22/06/2022 08:34
CCI là gì? Những điều cần biết về CCI
CCI là gì? Đặc điểm, cách giao dịch và một số hạn chế của CCI
1. CCI là gì?
CCI (Chỉ số niềm tin tiêu dùng), là một báo cáo được công bố vào mỗi thứ 3 cuối cùng của tháng bởi Conference Board, một tổ chức nghiên cứu kinh tế phi lợi nhuận hàng đầu được quan tâm bởi các nhà đầu tư lẫn Cục dự trữ Liên Bang (Mỹ).
CCI là một chỉ báo kinh tế khá đặc biệt, được tạo thành bởi kết quả khảo sát của hơn 5,000 hộ gia đình với mục địch đo lường sức khỏe tài chính tương đối, sức chi tiêu và niềm tin của các nhóm người tiêu dùng trung bình.
2. Đặc điểm của chỉ báo CCI
Chỉ báo CCI được sử dụng để phân tích xu hướng của thị trường và nó bao gồm những đặc điểm như sau:
CCI thường giao động trong phạm vi -100 đến +100
Trong điều kiện bình thường, CCI dao động dọc theo đường 0 trong phạm vi từ -100 đến +100. Tuy nhiên, trong trường hợp cần thiết, bạn cũng có thể điều chỉnh phạm vi lên từ -200 cho đến +200 phụ thuộc vào chiến lược cụ thể. Hoặc sử dụng cho các công cụ tài chính có độ biến động lớn hơn khi muốn bỏ qua những biến động giá nhỏ, không đáng kể trên thị trường.
CCI tăng từ 0 đến +100 chứng tỏ giá đang tăng
Trong quá trình quan sát chỉ số CCI, nếu nhận thấy chỉ số này đang tăng từ 0 và chạm gần vào đường 100 chứng tỏ rằng giá đang tăng, thị trường biến động theo xu hướng tích cực và có thể tăng mạnh hơn nữa trong tương lai gần.
Tuy nhiên, khi chỉ số CCI vượt quá mức 100 thì sẽ có xu hướng đảo chiều, mức giá bắt đầu giảm ngược trở lại.
CCI giảm từ 0 đến -100 chứng tỏ giá đang giảm
Ngược lại khi đường CCI giảm từ 0 cho đến -100 và gần như chạm vào đường -100 là giá đăng giảm. Điều này đồng nghĩa với việc thị trường đang dần suy yếu, xu hướng thị trường vẫn sẽ tiếp tục giảm mạnh trong tương lai gần.
Khi CCI giảm vượt quá đường -100, thị trường bắt đầu có sự điều chỉnh theo xu hướng tăng trở lại, lúc này thị trường đang rơi vào tình trạng bán quá mức.
3. Cách giao dịch với chỉ số CCI
Nhìn vào công thức tính CCI ở trên, chúng ta có thể thấy chức năng nổi bật của CCI chính là so sánh mức giá hiện tại với giá trung bình của một loại tài sản trong một khoảng thời gian cụ thể. Nếu chỉ báo CCI cao chứng tỏ rằng giá đang di chuyển trên mức giá trị trung bình. Ngược lại, nếu CCI thấp có nghĩa là giá đang di chuyển dưới mức giá trị trung bình.
Từ nhận định trên, các nhà đầu tư chuyên nghiệp đã rút ra nguyên tắc giao dịch với CCI vô cùng đơn giản:
Với chỉ báo CCI tăng, đường CCI di chuyển vượt lên trên +100 cho thấy thị trường đang có xu hướng tăng, lúc này các nhà đầu tư có thể thực hiện vào lệnh mua. Sau đó đợi khi CCI giảm xuống thấp hơn mức +100, các trader đóng lệnh tại thời điểm này.
Ngược lại, với chỉ số CCI giảm, đường CCI di chuyển xuống dưới -100 cho thấy thị trường có thể xảy ra xu hướng giảm và các nhà đầu tư nên mở lệnh bán để kiếm lợi nhuận. Sau đó, có thể đóng lệnh bán này khi chỉ số CCI tăng cao trở lại và vượt mốc -100.
Thực tế, hiện nay có nhiều nhà đầu tư chuyên nghiệp đã sử dụng phạm vi -200 và +200 làm tín hiệu quá mua và quá bán thay vì -100 đến +100 như lý thuyết ban đầu. Một khi chỉ số CCI di chuyển chạm tới mốc -200 và +200 thì hiện tượng mean reversion (trở về trung bình) khả năng cao sẽ xảy ra.
4. Một số hạn chế của CCI
Đường CCI tuy có thể đưa ra các tín hiệu tốt giúp trader vào lệnh, đóng lệnh phù hợp hơn. Tuy nhiên, chỉ số này vẫn tồn tại những nhược điểm như sau:
CCI có độ trễ nhất định nên đôi khi sẽ cung cấp các thông tin muộn hơn nên sẽ lỡ mất các cơ hội giao dịch. Do đó, để có thể dự báo được thị trường một cách chính xác nhất thì ngoài CCI, nhà đầu tư nên kết hợp thêm các phương thức phân tích kỹ thuật khác nữa.
Chỉ số CCI giúp phát hiện các dấu hiệu quá mua hoặc quá bán nhưng lại không tuân thủ theo một công thức nhất định nào. Chính vì vậy mà các tín hiệu này đưa ra cũng dựa nhiều vào tính chủ quan, kinh nghiệm của trader.
(Nguồn: Tổng hợp)
Tin liên quan
Advertisement
Advertisement