
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement