Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Ai đứng đằng sau vụ rò rỉ khí đốt ở Biển Baltic?

Phân tích

01/10/2022 06:19

Các chính trị gia ở châu Âu và Mỹ đã đổ lỗi cho Nga về các vụ rò rỉ khí đốt gần đây được phát hiện trong các đường ống dẫn ở Biển Baltic. Tuy nhiên, hiện bằng chứng để chứng minh cho điều này vẫn chưa rõ rang.

Cơ quan Năng lượng Đan Mạch cho biết, họ đã tìm thấy hai lỗ rò rỉ của đường ống Nord Stream 1 ở phía Đông Bắc đảo Bornholm trong tuần này và một lỗ thứ ba và thứ tư của đường ống Nord Stream 2 ở vùng biển Thụy Điển, nằm ở phía Đông Nam của đảo này.

Cơ quan này cho biết: "Đây không phải là những vết nứt nhỏ mà là những lỗ hổng thực sự lớn".

Trong khi đó, Trung tâm Địa chấn Quốc gia Thụy Điển cho biết đã phát hiện hai vụ nổ ở biển Baltic.

Các lỗ rò rỉ đã đẩy khí tự nhiên lên mặt biển và nhà chức trách đã thiết lập một khu vực cấm tàu thuyền qua lại dài 8 km xung quanh đảo Bornholm. Ngoài ra, các chuyến bay dưới 1.000 mét trong khu vực cũng bị cấm.

Phương Tây đổ lỗi cho Nga

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula Von der Leyen gọi các vụ rò rỉ là "phá hoại", trong khi Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen cho rằng chúng là "hành động có chủ ý".

Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki cho biết, những vụ rò rỉ "có thể đánh dấu bước leo thang tiếp theo của tình hình ở Ukraina". Trong khi đó, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken đã nói chuyện với Ngoại trưởng Đan Mạch Jeppe Kofod về "vụ phá hoại rõ ràng".

Ai đứng đằng sau vụ rò rỉ khí đốt ở Biển Baltic? - Ảnh 1.

Các nước phương Tây và Nga đổ lỗi cho Nga trong vụ rò rỉ.

Ở một diễn biến liên quan, Phần Lan đang đàm phán khẩn cấp với bốn trong tám quốc gia khu vực Biển Baltic về vụ rò rỉ, Bộ trưởng Ngoại giao Phần Lan, Pekka Haavisto, nói: "Không thể loại trừ hành vi phá hoại, nhưng điều này cần được điều tra như một vấn đề hình sự".

"Thời điểm Ba Lan công bố đường ống Baltic Pipe [bơm khí đốt của Na Uy qua Đan Mạch đến Ba Lan] về sự cố rò rỉ là một lời nhắc nhở - nếu nó được thực hiện có chủ đích - về việc chúng ta cần phải cẩn thận như thế nào và chúng ta dễ bị tổn thương như thế nào", ông nói thêm trong phát biểu bên lề một hội nghị của Ủy ban châu Âu tại thị trấn Lappeenranta, miền đông Phần Lan, cách biên giới Nga 30 km và cách đầu đường ống Nord Stream của Nga ở Vyborg khoảng 60 km.

Trong khi đó, ông Konrad Helmut Arz von Straussenburg, Đại sứ của Đức tại Phần Lan, nói rằng không nên kết luận ngay lập tức. Ông nói: "Có thể là đường ống bị hỏng hoàn toàn, hoặc một phần. Chúng ta chưa biết. Cần có những xem xét hợp lý và cái đầu lạnh".

Thứ trưởng Ngoại giao Ba Lan, Marcin Przydacz, cho biết: "Đáng buồn là đối tác phía Đông của chúng tôi đang liên tục theo đuổi một đường lối chính trị thiếu tích cực. Nếu họ có khả năng tiến hành một cuộc quân sự gây hấn ở Ukraina, thì rõ ràng là không thể loại trừ các hành động khiêu khích ở Tây Âu."

Chưa có bằng chứng rõ ràng

Một số chuyên gia cũng đổ lỗi cho Nga về vụ rò rỉ, nhưng không ai có bất kỳ bằng chứng nào cho đến nay. Và có thể nó sẽ không bao giờ có.

Anna Mikulska, một chuyên gia năng lượng tại Đại học Rice, Hoa Kỳ, nói: "Phá hoại tất nhiên bị nghi ngờ vì tất cả các bằng chứng đều hướng đến điều đó. Và hầu hết các phân tích đều chỉ ra nó đến từ Nga".

Theo Grzegorz Poznanski, Tổng giám đốc Ban thư ký thường trực của Hội đồng các quốc gia biển Baltic (CBSS), hỗn loạn có thể là một yếu tố khiến Nga làm điều này. Ông nói: "Đây tất nhiên có thể là một cách khác để Nga tiến hành một cuộc chiến tranh hỗn hợp".

Mikulska đồng ý với điều này và cho rằng đây có thể là một động thái gây ra sự hỗn loạn và không chắc chắn vào thời điểm thị trường khí đốt châu Âu trầm lắng một chút sau khi các kho dự trữ đã lên mức cao hơn dự kiến trước mùa Đông.

Ai đứng đằng sau vụ rò rỉ khí đốt ở Biển Baltic? - Ảnh 2.

Các vị trí xuất hiện dấu vết rò rỉ.

Các đường ống dẫn khí đốt thuộc sở hữu của một công ty tên là Nord Stream AG, phần lớn cổ phần trong số đó nằm trong tay công ty nhà nước Nga Gazprom. Nga tuyên bố họ không thể sửa chữa các đường ống do các lệnh trừng phạt mặc dù Đức cho biết các lệnh trừng phạt hiện có không ảnh hưởng đến hoạt động sửa chữa đường ống.

Trung tâm nghiên cứu địa chất Đức GFZ cho biết, các đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 1 và 2 giảm áp suất mạnh, trùng với thời điểm xảy ra sự cố rò rỉ xảy ra. Ngoài ra, các chuyên gia cũng nghi ngờ có bàn tay của Nga do sự cố này cũng xảy ra cùng với thời điểm Ba Lan triển khai đường ống dẫn khí Baltic Pipe nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga.

"Sự cố vỡ đường ống dẫn khí đốt là cực kỳ hiếm", nhà chức trách Đan Mạch cho biết trong một tuyên bố.

Nord Stream 1 và 2 chạy từ Nga đến Đức ở độ sâu 70-90 mét. Ống thép có thành 4,1 cm và được tráng bằng bê tông cốt thép dày tới 11 cm.

"Nó rất chắc chắn", Joanna Przedrzymirska, Phó giám đốc Viện Đại dương của Học viện Khoa học Ba Lan, nói.

Hoa Kỳ hoặc Ukraina có thể đứng sau nó?

Arnold Dupuy, Giám đốc tổ chức khoa học và công nghệ STO của NATO, cho biết vụ việc có thể do một nhóm chống Điện Kremlin từ Ukraina thực hiện.

Trong khi đó, Radoslaw Sikorski, một thành viên của quốc hội Ba Lan, gợi ý rằng Mỹ có thể đã cố tình gây ra thiệt hại khi đăng dòng tweet "Cảm ơn nước Mỹ" bên cạnh hình ảnh bề mặt biển Baltic.

Chuyên gia năng lượng Mikulska nói thêm: "Có vẻ như không ai thực sự được hưởng lợi từ chúng, vì cả hai đường ống cuối cùng cung cấp khí đốt cho châu Âu, trong khi chi phí môi trường của sự việc này thực sự khủng khiếp".

"Tuy nhiên, việc không thể sử dụng Nord Stream gần như 'ổn định' tình hình của Đức, trên thực tế, không phải một điều tốt, nhưng ít nhất, nó cho thấy nước Đức thực sự đứng ở đâu", Rice lập luận.

Trong khi đó, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov đã kêu gọi một cuộc điều tra nhanh chóng, mô tả những rò rỉ là "rất đáng lo ngại" và nói rằng "không có lựa chọn nào có thể bị loại trừ ngay bây giờ", bao gồm cả việc phá hoại.

HẢI MINH
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement