Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Báo cáo tài chính là gì? Những điều cần biết về báo cáo tài chính

Kiến thức kinh tế

18/06/2022 08:17

Báo cáo tài chính là gì? Mục đích và vai trò của báo cáo tài chính.

1. Báo cáo tài chính là gì?

Báo cáo tài chính (BCTC) là tập hợp các thông tin kinh tế của doanh nghiệp được kế toán viên trình bày dưới dạng bảng biểu, cung cấp các thông tin, số liệu về tình hình tài chính, kết quả kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp trong một giai đoạn cụ thể (một quý, 6 tháng, hoặc cả năm) để đáp ứng các nhu cầu cho những người sử dụng chúng trong việc đưa ra các quyết định về kinh tế.

Báo cáo tài chính là gì? Những điều cần biết về báo cáo tài chính - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

2. Mục đích của báo cáo tài chính?

BCTC dùng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu quản lý của chủ doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước và nhu cầu hữu ích của những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế. BCTC phải cung cấp những thông tin của một doanh nghiệp về:

+ Tài sản.

+ Nợ phải trả.

+ Vốn chủ sở hữu.

+ Doanh thu, thu nhập khác, chi phí sản xuất kinh doanh và chi phí khác.

+ Lãi, lỗ và phân chia kết quả kinh doanh.

+ Các luồng tiền.

Ngoài ra, doanh nghiệp còn phải cung cấp các thông tin khác trong "Bản thuyết minh BCTC" nhằm giải trình thêm về các chỉ tiêu đã phản ánh trên các Báo cáo tài chính tổng hợp và các chính sách kế toán đã áp dụng.

Nếu doanh nghiệp hoạt động theo thông tư 200/2014/TT-BTC, các báo cáo bắt buộc bao gồm Bảng cân đối kế toán: Tài sản/Nợ, vốn chủ sở hữu.

BCTC là căn cứ quan trọng nhất để nhà đầu tư nắm được tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Phân tích báo cáo tài chính là một công đoạn quan trọng trong quá trình phân tích cơ bản, định giá cổ phiếu.

3. Vai trò của báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính là gì? Những điều cần biết về báo cáo tài chính - Ảnh 2.

Ảnh minh họa.

Cung cấp chỉ tiêu về kinh tế, tài chính cần thiết để nhận biết, kiểm tra toàn diện tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Cung cấp số liệu, tài liệu cần thiết cho việc phân tích hoạt động kinh tế, tài chính để nhận biết và đánh giá tình hình kinh doanh, thực trạng tài chính, hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.

Dựa trên số liệu thể hiện trên BCTC để phân tích, phát hiện tiềm năng về kinh tế, dự đoán tình hình, xu hướng hoạt động của doanh nghiệp để đưa ra các quyết định đúng đắn, có hiệu quả.

Cung cấp số liệu phục vụ cho việc lập kế hoạch sản xuất, kinh doanh, đầu tư cho phù hợp.

Thông tin thể hiện trên bản BCTC không chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý, điều hành của các nhà quản lý doanh nghiệp mà còn đáp ứng thông tin của nhiều đối tượng khác. Cụ thể:

Đối với chủ doanh nghiệp, Hội đồng quản trị, Ban giám đốc: BCTC cung cấp thông tin để doanh nghiệp phân tích, đánh giá thực trạng, tiềm năng tài chính, khả năng thanh toán, tình hình và kết quả kinh doanh; từ đó hoạch định chính sách quản lý, sử dụng tài sản và huy động vốn, dòng tiền cho hợp lý.

Đối với các nhà đầu tư, chủ nợ, ngân hàng: Thông tin trên BCTC giúp đánh giá thực trạng và tiềm năng tài chính và các hoạt động kinh doanh, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán và đánh giá rủi ro để có quyết định phù hợp.

Đối với người lao động: Thông tin trên BCTC giúp NLĐ hiểu được tình hình hoạt động, khả năng tiếp tục duy trì và phát triển trong tương lai, cũng như khả năng chi trả, thanh toán của doanh nghiệp để có quyết định việc làm phù hợp.

Đối với cơ quản quản lý nhà nước: Thông tin trên BCTC để thực hiện chức năng thanh tra, kiểm tra, giám sát việc tuân thủ luật pháp, từ đó đề ra các quyết định quản lý phù hợp.

4. Những đối tượng phải nộp Báo cáo tài chính

Đối tượng áp dụng lập BCTC bao gồm:

* Đối tượng lập BCTC năm.

Hệ thống BCTC năm được áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp thuộc các ngành và các thành phần kinh tế. BCTC năm phải lập theo dạng đầy đủ.

* Đối tượng lập BCTC giữa niên độ (BCTC quý và BCTC bán niên).

Doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ hoặc nắm giữ cổ phần chi phối, đơn vị có lợi ích công chúng phải lập BCTC giữa niên độ;

Các doanh nghiệp khác không thuộc đối tượng nêu trên được khuyến khích lập BCTC giữa niên độ (nhưng không bắt buộc).

BCTC giữa niên độ được lập dưới dạng đầy đủ hoặc tóm lược.

Lưu ý:

Doanh nghiệp cấp trên có các đơn vị trực thuộc không có tư cách pháp nhân phải lập BCTC của riêng đơn vị mình và BCTC tổng hợp.

Các đơn vị trực thuộc không có tư cách pháp nhân phải lập BCTC của mình phù hợp với kỳ báo cáo của đơn vị cấp trên để phục vụ cho việc tổng hợp BCTC của đơn vị cấp trên và kiểm tra của cơ quan quản lý Nhà nước.

5. Thời hạn nộp Báo cáo tài chính

Căn cứ vào khoản 3 điều 29 luật kế toán 2015, Báo cáo tài chính năm của đơn vị kế toán phải được nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm theo quy định của pháp luật.

(Nguồn: Tổng hợp)





TRUNG HIẾU
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement