Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Dải Gaza như một 'địa ngục trần gian'

Quân sự

12/11/2023 10:14

Tổ chức Y tế Thế giới WHO cho biết 21 trong số 36 bệnh viện ở Gaza đã dừng hoạt động, trong đó có một bệnh viện nhi, vì đòn tấn công dữ dội của Israel. Những cơ sở còn lại đang rơi vào tình trạng quá tải nghiêm trọng.
news

'Sức nặng' của chiến tranh

Xung đột giữa Israel và Hamas ở Palestine đã bước sang tháng thứ 2 mà không có dấu hiệu hạ nhiệt. Những diễn biến ở Dải Gaza tiếp tục gây quan ngại cho cộng đồng quốc tế, đặc biệt về tình hình của hơn 2 triệu người dân bị mắc kẹt ở đây. 

Không chỉ gây thương vong lớn cho cả hai bên, đẩy dân thường vào khủng hoảng nhân đạo, cuộc xung đột Hamas - Israel còn làm xáo trộn địa chính trị khu vực, làm chia rẽ các mối quan hệ quốc tế và đẩy Trung Đông đến bờ vực của một cuộc chiến tranh lan rộng.

Bác sĩ Mohammed Ghneim đã không rời bệnh viện của mình ở Gaza trong 4 tuần. Ông không thể nhớ lần cuối cùng mình ngủ hay ăn là khi nào, và bộ quần áo xanh vẫn vấy đầy máu của những bệnh nhân đã chết trong vòng tay ông.

Dải Gaza như một 'địa ngục trần gian'- Ảnh 1.

Xe cứu thương chở nạn nhân tập trung trước lối vào phòng cấp cứu của Bệnh viện Al-Shifa ở thành phố Gaza vào ngày 15/10. Ảnh: CNN

Giọng Ghneim khàn đi dưới sức nặng của những điều kinh hoàng mà anh chứng kiến - bào thai được kéo ra khỏi bụng của những bà mẹ đang hấp hối, những đứa trẻ bị dập phổi khó thở, và các đồng nghiệp của anh được chuyển đến nhà xác bệnh viện trong những chiếc túi đen.

"Chúng tôi đang cố gắng hết sức, nhưng tình hình rất khủng khiếp. Không có cách nào để mô tả nó bằng bất kỳ ngôn ngữ hay từ ngữ nào", Ghneim nói với CNN trong một tin nhắn thoại vào ngày 7/11, khi những âm thanh hỗn loạn và hoảng loạn diễn ra xung quanh. "Nhiều lúc tôi muốn sang một bên mà khóc, nhưng tiếc là không có thời gian", vị bác sĩ nghẹn ngào. 

Ghneim là bác sĩ phòng cấp cứu tại Dar Al-Shifa, còn được gọi là Bệnh viện Al-Shifa, trong tiếng Ả Rập có nghĩa là "ngôi nhà chữa bệnh". Nhưng hiện tại, nơi này, lại là nơi có quá nhiều người chết. 

Shifa đang cạn kiệt nước sạch, thuốc men, vật tư và nhiên liệu một cách nguy hiểm. Trong khi đó, hàng ngàn người Palestine, bị thương hoặc phải di dời do cuộc chiến của Israel chống lại Hamas, vẫn tiếp tục tập trung tại các khu vực của mình, tìm nơi trú ẩn trước những đợt không kích dường như vô tận.

Dải Gaza như một 'địa ngục trần gian'- Ảnh 2.

Một đứa trẻ Palestine được điều trị tại Trung tâm Y tế Nasser ngày 7/11. Ảnh: CNN

Theo Tiến sĩ Munir Al-Bursh, tổng giám đốc Bộ y tế do Hamas kiểm soát ở Gaza, lực lượng Israel hôm thứ Bảy đã bao vây Shifa theo mọi hướng. Lực lượng phòng vệ Israel phủ nhận việc bệnh viện đang bị bao vây.

Al-Bursh cho biết một cuộc không kích của Israel đã phá hủy máy phát điện của bệnh viện, đồng thời cắt điện của tòa nhà. Phó lãnh đạo cơ quan y tế Gaza - Youssef Abu Alreesh, người cũng đang ở trong bệnh viện, nói 39 trẻ sơ sinh trong lồng ấp đang chiến đấu trong giờ phút sinh tử.

Tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc hôm 10/11, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Tedros Adhanom Ghebreyesus nói rằng trung bình cứ 10 phút lại có một trẻ em thiệt mạng ở Dải Gaza.

Quân đội Israel từ chối bình luận thêm về việc lực lượng của họ ở gần khu phức hợp vì hoạt động quân sự vẫn đang được tiến hành. 

"Chúng tôi được huấn luyện để đối phó với thương vong hàng loạt, nhưng không phải như thế này. Chúng tôi không có thuốc gây mê để điều trị cho những bệnh nhân bị đau dữ dội, những bệnh nhân bị mảnh đạn ở đầu hoặc bụng, những người bị cắt cụt tay hoặc chân", Ghneim nói. 

Dải Gaza như một 'địa ngục trần gian'- Ảnh 3.

Người Palestine kiểm tra thiệt hại trên xe cứu thương bị quân đội Israel tấn công ở lối vào Bệnh viện Al-Shifa ở thành phố Gaza. Ảnh: CNN

Cảnh tượng đáng báo động ở bên trong Shifa và các bệnh viện khác trên khắp Gaza đã làm dấy lên những lời kêu gọi quốc tế về lệnh ngừng bắn và thêm viện trợ để được phép vào Gaza - nơi sinh sống của khoảng 2 triệu người Palestine, hiện đang bị đóng cửa với thế giới.

Các tổ chức y tế phi lợi nhuận trên khắp nước Mỹ đang huy động để gây quỹ cũng như vận chuyển thuốc và vật tư đến các bệnh viện trước khi quá muộn. Nhưng với tình hình căng thẳng ngày càng leo thang ở Gaza, có rất ít giải pháp ngoại giao hoặc nhân đạo trước mắt, nhiều người lo ngại việc trì hoãn sẽ dẫn đến nhiều người chết hơn.

"Chúng tôi cần sự giúp đỡ"

Cách đó hơn 7.000 dặm, tại Houston, Mosab Nasser đang lên kế hoạch đi thăm các cộng đồng nơi anh có thể gây quỹ cho các bệnh viện đang gặp khó khăn ở Gaza. 

Theo Bộ Y tế Palestine ở Ramallah, cơ quan lấy số liệu từ các nguồn ở Gaza do Hamas điều hành, các cuộc không kích đã giết chết ít nhất 11.025 người Palestine, trong đó có 4.506 trẻ em và làm bị thương hơn 27.000 người khác.

Nasser cho biết ba người thân của anh - tất cả đều là trẻ nhỏ, trong đó có một đứa mới 8 tháng tuổi, đã thiệt mạng khi các cuộc không kích của Israel khiến nhà của họ sụp đổ, nhưng anh không có thời gian để đau buồn.

Với tư cách là Giám đốc điều hành của tập đoàn y tế phi lợi nhuận FAJR Scientific, Nasser có nghĩa vụ tìm cách cung cấp viện trợ và các nguồn lực khác cho các bệnh viện có nhu cầu. Mục tiêu của FAJR Scientific là quyên góp đủ tiền để lấp đầy 5 container chứa vật tư y tế, dụng cụ phẫu thuật và dụng cụ vô trùng rồi vận chuyển chúng đến Gaza.

Dải Gaza như một 'địa ngục trần gian'- Ảnh 4.

Một y tá người Palestine tại Bệnh viện Nasser ở Khan Younis, Gaza, đau buồn sau khi nhận được tin anh trai mình đã tử vong hôm 9/11. Ảnh: CNN

Nasser cho biết, trong một số trường hợp, nhân viên y tế đã phát hiện ra người thân của họ trong số những người bị thương hoặc đã chết trong bệnh viện, làm tăng thêm nỗi sợ hãi và lo lắng tột cùng mà họ phải trải qua. 

Đây không phải là lần đầu tiên FAJR Scientific hỗ trợ cộng đồng y tế của Gaza. Nasser cho biết nhóm này đã dẫn đầu một số nhiệm vụ phẫu thuật tới Gaza và đào tạo gần 100 nhân viên y tế người Palestine tại chỗ. Vào tháng 8, họ đã cung cấp vật tư y tế trị giá hơn 4 triệu USD cho các bệnh viện trên toàn lãnh thổ.

Hiệp hội Y tế người Mỹ gốc Palestine (PAMA), một tổ chức phi lợi nhuận khác có trụ sở tại Mỹ cũng đang dẫn đầu các nỗ lực hỗ trợ nhân viên y tế ở Gaza.

Chủ tịch PAMA, Tiến sĩ Mustafa Musleh nói rằng nhóm có hơn 6.000 thành viên và những người ủng hộ đồng thời dẫn đầu các sứ mệnh y tế đến khu vực, cho đến nay đã quyên góp được hơn 2 triệu USD.

Họ sẽ sử dụng số tiền này để mua các loại thuốc và vật tư quan trọng, bao gồm thuốc gây mê, thuốc kháng sinh và các loại thuốc khác sẽ được gửi đến Gaza. PAMA cũng có hơn 1.000 chuyên gia chăm sóc sức khỏe sẵn sàng tiến vào Dải Gaza ngay khi Israel và Ai Cập cho phép các nhân viên nhân đạo vào khu vực này.

Bác sĩ người Mỹ gốc Palestine đến từ Dayton, Ohio cho biết: "Chúng tôi rất mong được gửi sự giúp đỡ. Đó là một tình huống thảm khốc. Số lượng bệnh nhân nhiều gấp 10 lần số bệnh viện và tất cả họ đều bị thương nặng đe dọa tính mạng cần được chăm sóc ngay lập tức".

Dải Gaza như một 'địa ngục trần gian'- Ảnh 5.

Hình ảnh bệnh nhân và người di tản trong nước tại Bệnh viện Al-Shifa ở thành phố Gaza vào ngày 10/11. Ảnh: CNN

FAJR Scientific và PAMA nằm trong số các nhóm y tế Mỹ nỗ lực phối hợp cứu trợ nhân đạo. Nhưng cho đến nay, rất ít người có thể tiếp cận được các bệnh viện đang bị bao vây.

Theo Hiệp hội Trăng lưỡi liềm đỏ Palestine, kể từ khi bắt đầu chiến tranh, chỉ có khoảng 900 xe tải chở viện trợ quốc tế nhưng không chở nhiên liệu được phép vào Gaza qua cửa khẩu biên giới Rafah với Ai Cập. 

Đó chỉ là một con số nhỏ so với khoảng 500 xe tải vào đây mỗi ngày trước chiến tranh. PRCS cảnh báo rằng Gaza sẽ cần nhiều viện trợ hơn để đáp ứng nhu cầu nhân đạo ngày càng tăng.

Chờ đợi một phép màu

Ahmad Muhanna, giám đốc Bệnh viện Al Awda ở Jabalya, cho biết cơn ác mộng thực sự là việc chữa trị cho những đứa trẻ, những khuôn mặt mà ông nhìn thấy ngay cả khi nhắm mắt lại.

Ông nói, các bác sĩ đang thực hiện các ca phẫu thuật, kể cả cắt cụt chi mà không có nước sạch, chưa nói đến việc gây mê hoặc không có bất kỳ thuốc kháng sinh nào để chống chọi lại việc nhiễm trùng sau mổ cho những đứa trẻ. 

Dải Gaza như một 'địa ngục trần gian'- Ảnh 6.

Bệnh viện Al-Shifa được thắp sáng ở thành phố Gaza trong bối cảnh thiếu nhiên liệu vào ngày 24/10. Ảnh: CNN

Israel cho biết những cái chết của dân thường và việc phá hủy các cơ sở quan trọng, bao gồm cả bệnh viện, là những thiệt hại tài sản mà họ cố gắng giảm thiểu và người Palestine nên chạy trốn đến những khu vực an toàn hơn. Nhưng các bác sĩ ở Gaza nói rằng không thể sơ tán bệnh nhân mà không gây thêm tử vong và không nơi nào thực sự an toàn.

Sự hỗn loạn diễn ra tại Shifa, Al Awda và các bệnh viện khác trên khắp Gaza đã khiến các bác sĩ bất lực. Nếu không có lệnh ngừng bắn và biên giới được kiểm soát chặt chẽ, ngăn chặn nguồn cung cấp thiết yếu đến bệnh viện, nhiều người sẽ tiếp tục chết.

"Cả thế giới đã quay lưng lại với người dân Gaza. Và hiện tại chúng tôi chỉ đang chờ đợi một phép màu", một bác sĩ nói trong tuyệt vọng. 

(Nguồn: CNN)

TÚC
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ