Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Ngân hàng Trung ương châu Âu tăng lãi suất cơ bản lần thứ 2 liên tiếp

Kinh tế thế giới

09/09/2022 11:36

Ngày 8/9, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) ra thông báo rằng họ sẽ tăng lãi suất cơ bản thêm 0,75 % và đây là lần tăng lãi suất cơ bản thứ hai liên tiếp của ngân hàng này.

Ngoài ra, đây cũng là mức tăng lãi suất lớn nhất mà Hội đồng quản trị 25 thành viên của ECB đồng ý thực hiện trong một phiên họp duy nhất. Tuy nhiên, lãi suất chuẩn mà các ngân hàng cho vay hiện cũng chỉ ở mức 1,25%, đây vẫn là mức thấp so với các tiêu chuẩn trong quá khứ.

"Hội đồng các thống đốc ngân hàng đã đưa ra quyết định hôm nay và dự kiến sẽ tăng thêm nữa do lạm phát vẫn ở mức quá cao và có khả năng nó sẽ diễn ra trong một thời gian dài", ECB cho biết trong một tuyên bố.

Ngân hàng Trung ương Châu Âu tăng lãi suất cơ bản lần thứ 2 liên tiếp - Ảnh 1.

Trụ sở của ECB ở Frankfurt, Đức. Ảnh: Reuters

Lạm phát hàng năm ở khu vực đồng euro đứng ở mức 8,9% trong tháng Bảy và các dự đoán cho tháng Tám dự kiến ở mức 9,1%.

So với Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ và các ngân hàng trung ương khác, ECB phản ứng chậm hơn trong việc tăng lãi suất để chống lạm phát.

Việc tăng này nhằm tăng chi phí đi vay của người tiêu dùng, doanh nghiệp và chính phủ. Về mặt lý thuyết, điều này làm chậm chi tiêu và đầu tư trong khi nó sẽ có tác dụng giảm nhiệt giá tiêu dùng do nhu cầu tiêu thụ hàng hóa chậm lại.

ECB, giống như nhiều ngân hàng trung ương khác ở các nền kinh tế phương Tây phát triển, đã liên tục giữ lãi suất bằng hoặc gần bằng 0 kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Mục tiêu là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giữ lạm phát vừa phải khoảng 2%.

Trong nhiều năm, tỷ lệ thấp này hầu như không tăng cũng như không thúc đẩy lạm phát. Tuy nhiên, sự gián đoạn nguồn cung toàn cầu trong bối cảnh đại dịch COVID, sau đó là cuộc chiến ở Ukraina, tác động lên giá sản phẩm cốt lõi như thực phẩm và nhiên liệu đã đẩy lạm phát lên tới 10% và điều này đã khiến các ngân hàng phải tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát.

Việc Nga cắt giảm nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên cũng khiến giá cả tăng lên. Moscow đã đổ lỗi cho các vấn đề về kỹ thuật ảnh hưởng đến việc cắt giảm, đồng thời họ cũng cảnh báo về việc ngừng cung cấp hoàn toàn nếu giá khí đốt và nhiên liệu của Nga bị áp giá trần.

Bộ trưởng Tài chính Đức Christian Lindner là một trong những người đầu tiên phản ứng, nói rằng quyết định này là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy "chúng tôi đang ở trong một tình huống kinh tế cực kỳ thách thức".

"Ưu tiên hàng đầu là chống lạm phát vì nếu không nó sẽ cuốn trôi nền tảng kinh tế của chúng ta", Lindner nói với hạ viện Đức trong một cuộc tranh luận về ngân sách.

Chủ tịch ECB Christine Lagarde nói rằng lãi suất sẽ tiếp tục được tăng "trong vài cuộc họp tới" vì "lạm phát vẫn ở mức quá cao và có khả năng duy trì trên mục tiêu của chúng ta trong một thời gian dài".

Bà Lagarde nói với các phóng viên rằng "dữ liệu gần đây chỉ ra sự chậm lại đáng kể trong tăng trưởng kinh tế khu vực đồng euro, nền kinh tế dự kiến sẽ trì trệ vào cuối năm và trong quý đầu tiên của năm 2023".

Tăng trưởng kinh tế đã được điều chỉnh giảm trong thời gian còn lại của năm nay và trong suốt năm 2023. Nền kinh tế trong EU dự kiến sẽ tăng trưởng 3,1% vào năm 2022, 0,9% vào năm 2023 và 1,9% vào năm 2024.

(Nguồn: DW)

NGUYỄN MINH
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement