Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Đà phục hồi của kinh tế Trung Quốc có thể chậm lại sau 'cú sốc' COVID-19 mới nhất?

Quản trị

24/05/2022 10:55

Nhiều nhà kinh tế dự đoán rằng, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc sẽ không phục hồi như kỳ vọng sau đợt bùng phát dịch COVID-19 mới nhất.
news

Khi đại dịch lần đầu tiên xảy ra vào năm 2020, Trung Quốc đã phục hồi từ mức suy giảm trong quý đầu tiên để tăng trưởng trong quý 2.

Đà phục hồi bị ảnh hưởng

Tuy nhiên, trong năm nay, quốc gia này phải đối mặt với một biến thể coronavirus dễ lây lan hơn nhiều, tốc độ tăng trưởng tổng thể sẽ yếu hơn trong bối cảnh chính phủ nước này ít tung ra các gói kích thích kinh tế hơn.

Đợt bùng phát Covid mới nhất bắt đầu vào tháng 3 năm nay đã ảnh hưởng nặng nề đến thành phố Thượng Hải – một trung tâm tài chính, sản xuất và trung chuyển hàng hóa của Trung Quốc và thế giới.

Khoảng một tuần trước, thành phố này đã công bố kế hoạch thoát khỏi tình trạng phong tỏa - và mở cửa hoàn toàn vào giữa tháng Sáu.

"Đối với Trung Quốc, câu chuyện chính ở đây là chúng ta đã nhìn thấy ánh sáng cuối đường hầm", Robin Xing, nhà Kinh tế trưởng về Trung Quốc của Morgan Stanley, cho biết trong một hội thảo trên trực tuyến hôm thứ Sáu.

"Nhưng chúng tôi cũng nghĩ rằng, con đường phục hồi có thể sẽ rất chậm và gập ghềnh", Xing nói.

Đà phục hồi kinh tế của Trung Quốc có thể chậm lại sau "cú sốc" Covid mới nhất? - Ảnh 1.

Đà phục hồi kinh tế của Trung Quốc có thể chậm lại sau "cú sốc" Covid mới nhất?

Vào cuối tuần qua, một quận trung tâm của thành phố Thượng Hải lại cấm người dân rời khỏi khu chung cư để tiến hành xét nghiệm hàng loạt. Nhiều khu vực của thủ đô Bắc Kinh cũng yêu cầu mọi người làm việc tại nhà khi số ca bệnh hàng ngày tăng lên - đạt 83 trường hợp vào Chủ nhật, mức cao nhất đối với đợt bùng phát mới nhất của thành phố thủ đô này.

Nhà sản xuất ô tô Đức Volkswagen có nhà máy ở hai trong số những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong năm nay, cho biết vào hôm thứ Tư rằng, các địa điểm sản xuất ở Trung Quốc đã hoạt động trở lại, nhưng các biện pháp kiểm soát của Covid chặt chẽ của chính quyền đang làm gián đoạn chuỗi cung ứng.

Nhà sản xuất ô tô này cho biết, họ không thể cung cấp một con số cụ thể về mức sản xuất vì các nhà máy này là liên doanh vận hành với các đối tác địa phương.

Mặc dù số trường hợp nhiễm Covid trên toàn quốc đã giảm trong tháng trước, tuy nhiên, nhiều trường hợp nhiễm mới trải dài từ Bắc Kinh đến Tây Nam Trung Quốc khiến hoạt động sản xuất của các nhà máy bị đình trệ. Khối lượng hàng hóa vẫn dưới mức bình thường.

"Nhiều khu vực và thành phố đã thắt chặt các hạn chế khi xuất hiện dấu hiệu có ca nhiễm", Meng Lei, chiến lược gia cổ phiếu Trung Quốc tại UBS Securities, cho biết trong một ghi chú vào tuần trước.

"Các nghiên cứu điển hình của chúng tôi về Thượng Hải, Cát Lâm, Tây An và Bắc Kinh cho thấy sự gián đoạn về hậu cần và chuỗi cung ứng là những điểm khó lớn nhất ảnh hưởng đến việc tái sản xuất", Meng nói.

"Do đó, việc tiếp tục công việc có thể diễn ra từ từ chứ không phải chỉ diễn ra trong một sớm một chiều", chuyên gia này nói thêm.

Kế hoạch hoạch định chính sách của chính phủ "bị gián đoạn"?

Chính phủ Trung Quốc đã mắc kẹt trong chính sách kiểm soát Covid nghiêm ngặt của mình, đặc biệt là sự xuất hiện của biến thể omicron, biến thể có khả năng lây nhiễm cao hơn.

Dan Wang, nhà kinh tế trưởng tại Ngân hàng Hang Seng Trung Quốc, cho biết "tác động đáng kể nhất" của sự tái bùng phát Covid là nó "làm gián đoạn" lịch trình hoạch định chính sách thông thường.

Đà phục hồi kinh tế của Trung Quốc có thể chậm lại sau "cú sốc" Covid mới nhất? - Ảnh 3.

Việc hoạch định chính sách bị gián đoạn có thể ảnh hưởng đến đà phục hồi.

Bà cho biết, làn sóng Covid mới nhất dẫn đến các vụ phong tỏa chỉ thực sự bắt đầu sau khi chính phủ trung ương công bố kế hoạch kinh tế hàng năm của mình tại cuộc họp quốc hội vào tháng Ba.

Trong nền kinh tế được quản lý chặt chẽ của Trung Quốc, cuộc họp thường niên này là một phần quan trọng của chu trình phát triển và thực hiện các chính sách quốc gia – chính sách liên kết giữa các bộ phận của chính phủ và khu vực lại với nhau.

Bà Wang cho biết, sự gián đoạn chuỗi cung ứng và tiêu thụ mờ nhạt có thể kiểm soát được, nhưng một khi lịch trình chính sách bị gián đoạn thì "rất khó để đưa nó trở lại con đường ban đầu một cách nhanh chóng".

Có rất nhiều mục tiêu kinh tế khác nhau nên rất nhiều thỏa hiệp phải được thực hiện giữa các bộ phận trong chính phủ. Điều đó đã làm cho quá trình triển khai các chính sách trở nên cực kỳ chậm, bà nói thêm.

Văn phòng thông tin của Quốc vụ viện Trung Quốc, cơ quan điều hành hàng đầu của đất nước, đã không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận của CNBC.

Chính trị có tầm quan trọng đặc biệt với các quan chức chính phủ Trung Quốc trong năm nay do nước này chuẩn bị bước vào một của họp quan trong của đảng Cộng sản Trung Quốc vào mùa Thu này. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dự kiến sẽ tiếp tục nhiệm kỳ thứ ba, một điều chưa có tiền lệ trong lịch sử hiện đại Trung Quốc.

Vẫn có những tín hiệu lạc quan

Vào đầu tháng 3, tại cuộc họp quốc hội, Bắc Kinh đã đặt ra các mục tiêu như tăng trưởng GDP "khoảng 5,5%". Con số đó cao hơn khoảng 1% so với dự báo của nhiều ngân hàng đầu tư - những ngân hàng đã nhiều lần cắt giảm ước tính tăng trưởng do Covid.

Theo dự báo của bà Wang, mức tăng trưởng sẽ là 5,1% do bà kỳ vọng Trung Quốc sẽ tăng cường kích thích và giảm bớt các biện pháp kiểm soát chặt chẽ với dịch Covid vào cuối mùa hè này.

Nhưng cho đến nay, gần hai tháng sau khi Thượng Hải phong tỏa nghiêm ngặt, các nhà hoạch định chính sách vẫn chưa có những thay đổi lớn.

Đà phục hồi kinh tế của Trung Quốc có thể chậm lại sau "cú sốc" Covid mới nhất? - Ảnh 5.

Tuy nhiên, vẫn có nhiều người lạc quan về đà phục hồi của Trung Quốc.

Cho dù xét về lãi suất hay chính sách tài khóa, mức độ kích thích của chính phủ vẫn bằng một nửa so với thời kỳ cao điểm của đại dịch vào năm 2020, Xing cho biết.

Ngoại trừ tỷ lệ thất nghiệp, hầu hết các chỉ tiêu kinh tế không thể bằng với mức mà Trung Quốc đạt được vào đầu năm 2020.

Chính phủ trung ương đã công bố một số biện pháp cắt giảm thuế và phí cho các doanh nghiệp nhỏ, và bắt đầu cắt giảm lãi suất thế chấp, tuy nhiên theo các chuyên gia, hiệu quả của các biện pháp này, đặc biệt là đối với lĩnh vực bất động sản, có thể mất nhiều thời gian để phát huy tác dụng.

Xing lưu ý rằng, ngay cả khi không có Covid, việc nới lỏng các chính sách trên thị trường bất động sản sẽ mất từ ba đến sáu tháng mới có thể ảnh hưởng đến hoạt động mua nhà.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn có nhiều người lạc quan cho rằng, khả năng tăng trưởng ở Trung Quốc có thể đến nhanh hơn mong đợi.

Larry Hu, nhà kinh tế trưởng về Trung Quốc tại Macquarie, cho biết trong một ghi chú tuần trước: "Điều đáng chú ý là, kinh nghiệm trong hai năm qua cho thấy một cuộc suy thoái do Covid gây ra có xu hướng kết thúc nhanh chóng, đặc biệt là với những phản ứng chính sách nhanh chóng và mạnh mẽ".

Đối với phần lớn người dân Trung Quốc, công việc vẫn tiếp tục, ngay cả khi có các yêu cầu kiểm tra y tế bổ sung.

Khoảng 80% hoạt động sản xuất ở miền nam Trung Quốc đã trở lại hoạt động bình thường mặc dù thành phố lớn Thâm Quyến đã đóng cửa gần như tất cả các cơ sở kinh doanh trong khoảng một tuần vào tháng 3. Tuy nhiên, việc vận chuyển sản phẩm bằng xe tải vẫn diễn ra ở những khu vực có ca lây nhiễm thấp, Klaus Zenkel, Chủ tịch phân hội miền Nam của Phòng Thương mại EU tại Trung Quốc, nói với CNBC vào thứ Sáu.

"Tại tỉnh Quảng Đông - một trung tâm sản xuất - "tất cả đều bận rộn, họ đều có việc phải làm," Zenkel nói. Và lưu ý rằng, các doanh nghiệp đang giữ cho kho hàng của họ đầy hơn trước để ngăn chặn tình trạng thiếu hụt kéo dài.

Nhưng "không thể đoán trước được ở đó. Bạn không biết điều gì sẽ xảy ra", ông nói thêm.

MINH MINH
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement