Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Điều gì xảy ra nếu phương Tây bỏ rơi Ukraina?

Phân tích

23/01/2024 19:56

Theo Anna Husarska, cựu cố vấn chính sách cấp cao tại Ủy ban Cứu trợ Quốc tế, các nhà lãnh đạo phương Tây nhận thức rõ sự nguy hiểm nếu Nga giành chiến thắng tại Ukraina.

Tổng thống Mỹ Joe Biden gần đây đã nhận xét rằng "khi những kẻ độc tài và chuyên quyền được phép hành xử thô bạo ở châu Âu… nguy cơ gia tăng là Mỹ sẽ bị lôi kéo trực tiếp", với những hậu quả vang dội trên khắp thế giới. 

Cụ thể, theo những lưu ý trước đây của Tổng thống Biden, nếu Tổng thống Nga Vladimir Putin tấn công một đồng minh trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), "chúng ta sẽ phải làm điều mà chúng ta không mong muốn và hiện nay chưa xảy ra: quân đội Mỹ chiến đấu với quân đội Nga".

Tương tự, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg gần đây đã cảnh báo rằng nếu Putin giành chiến thắng ở Ukraina, có nguy cơ thực sự là hành động gây hấn của ông chủ Điện Kremlin sẽ không kết thúc ở đó.

Mỹ đã không cung cấp khoản viện trợ 60 tỷ USD như đã hứa cho Ukraina, và Liên minh châu Âu (EU) xem ra cũng không thể thực hiện cam kết viện trợ trị giá 50 tỷ Euro (54,8 tỷ USD) cho Kiev. Giả sử những khoản viện trợ đó không bao giờ thành hiện thực, quân đội Ukraina cuối cùng sẽ phải đầu hàng Nga do không có đủ vũ khí và đạn dược. 

Điều gì xảy ra nếu phương Tây bỏ rơi Ukraina?- Ảnh 1.

Chủ tịch EC Ursula von der Leyen, Thủ tướng Hungary Viktor Orbán, Tổng thống Mỹ Joe Biden và Volodymyr Zelensky của Ukraina. Ảnh: FT/Getty Images

Như nhà bình luận Simon Kuper gần đây đã chỉ ra, Nga đã thực hiện "các vụ hành quyết hàng loạt, thiến, hãm hiếp, tra tấn và bắt cóc trẻ em" ở Ukraina, có lý do chính đáng để nghĩ rằng việc đầu hàng như vậy sẽ không chấm dứt được bạo lực. 

Lực lượng của ông Putin – bao gồm phần lớn là những người từng bị kết án và những binh lính chưa qua huấn luyện – rất có thể sẽ tạo ra "công lý của kẻ chiến thắng", vốn sẽ rất khủng khiếp khi họ chiếm đóng toàn bộ lãnh thổ Ukraina.

Sự chiếm đóng của Nga không nhất thiết dẫn đến sự chiếm đóng và sáp nhập hoàn toàn, như trường hợp của Bán đảo Crimea, và sau đó là đối với Donetsk, Luhansk, Zaporizhzhia và Kherson bị chiếm đóng một phần. 

Thay vào đó, Putin có thể chọn "cài đặt" một chế độ bù nhìn và tuyên bố đã đạt được một Ukraina "phi quân sự", "phi quốc gia hóa" và "trung lập" mà ông đã tìm kiếm bấy lâu nay. Tuy nhiên, liệu chương trình nghị sự phục thù của Putin có kết thúc ở đó? Nhiều người tin rằng Putin sau đó sẽ "để mắt" tới các nước NATO, bắt đầu từ Ba Lan. 

Thường xuyên bị Nga nhắm đến trong các hoạt động tuyên truyền, Ba Lan không chỉ là thành viên của cả NATO và EU - và cử tri Ba Lan gần đây đã bác bỏ chủ nghĩa dân túy cánh hữu để ủng hộ một chính phủ thân phương Tây mạnh mẽ. Điều này khiến Ba Lan trở thành mục tiêu hàng đầu cho một cuộc xâm lược của Nga.

Về mặt chính thức, có thể không phải lính Nga tiến vào Ba Lan. Putin được biết đến là nhân vật thường huy động các quân đội ủy nhiệm và quân đội không có phù hiệu (chẳng hạn như "những người đàn ông trong trang phục màu xanh lá cây" đã chiếm giữ bán đảo Crimea năm 2014) và treo cờ giả hiệu ở các nước "cộng hòa nhân dân" được dựng lên. 

Sẽ chẳng có gì ngạc nhiên nếu binh lính vào Ba Lan mặc đồng phục Ukraina, mang hộ chiếu Ukraina và treo cờ Ukraina.

Putin có thể đã diễn tập một kịch bản như vậy. Đã có báo cáo về việc các tù nhân chiến tranh Ukraina được đưa đi quân dịch để chiến đấu chống lại Lực lượng vũ trang Ukraina. Tuyên truyền của Điện Kremlin sẽ xoay quanh bất kỳ cuộc xung đột rõ ràng nào giữa Ukraina (lúc đó là một quốc gia bù nhìn của Nga như Belarus) và Ba Lan do tranh chấp ngũ cốc, đồng thời nêu bật những thù hận cũ từ vụ thảm sát Wołyń/Volhynia năm 1943. 

Điều gì xảy ra nếu phương Tây bỏ rơi Ukraina?- Ảnh 2.

Nếu có dấu hỏi về việc Nga có thể tiếp tục chiến đấu ở Ukraina trong bao lâu thì cũng không rõ Ukraina có thể đạt được những gì mình cần để rút ngắn thời gian của Moscow.

Với việc Điện Kremlin đã thường xuyên đưa ra lời nói dối rằng Ba Lan mơ ước chiếm lại Tây Ukraina, sẽ không có gì đáng ngạc nhiên nếu nước này tuyên bố rằng Ukraina có rất ít lựa chọn ngoài việc tấn công trước trong một cuộc xung đột không thể tránh khỏi. (Theo cách nói của Putin, ông đã học được trên đường phố ở quê hương Leningrad rằng "khi không thể tránh khỏi một cuộc chiến, bạn phải ra tay trước").

Câu chuyện này thậm chí có thể thuyết phục được một số người Ukraina. Rốt cuộc, kịch bản này bắt đầu với việc Mỹ phá vỡ lời hứa sẽ sát cánh với Ukraina "chừng nào còn cần thiết" và EU không cung cấp gần 1 triệu viên đạn pháo mà họ đã cam kết vào tháng 3/2023. 

Ukraina đã thể hiện lòng can đảm, quyết tâm và lòng yêu nước trong cuộc chiến chống Nga, nhưng nếu viện trợ của phương Tây cạn kiệt, họ sẽ cảm thấy bị phản bội hoàn toàn. 

 Một cuộc xâm lược của một Ukraina "bù nhìn" nhằm vào Ba Lan chắc chắn sẽ kích hoạt Điều 5 của Hiến chương NATO, trong đó tuyên bố rằng một cuộc tấn công vũ trang chống lại một hoặc nhiều thành viên NATO "sẽ được coi là một cuộc tấn công chống lại tất cả các nước trong liên minh". 

Nhưng có lý do để tin rằng NATO có thể chọn không hành động. Đã có một số nhà bình luận đặt nền móng cho sự phản bội như vậy. Kuper viết: "Điều 5 không phải là bất khả xâm phạm".

Đây không phải là lần đầu tiên Ba Lan bị bỏ mặc bởi những người đã hứa sẽ bảo vệ nước này. Khi Hitler tấn công Ba Lan năm 1939 và chia cắt nước này với Liên Xô, các đồng minh của Ba Lan là Anh và Pháp đã không can thiệp. Tương tự, cả Mỹ và Anh đều trốn tránh nghĩa vụ của mình theo Bản ghi nhớ Budapest năm 1994 để đảm bảo chủ quyền của Ukraina.

Vậy có phải chúng ta đang tiến tới Chiến tranh Thế giới thứ ba bằng sự ủy nhiệm? Liệu Nga có thể quản lý không chỉ một cách hiệu quả việc chiếm Ukraina, mà còn xâm chiếm Ba Lan (và có thể cả các quốc gia khác) mà không cần phải đối đầu trực tiếp với NATO? Xét cho cùng, Putin là bậc thầy về sự phủ nhận. Người Nga thậm chí còn có một câu nói thẳng thừng từ chối trách nhiệm: "ja nie ja" (Tôi không phải là tôi).

Một kết quả như vậy không phải là điều xa vời và cũng không phải là tất yếu. Mỹ và EU có thể ngăn chặn kịch bản ác mộng này bằng cách cung cấp viện trợ cho Ukraina như họ đã hứa. Người ta hy vọng rằng việc nhận ra những hậu quả có thể xảy ra khi từ bỏ Ukraina sẽ mang lại lời cảnh tỉnh mà họ cần.

Bài viết của tác giả Anna Husarska trên The Strategist. Ông là nhà báo và nhà phân tích chính trị người Ba Lan, cựu cố vấn chính sách cấp cao tại Ủy ban Cứu trợ Quốc tế và trước đây là nhà phân tích chính trị cấp cao của Nhóm Khủng hoảng Quốc tế.

(Nguồn: TTXVN/The Strategist)

CHẤN HƯNG
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement