13/10/2022 07:31
Cuộc chiến ở Ukraina có phải là nguyên 'gốc rễ' gây ra cuộc khủng hoảng khí đốt ở châu Âu?
Theo một số chuyên gia, việc châu Âu rơi vào cuộc khủng hoảng năng lượng một phần là do sự "kêu ngạo chính trị" và thiếu chuẩn bị cho một nguồn năng lượng thay thế trong thời gian dài và cuộc chiến ở Ukraina đã đẩy nó lên đỉnh điểm chứ không phải là gốc rễ của vấn đề.
Quyết định cắt giảm sản lượng dầu thô của OPEC + đã khiến các nhà hoạch định chính sách của EU và Mỹ phải đối mặt với một mùa Đông thiếu năng lượng, giá cả tăng cao và tăng trưởng chậm lại.
Giá một thùng dầu thô Brent ở châu Âu có giá khoảng 94 USD (95 euro) trong tuần này, sau khi tăng 4% lên mức cao nhất trong 5 tuần là 98 USD/ thùng vào tuần trước sau khi OPEC + (OPEC cùng với một số nhà sản xuất dầu khác do Nga dẫn đầu) đã đã đồng ý cắt giảm sản lượng 2 triệu thùng mỗi ngày, khoảng 2% nguồn cung toàn cầu, kể từ tháng 11.
Hôm thứ Ba, Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết sẽ có "hậu quả '' đối với Saudi Arabia sau động thái cắt giảm sản lượng của liên minh do Riyadh dẫn đầu. Các quan chức Hạ viện Mỹ cho biết chính quyền sẽ đánh giá lại mối quan hệ với quốc gia giàu dầu mỏ này.
Việc cắt giảm được OPEC + đưa ra sẽ khiến cho tăng trưởng của EU chậm lại do giá năng lượng cao hơn, cộng với những lo ngại suy thoái.
Tờ báo kinh doanh Đức Handelsblatt nhận xét: "Điều này cho thấy cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu đang đe dọa leo thang thành một cuộc chiến giá cả toàn cầu, đồng thời gợi ý rằng châu Âu và Mỹ nên chống lại OPEC +, các đối tác và các nhà nhập khẩu dầu lớn như Trung Quốc và Ấn Độ.
Giá dầu đã giảm từ mức cao lên đến 130 USD/thùng vào mùa Hè khi các quốc gia phương Tây lần đầu tiên áp đặt các lệnh trừng phạt đối với dầu Nga, hầu hết các nhà quan sát cho rằng giá dầu sẽ xuống dưới 100 USD trong 12 tháng tới.
Đối với khí đốt, tiêu chuẩn châu Âu đã tăng lên mức cao kỷ lục là 337 USD cho mỗi megawatt-giờ (MWh) vào đầu năm sau. Giá khí đốt có liên quan trực tiếp đến giá điện, vì vậy nếu chúng ở mức cao, giá điện sẽ tăng theo. Ủy ban Châu Âu đã công bố những cải cách đối với thị trường điện và sẽ có sự tách biệt giữa giá khí đốt và giá điện, nhưng thời gian thực hiện điều đó không rõ ràng.
Công ty năng lượng khổng lồ Gazprom do Điện Kremlin kiểm soát cho biết, giá khí đốt tự nhiên của châu Âu có thể tăng thêm 60% trong mùa Đông này. Để trả đũa các lệnh trừng phạt sau khi Nga tấn công Ukraina, Moscow đã cắt giảm dòng khí đốt tự nhiên đến châu Âu qua đường ống Nord Stream 1 xuống 20% và điều này đã khiến giá tăng vọt.
Giá năng lượng tăng trong năm qua – tăng 60% đối với dầu và 400% đối với khí đốt tự nhiên - được thúc đẩy bởi nhu cầu tăng cao khi đại dịch cCovid-19 hạ nhiệt và nguồn cung giảm do cuộc chiến của Nga ở Ukraina.
Có ba yếu tố dẫn đến việc giá năng lượng bị đẩy lên cao là:
Thứ nhất là việc OPEC cắt giảm sản lượng (khối này cùng với các đối tác đã cung cấp khoảng 40% lượng dầu tiêu thụ trên toàn thế giới). Thứ hai là sản lượng của Cục Dự trữ Dầu mỏ Chiến lược Mỹ bị cắt giảm. Và thứ ba, nguồn cung của Nga bị gián đoạn.
Adi Imsirovic, thành viên nghiên cứu cấp cao tại Viện Nghiên cứu Năng lượng Oxford, bổ sung vào danh sách hai yếu tố từ phía cầu: tình hình kinh tế ở Trung Quốc và khả năng của một cuộc suy thoái toàn cầu.
"Khí đốt đặc biệt dễ bị tăng đột biến do thời tiết và nguồn cung khan hiếm. Tôi đoán rằng khí đốt sẽ giao dịch trung bình ở mức khoảng 160 euro/MWh và sẽ có mức tăng đột biến vào mùa Đông này, nó sẽ trên 200 euro. Giá dầu sẽ ở mức trung bình khoảng 100 USD trong 12 tháng tới", Imsirovic nói.
Bram Claeys, cố vấn cấp cao của Dự án Hỗ trợ Quy định (RAP), một tổ chức phi đảng phái tập trung vào quá trình chuyển đổi xanh, cho biết giá khí đốt có thể sẽ ở mức cao trong vài năm tới.
"Tôi nghi ngờ, nhưng không thể chắc chắn rằng giá sẽ bao giờ trở lại mức như trước đây", ông nói.
Anna Mikulska từ Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng của Viện Baker tại Đại học Rice cho biết, giá trong năm tới có thể vẫn ở mức rất cao do châu Âu sẽ cần phải lấp đầy kho lưu trữ của mình mà không có khí đốt của Nga.
"Việc EU bắt buộc phải lấp đầy kho dự trữ đến 90% sẽ đẩy giá tăng trong năm nay. Ngoài ra, sẽ không có nhiều nguồn cung LNG mới trong năm tới, điều này sẽ có khả năng thắt chặt thị trường, đặc biệt là nếu Trung Quốc tiếp tục các hoạt động công nghiệp", bà nói.
Mức độ khắc nghiệt của mùa Đông sắp tới là một yếu tố khiến cho giá khí đốt tăng cao là điều không thể bàn cãi.
Tuy nhiên, bù lại việc tập đoàn năng lượng khổng lồ EDF của Pháp đang cố gắng đưa các nhà máy hạt nhân của mình hoạt động trở lại và sự thành công của các chính phủ trong việc giảm nhu cầu trong ngành công nghiệp, hộ gia đình thông qua tiết kiệm năng lượng và triển khai nhanh hơn năng lượng tái tạo cũng sẽ góp phần tạm thời ổn định thị trường này.
"Về mặt cấu trúc, tất nhiên chúng ta đang gặp khủng hoảng khí đốt, do đó chúng ta cần hạn chế sử dụng khí đốt. Tất cả khí đốt từ các nơi, không chỉ khí đốt của Nga. Điều này sẽ mất thời gian, nhưng cuộc khủng hoảng sẽ đẩy nhanh đầu tư vào năng lượng tái tạo", Bram Claeys nói.
Ashley Kelty, Giám đốc Oil & Gas của Panmure Gordon, một ngân hàng đầu tư doanh nghiệp, chỉ ra một quan niệm sai lầm phổ biến rằng chiến tranh Ukraina là động lực duy nhất đằng sau cuộc khủng hoảng năng lượng hiện nay.
Ông nói: "Trên thực tế, tình hình hiện là do đỉnh điểm của nhiều năm không đầu tư vào dầu khí, sự kiêu ngạo chính trị và sự gia tăng đầu tư vào môi trường, xã hội và quản trị (ESG) là nguyên nhân".
Imsirovic tin rằng châu Âu có thể tồn tại mà không có dầu của Nga, vốn chiếm khoảng 30% nguồn cung cấp cho EU. Nhưng EU không thể tồn tại nếu không có khí đốt của Nga, chiếm 40% lượng khí đốt ở EU.
Ông nói: "Không có dầu, sẽ có nhiều vấn đề, nhưng [Châu Âu] có thể tồn tại. Nhưng nó sẽ thực sự gặp khó khăn nếu không có khí đốt của Nga. Điện có thể sẽ tắt vào mùa Đông tới".
Tin liên quan
Chủ đề liên quan
Advertisement
Advertisement
Đọc tiếp