Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Giải mã kế hoạch sử dụng vũ khí hạt nhân của ông Putin

Quân sự

05/10/2022 11:08

Trả lời phỏng vấn của tạp chí cuối tuần "Le journal du Dimanche" (Pháp), François Heisbourg, Giám đốc khu vực châu Âu của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS), đã giải mã những mấu chốt của cuộc tranh luận về khả năng Tổng thống Nga Vladimir Putin sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt.
news

Theo François Heisbourg, chuyên gia nổi tiếng về các vấn đề quốc phòng và là tác giả cuốn sách "Sự trở lại của chiến tranh", kể từ khi phát động "chiến dịch quân sự đặc biệt" tại Ukraina ngày 24/2/2022, Putin đã một vài lần đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân. 

Ví dụ như chỉ 3 ngày sau khi bắt đầu chiến dịch, tổng thống Nga tuyên bố đã đặt các lực lượng hạt nhân của ông trong tình trạng báo động. Vì vậy, François Heisbourg cho rằng "không có bất kỳ sự nghiêm trọng nào trong các phát ngôn mới đây của Putin" liên quan đến vũ khí hạt nhân. 

Theo ông, điểm mới ở đây có chăng chỉ là câu nói "tôi không bịp đâu" của nhà lãnh đạo Nga. Tuy nhiên, François Heisbourg cho rằng, dù lừa gạt hay không thì mọi tuyên bố cũng luôn cần được xem xét một cách nghiêm túc và "đòi hỏi chúng ta phải có sự bình tĩnh".

Giải mã kế hoạch sử dụng vũ khí hạt nhân của ông Putin - Ảnh 1.

Phương Tây có vẻ đã quen với những lời đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân của ông Putin.

Trong lĩnh vực truyền thông, báo chí thường có xu hướng tin rằng hạt nhân chiến thuật ít nghiêm trọng hơn hạt nhân chiến lược. Điều này là sai và không có căn cứ. Tuy 2 hình thức này thể hiện sức mạnh khác nhau, nhưng đều liên quan đến hạt nhân và đều nguy hiểm như nhau. 

Mỹ và Nga, những nước có kho dự trữ đầu đạn hạt nhân chiến thuật lớn nhất thế giới, biết rất rõ điều này. Các nước Anh và Pháp cũng vậy vì những quốc gia này từng sở hữu vũ khí hạt nhân chiến thuật cho đến những năm 1990.

Vũ khí chiến lược có lợi thế là phải tuân thủ các hiệp ước quốc tế được ký kết giữa Mỹ và Nga, quy định việc cắt giảm và giám sát chúng. Trong khi đó, vũ khí hạt nhân tầm trung hoặc tầm ngắn không còn bị điều chỉnh bởi các hiệp ước trên kể từ khi cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin tự rút ra khỏi các thỏa thuận này. 

Nếu Pháp coi việc sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật chỉ như một phương tiện phòng thủ để cảnh báo lần cuối trước khi sử dụng vũ khí hạt nhân chiến lược, người Nga lại cho rằng sử việc dụng sức mạnh hạt nhân chiến thuật có thể giúp họ tăng cường khả năng tấn công.

Về sức mạnh của hạt nhân chiến thuật, François Heisbourg cho biết điện tích hạt nhân chiến thuật có thể dao động từ 0,1 kiloton đến 100 kiloton. Để dễ tưởng tượng về sức công phá của các vũ khí này, có thể so sánh với quả bom được người Mỹ thả xuống Hiroshima năm 1945, với sức công phá là 15 kiloton. 

Một vũ khí hạt nhân chiến thuật công suất thấp cũng có thể gây thiệt hại tương đương với vụ nổ do các lực lượng khủng bố gây ra tại nhà máy hóa chất AZF ở Toulouse (Pháp) năm 2001, hoặc ở cảng Beirut năm 2020. Sử dụng một hoặc nhiều quả bom như thế chẳng khác nào san phẳng chiến tuyến của kẻ thù.

Giải mã kế hoạch sử dụng vũ khí hạt nhân của ông Putin - Ảnh 3.

Một bức ảnh do hãng thông tấn nhà nước Nga công bố cho thấy một chiếc Iskander-M. Bệ phóng di động có thể bắn hai tên lửa mang đầu đạn hạt nhân và thông thường. Ảnh: Sputnik

Đầu đạn hạt nhân chiến thuật của Nga có thể được phóng bằng pháo hạng nặng, máy bay không người lái hoặc tên lửa như Iskanders với tầm bắn từ 50-500 km đã được lắp đặt ở Kaliningrad và được Nga thử nghiệm mô phỏng hồi tháng 5/2021. 

Những tên lửa như vậy không những có thể bắn trúng Vácsava hoặc thủ đô của các nước Baltic, mà cả Berlin, London hay Paris. Trên chiến trường, việc sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật giống như thoát ra khỏi kiểu chiến đấu thông thường như hiện nay để chọc thủng phòng tuyến của đối phương và băng qua đó một cách dễ dàng vì tất cả đã bị san phẳng, nát vụn.

Các nhà chức trách Ukraina tuyên bố rằng lời đe dọa này của Putin sẽ không làm thay đổi đường lối hành động và quyết tâm của họ trong việc giành lại các lãnh thổ bị Nga chiếm đóng. Tuy nhiên, họ lại không có khả năng đáp trả một loại vũ khí như vậy, ngay cả khi nó được phóng bằng pháo tầm ngắn thông thường. 

Nếu cuộc tấn công được thực hiện bằng tên lửa hoặc các phương tiện trên không, rất khó để biết liệu tên lửa và các phương tiện trên không đó, được các rađa phát hiện, mang đầu đạn thông thường hay hạt nhân. 

Hiện nay, người Ukraina đang kêu gọi phương Tây hỗ trợ các phương tiện chống tên lửa hiện đại và hiệu quả, giống như loại Patriot của Mỹ, nhằm triển khai xung quanh các thành phố và các cơ sở quan trọng của họ như nhà máy điện, nhà máy nước, các khu vực hậu cần thiết yếu cung cấp cho người dân. 

Họ lo sợ các cuộc oanh tạc liên tục trên toàn quốc đối với những tụ điểm hoặc tuyến đường huyết mạch này hơn là mối đe dọa từ vũ khí hạt nhân.

Giải mã kế hoạch sử dụng vũ khí hạt nhân của ông Putin - Ảnh 5.

Một vụ nổ hạt nhân ở Yucca Flat, Nevada năm 1952. Nguy cơ bức xạ từ các vũ khí hạt nhân nhỏ sẽ phụ thuộc vào kích thước của chúng và các điều kiện địa phương như gió. Ảnh: Associated Press

Trên thực tế, việc sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt là điều cấm kỵ trong 7 thập kỷ qua trên thế giới, thậm chí là điều cấm kỵ tuyệt đối. Việc sử dụng nó sẽ là một thách thức đối với toàn cầu. Putin sẽ phải tự đặt ra câu hỏi, cân nhắc về những rủi ro mà ông đang đùa giỡn. 

Một ngày sau khi Putin có bài phát biểu tại Điện Kremlin đe dọa sẽ "sử dụng mọi phương tiện", Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nhắc đi nhắc lại đến 3 lần "chớ làm như vậy" để cảnh báo. Putin cũng đã nhận được thông điệp từ cả những cường quốc hạt nhân khác như Trung Quốc. 

François Heisbourg nói: "Tổng thống Nga phải biết rằng dù chiến lược hay chiến thuật, việc sử dụng vũ khí hạt nhân, lần đầu tiên kể từ năm 1945, và hậu quả của chúng sẽ làm thay đổi cục diện thế giới. Joe Biden đã tuyên bố rằng nếu Nga sử dụng vũ khí hạt nhân, nước này sẽ phải gánh chịu những hậu quả nghiêm trọng nhất".

Các kịch bản về cách người Nga có thể làm điều đó rất khác nhau. Họ có thể bắn một quả đạn rộng 6 inch từ một khẩu pháo trên đất Ukraina, hoặc một đầu đạn nặng nửa tấn từ một tên lửa đặt ở biên giới ở Nga.

Các mục tiêu có thể là một căn cứ quân sự của Ukraina hoặc một thành phố nhỏ. Mức độ phá hủy - và bức xạ kéo dài - sẽ phụ thuộc vào các yếu tố bao gồm kích thước của vũ khí và gió. Nhưng ngay cả một vụ nổ hạt nhân nhỏ cũng có thể khiến hàng nghìn người thiệt mạng và khiến một căn cứ hoặc khu vực trung tâm thành phố không thể ở được trong nhiều năm.

(Nguồn: TTXVN)

CHẤN HƯNG
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement