Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Bollinger là gì? Những điều cần biết về Bollinger

Kiến thức kinh tế

27/05/2022 00:07

Bollinger là gì? Hạn chế và ý nghĩa của dãi bollinger bands.

1. Định nghĩa Bollinger là gì?

Bollinger bands hay dải bollinger là một chỉ báo kỹ thuật được hình thành từ việc kết hợp đường MA (moving average) và độ lệch chuẩn.

Dải Bollinger bands sẽ tự điều chỉnh mở rộng trong các giai đoạn thị trường biến động và thu hẹp trong các giai đoạn thị trường ít biến động hơn.

Bollinger bands được phát triển và sở hữu bản quyền bởi một nhà phân tích kỹ thuật nổi tiếng tên là John Bollinger.

2. Ý nghĩa của dải bollinger bands

Bollinger bands là một chỉ báo quan trọng giúp nhà đầu tư vào lệnh cũng như xác định xu hướng rất hiệu quả. Sau đây là một vài ý nghĩa quan trọng của chỉ báo Bollinger bands mà các nhà đầu tư cần nắm được.

Sự thu hẹp (Siết chặt)

Sự thu hẹp là khi hai dải trên và dải dưới di chuyển lại gần nhau và tiến sát đến đường SMA 20. Sự thu hẹp này thể hiện một giai đoạn biến động thấp đến mức tối thiểu. Đây là tín hiệu hoàn hảo báo hiệu biến động sẽ tăng trở lại trong thời gian tới và được coi là cơ hội vào lệnh tiềm năng cho các nhà đầu tư kiếm lời.

Sự siết chặt luôn đi cùng với mở rộng. Khi các dải dịch chuyển rộng ra thì độ biến động càng giảm mạnh và phần trăm thoát vị thế lệnh càng lớn.

Điểm break out (đột phá)

Thuật ngữ: Bollinger là gì? Những điều cần biết về Bollinger - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Bất kể sự đột phá nào diễn ra ở hai dải Bollinger cũng là một sự kiện thu hút sự quan tâm lớn của các nhà giao dịch. Cũng giống như Bollinger siết chặt, điểm đột phá break out không được coi là tín hiệu giao dịch.

Đa số nhà đầu tư đều nhầm lẫn rằng khi giá bứt ra khỏi một trong hai dải trên và dưới thì đều là tín hiệu để tham gia thị trường. Tuy nhiên, điểm bứt phá không cho ta dấu hiệu rõ ràng về xu hướng hay mức độ biến động của giá sau đó.

Ngoài ra, chỉ báo này cũng cung cấp manh mối về việc giá chỉ có thể di chuyển trong 1 vùng nhất định và rất khó để thoát ra khỏi vùng đó. Bởi vậy, Bollinger Bands phát huy rất tốt tiềm năng của nó trong quá trình đánh giá xu hướng dài hạn, trung hạn và ngắn hạn.

3. Hạn chế của Bollinger bands

Bollinger Bands không phải là một hệ thống giao dịch độc lập. Chúng chỉ đơn giản là một chỉ báo được thiết kế để cung cấp cho các trader thông tin liên quan đến biến động giá. John Bollinger đề nghị sử dụng chúng với hai hoặc ba chỉ số không tương quan khác cung cấp nhiều tín hiệu thị trường trực tiếp hơn. 

Ông tin rằng việc sử dụng các chỉ số dựa trên các loại dữ liệu khác nhau là rất quan trọng. Một số kỹ thuật ưa thích của ông là kết hợp với MACD và RSI. Bởi vì chúng được tính toán từ SMA, Bollinger bands có trọng số dữ liệu cũ và dữ liệu mới ngang nhau, vì vậy thông tin mới có thể bị pha loãng bởi thông tin cũ. 

Ngoài ra, việc sử dụng SMA 20 ngày và một số lần độ lệch chuẩn là một tùy chọn và có thể không hiệu quả với tất cả trong mọi tình huống. Các trader nên điều chỉnh SMA và số lần độ lệch chuẩn cho phù hợp để theo dõi.

4. Công Thức Tính Đường Bollinger Bands 

Bollinger Bands hình thành nên 3 dải nên công thức sẽ như sau:

+ Dải trên = SMA (20) + (độ lệch chuẩn 20 ngày của giá x 2)

+ Dải giữa = SMA (20)

+ Dải dưới = SMA (20) – (Độ lệch chuẩn 20 ngày của giá x 2)

SMA (20) : là đường trung bình đơn giản trong chu kỳ 20 ngày.

Lý do để SMA (20) bởi đây sẽ dùng để mô tả xu hướng trong trung hạn tương đương với khoảng thời gian giao dịch trong vòng khoảng 3 tuần. Và đây là chu kỳ được rất nhiều nhà giao dịch trên thế giới sử dụng làm quy chuẩn.

Ví dụ: Giả sử bạn muốn mua cặp tiền tệ EUR/USD có tỷ giá hiện tại là 1.1250; giá trị SMA là 70 và độ lệch giá trong 20 ngày là 1,2. Từ các thông số này, ta dễ dàng tính được:

+ Dải giữa = 70

+ Dải trên = 70 + 2 x 1,2 = 72.4

+ Dải dưới = 70 – 2 x 1,2 = 67.6

5. Kết luận

Mặc dù mọi chiến lược đều có ưu điểm và nhược điểm của nó, nhưng Bollinger Bands đã trở thành một trong những công cụ phân tích kỹ thuật hữu ích và được sử dụng phổ biến nhất trong việc làm nổi bật giá của chứng khoán trong ngắn hạn. 

Mua khi giá cổ phiếu vượt qua dải dưới của Bollinger Bands thường giúp các trader tận dụng các điều kiện quá bán và kiếm lợi nhuận khi giá cổ phiếu di truyển ngược lên đường trung bình động.

(Nguồn: Tổng hợp)

TRUNG HIẾU
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement