Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Châu Âu chống lạm phát như thế nào?

Kinh tế thế giới

13/09/2022 10:20

Trong năm nay, các nước thuộc khu vực đồng euro (Eurozone) có thể phải chi khoảng 2% GDP cho việc hỗ trợ sức mua của các hộ gia đình trong bối cảnh giá cả tăng vọt. Trong khi đó, giá năng lượng tăng cao có thể khiến kinh tế châu Âu hao hụt 3% GDP mỗi năm.

Theo báo Les Echos, có vẻ như câu nói "làm bất cứ điều gì cần thiết" mà các lãnh đạo chính trị châu Âu nhắc tới nhắc lui trong giai đoạn căng thẳng nhất của đại dịch COVID-19 hiện nay vẫn có giá trị. 

Chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraina và những ảnh hưởng đến giá năng lượng cùng tình trạng lạm phát đang buộc các chính phủ châu Âu ngày càng phải tăng cường hỗ trợ sức mua cho người dân của đất nước mình.

Chính phủ Pháp đã phải đề ra hàng loạt biện pháp, bao gồm trợ cấp, áp trần đối với giá điện và khí đốt, giảm giá nhiên liệu và các hỗ trợ khác đối với người dân và doanh nghiệp, với tổng giá trị lên tới 40 tỷ euro (40 tỷ USD) trong năm nay. Trong khi đó, cuối tuần trước, Chính phủ Đức đề ra một kế hoạch hỗ trợ tổng thể lên tới 65 tỷ euro.

Các nhà kinh tế của tập đoàn ngân hàng Pictet (Pictet Group) chuyên về quản lý tài sản và tích sản có trụ sở tại Thụy Sỹ đã tính toán rằng tại khu vực đồng euro, trung bình các nước thành viên chi 2% GDP để trợ cấp các hộ gia đình trong năm nay, tương đương khoảng gần 300 tỷ euro. Trong số các nền kinh tế lớn ở châu Âu, Đức dẫn đầu với tổng mức chi dự kiến hơn 2,5% GDP một chút, tiếp theo là Pháp với khoảng 2%.

Italy cũng không "thua kém" với các biện pháp hỗ trợ chiếm gần 2% GDP. Không phải mọi khoản chi đều tỷ lệ thuận với sự gia tăng nợ công bởi kế hoạch của Italy được lấy một phần từ việc tăng thuế đối với các công ty năng lượng. 

Nhưng nhìn chung, theo nhận định của Patrick Artus, giám đốc nghiên cứu kinh tế tại Natixis (một tổ chức tài chính tại Pháp), "thâm hụt tài chính công tại khu vực đồng euro năm 2022 hiển nhiên sẽ cao hơn so với năm 2021 và điều này cho thấy chính sách ngân sách tại đây vẫn tiếp tục quá đà". Khoản thâm hụt này sẽ chiếm 5% GDP của khu vực đồng euro trong năm nay.

Cần biết rằng hóa đơn năng lượng của cả châu Âu đã tăng lên đáng kể. Theo đánh giá của Erik Nielsen, một nhà kinh tế thuộc tập đoàn ngân hàng Unicredit của Italy, giá năng lượng tăng vọt có thể khiến kinh tế khu vực đồng euro hao hụt "khoảng 450 tỷ euro hoặc hơn 3% GDP mỗi năm. Điều này thậm chí kéo dài cho đến khi các nước xoay sở thành công trong việc chuyển đổi nhu cầu năng lượng truyền thống sang các nguồn khác rẻ hơn và bền vững hơn".

Các chuyên gia kinh tế Đức đã nêu trong một nghiên cứu của Viện Bruegel: "Cuộc xung đột Nga-Ukraine đã khiến nước Đức trở nên nghèo dai dẳng. Thời năng lượng giá rẻ đã qua". Vì vậy, các nước châu Âu sẽ buộc phải tìm cách chia sẻ gánh nặng giữa các hộ gia đình, doanh nghiệp và nhà nước.

Cho đến nay, các kế hoạch hỗ trợ sức mua đều được cho là thiết thực, đặc biệt là do mức tăng lương yếu ớt dẫn đến không thể giảm bớt tác động của lạm phát đối với các hộ gia đình. Vì vậy, ở những nước đến nay vẫn ít quan tâm giúp đỡ các hộ gia đình, các hộ gia đình nghèo nhất đang tiếp tục phải vật lộn với cuộc sống.

Chẳng hạn tại Hà Lan, năm 2021 có 1,2% số hộ gia đình không thể thanh toán tiền điện. Trong nửa đầu năm 2022, số hộ không thể chi trả hóa đơn này đã tăng lên mức 3,9% và đang được coi là một kỷ lục. 

Tại Anh, vấn đề này ảnh hưởng đến 4,7% số hộ gia đình vào năm ngoái và hiện ảnh hưởng đến 7,1%. Đây là lý do tại sao tân Thủ tướng Liz Truss phải dự kiến công bố kế hoạch hỗ trợ trị giá 100 tỷ bảng (117 tỷ USD).

Theo các nhà kinh tế thuộc công ty bảo hiểm Allianz Trade, "các biện pháp được thực hiện, chẳng hạn như cắt giảm thuế và áp mức giá trần, đều có những khiếm khuyết nghiêm trọng, đặc biệt là vì chúng làm giảm các biện pháp khuyến khích tiết kiệm năng lượng". 

Theo chiều hướng này, chúng có thể góp phần nuôi lạm phát. Nhưng đồng thời, theo đánh giá của Xavier Ragot, Chủ tịch Tổ chức quan sát các biến động kinh tế (OFCE) của Pháp, "chúng cũng giảm nhẹ gánh nặng lạm phát cho các hộ gia đình và giảm tính cấp bách đối với việc Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) phải nâng lãi suất".

(Nguồn: TTXVN)

CHẤN HƯNG
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement