20/05/2022 08:37
Tân Tổng thống Hàn Quốc đang 'đi trên dây' trong mối quan hệ với Mỹ và Trung Quốc?
Trong quá trình vận động tranh cử trong cuộc bầu cử tổng thống của Hàn Quốc, Tổng thống đắc cử Yoon Suk-yeol hứa sẽ vạch ra một con đường rõ ràng trong mối quan hệ giữa nước này với hai siêu cường của thế giới là Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Vào thời điểm đó, ứng cử viên của Đảng Quyền lực Nhân dân bảo thủ cam kết sẽ đứng về phía đồng minh an ninh của mình là Mỹ trong khi sẽ với mối quan hệ thương mại với Trung Quốc.
Ông Yoon cho biết, Hàn Quốc sẽ có nhiều bước tiến hơn trong việc mở rộng sự hiện diện của hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD của Mỹ ở Hàn Quốc, điều đã khiến Bắc Kinh tức giận, áp đặt các lệnh cấm vận không chính thức lên hàng hóa của Hàn Quốc trong vài năm nay.
Chỉ vài tuần sau khi nhậm chức vào ngày 10/5, ông Yoon sẽ có một phép thử khi mà Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ thăm Seoul trong khuôn khổ chuyến công du tới 2 nước Đông Á là Hàn Quốc và Nhật Bản.
Chuyến thăm của TT Biden diễn ra trong bối cảnh thương mại toàn cầu đang phải đối mặt với áp lực do đại dịch COVID-19 và sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng năng lượng, thực phẩm do cuộc chiến của Nga tại Ukraina.
Cho đến nay, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Hàn Quốc, chiếm hơn 1/4 kim ngạch xuất khẩu và Seoul đang dựa vào nước láng giềng khổng lồ để cung cấp năng lượng cho các ngành công nghiệp chủ chốt như chip và ô tô.
Trong khi đó, với Mỹ, Hàn Quốc có liên minh an ninh toàn diện từ Chiến tranh Triều Tiên 1950-53. Hiện có khoảng 28.000 lính Mỹ hiện diện trên lãnh thổ Hàn Quốc.
Vào đêm trước của cuộc gặp đầu tiên với TT Biden, ông Yoon, một cựu công tố viên không có kinh nghiệm chính trị trước khi trở thành tổng thống, dường như biết được khó khăn như thế nào đối với nhà lãnh đạo của một quốc gia châu Á Thái Bình Dương phụ thuộc vào xuất khẩu. Đó là làm thế nào để cân bằng các ưu tiên thương mại, an ninh và ngoại giao trong thời điểm cạnh tranh ngày càng gia tăng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Mặc dù ông đã nói chuyện cứng rắn với Trung Quốc trước khi nhậm chức, nhưng những hành động ban đầu của ông Yoon với tư cách là tổng thống cho thấy ông đã tính đến sự cần thiết phải cân bằng quan hệ đồng minh giữa Hàn Quốc và Mỹ cùng với sự phụ thuộc thương mại vào Trung Quốc.
Đáng chú ý, ông Yoon dường như đã lùi lại lời hứa trong chiến dịch tranh cử của mình về việc triển khai thêm các tổ hợp THAAD ở Hàn Quốc - cam kết bị lược bỏ khỏi danh sách các nhiệm vụ quản trị do văn phòng của ông công bố gần đây.
Ông Yoon cũng đã hội đàm qua điện thoại với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trước khi nhậm chức, trong đó, hai nhà lãnh đạo đã trao đổi thân mật về quan hệ song phương.
Phó Chủ tịch Trung Quốc Vương Kỳ Sơn đã đến Seoul để tham dự lễ nhậm chức của Yoon vào ngày 10/5 và trước chuyến đi, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã mô tả đây là 2 nước "láng giềng gần gũi" và "đối tác hợp tác quan trọng".
Khi ở Seoul, ông Vương Kỳ Sơn chuyển một lá thư của ông Tập mời ông Yoon sang thăm chính thức Trung Quốc.
Cả hai bên đều có động lực để duy trì thương mại song phương, vốn đã phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Năm ngoái, xuất khẩu của Hàn Quốc sang Trung Quốc đã tăng hơn 20 do được thúc đẩy bởi các lô hàng chất bán dẫn và thép.
Vào tháng 4, với việc các thành phố lớn của Trung Quốc bị phong tỏa do COVID-19, các lô hàng đã giảm 3,4% so với một năm trước đó sau khi tăng 16,6% vào tháng 3, theo Bộ Thương mại Hàn Quốc.
Ông Yoon được cho là có khả năng tìm cách điều hướng những khó khăn kinh tế trong khi cẩn thận để không bị coi là gần giữ với Bắc Kinh hơn Washington.
Erik Mobrand, một nhà khoa học chính trị tại Đại học Quốc gia Seoul, cho biết, sự cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng gia tăng khiến Hàn Quốc và nhiều nước Đông Nam Á rơi vào tình thế khó khăn.
'Câu hỏi đặt ra là, nếu như quan điểm về Trung Quốc của ông Yoon sẽ gây ra sự trả đũa kinh tế (từ Mỹ) thì ông ấy phải làm thế nào?", Erik Mobrand đặt vấn đề.
"(Ông Yoon) không có một lời nói cứng rắn nào với Trung Quốc trong khi vận động tranh cử. Đó có thể là một tuyên bố hoặc hành động với tư cách là tổng thống cũng như cách đối phó với khả năng đáp trả từ Trung Quốc", Erik Mobrand nói thêm.
Các dữ liệu thăm dò cho thấy dư luận về Trung Quốc, đặc biệt là ở những người trẻ tuổi, những người chưa được bầu trong cuộc bầu cử Tổng thống vào tháng Ba vừa qua cho thấy tỷ lệ không thích Trung Quốc khá cao.
Cụ thể, trong một cuộc khảo sát được thực hiện bởi tạp chí Sisain và Hankook Research vào tháng 6 cho thấy, chỉ 26% người Hàn Quố c được hỏi có cảm tình với Trung Quốc, so với 57% người cảm thấy thích người Mỹ.
Trong số các lý do gây ấn tượng không tốt, những người được hỏi chỉ ra, đó là vấn đề ô nhiễm không khí của Hàn Quốc - mà nhiều người Hàn Quốc đổ lỗi cho các nhà máy thải carbon được quản lý kém ở Trung Quốc gây ra. Ngoài ra, nhiều người còn không thích cách phản ứng chậm chạp của Bắc Kinh trong giai đoạn đầu của đại dịch coronavirus và tình trạng đánh bắt cá trái phép của người Trung Quốc ở các vùng biển Hàn Quốc.
Trong cuộc bầu cử vừa qua, ông Yoon dường như cố tình khai thác vấn đề này với hy vọng cử tri sẽ đứng về phía mình.
Ông Shin Jung-seung, cựu Đại sứ Hàn Quốc tại Trung Quốc, cho rằng, một cách tiếp cận ngoại giao mạnh mẽ đối với Trung Quốc trong thời điểm hiện tại sẽ tạo ấn tượng rất tiêu cực về Trung Quốc đối với công chúng Hàn Quốc.
"Việc nhấn mạnh vào liên minh với Mỹ là không thể tránh khỏi vào thời điểm này, khi mà những lo ngại về an ninh như mối đe dọa hạt nhân của Triều Tiên và cuộc chiến ở Ukraina, đang gia tăng. Nhưng điều đó không có nghĩa là ông Yoon sẽ bỏ bê quan hệ với Trung Quốc", Shin Jung-seung nói thêm.
Khi ở Seoul, Biden có thể tìm kiếm cam kết từ Tổng thống Yoon để Hàn Quốc tham gia vào chương trình Kinh tế Ấn Độ - Thái Bình Dương (IPEF), một cơ quan do Hoa Kỳ tạo ra nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các hợp tác về thương mại và cơ sở hạ tầng giữa Mỹ và châu Á. Hàn Quốc nằm trong số các quốc gia dự kiến sẽ tham gia, cùng với Nhật Bản, Australia và một số quốc gia khác.
Mặc dù chính quyền Biden chưa đưa ra lời giải thích rõ ràng về các chức năng cụ thể của IPEF, các nhà phân tích cho rằng, mục tiêu của cơ quan này là giúp Mỹ chống lại ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc ở châu Á.
Trong các bình luận trước cơ quan lập pháp của Hàn Quốc vào thứ Hai, Tổng thống Yoon cho biết ông sẽ thảo luận về IPEF trong chuyến thăm của TT Biden và ông ủng hộ việc Hàn Quốc tham gia.
Hôm thứ Tư, Nhà Xanh xác nhận rằng, TT Yoon gần như chắc chắn sẽ tham dự một hội nghị thượng đỉnh ở Tokyo vào tuần tới, nơi TT Biden sẽ chính thức khởi động sáng kiến.
Do đó, chuyến đi của TT Biden được xem là một thông điệp mà người đứng đầu nước Mỹ gửi tới tân Tổng thống Hàn Quốc, đó là cẩn thận khi cố gắng cân bằng mối quan hệ với Washington và Bắc Kinh. Với Mỹ, đây đồng thời cũng là dịp để ông Yoon thực hiện những lời hứa mà ông đã đưa ra trong chiến dịch tranh cử.
"Ông Yoon muốn phát triển liên minh Mỹ-Hàn Quốc và làm cho nó toàn diện hơn, có nghĩa là có mối quan tâm lớn hơn đến Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và kết nối nhiều hơn trong các lĩnh vực được chọn, chẳng hạn như COVID hoặc khả năng phục hồi chuỗi cung ứng", Mason Richey, Giáo sư về chính trị tại Đại học Hankuk ở Seoul, nói.
Tin liên quan
Advertisement