Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Việc mở 'hành lang ngũ cốc' trên Biển Đen để giải quyết nạn đói trên toàn cầu có khả thi?

Nga đã đồng ý tạo ra một "hành lang" xuất khẩu ngũ cốc từ Ukraina, tuy nhiên, theo các chuyên gia, vẫn còn nhiều điểm rất khó để Kyiv có thể chấp nhận tham gia. Trong khi đó, tình trạng thiếu hụt lúa mì trên toàn cầu ngày càng trở nên gay gắt hơn.
news

Theo Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO), 20 triệu tấn ngũ cốc, ban đầu dành cho thị trường toàn cầu, hiện đang bị mắc kẹt tại cảng Odesa, cảng biển lớn nhất, chiếm đến 50% lượng hàng xuất khẩu của Ukraina, nằm ở Biển Đen.

Tuy nhiên, kể từ khi Nga tấn công vào nước này vào cuối tháng Hai, hoạt động tại cảng này đã phải tạm dừng.

Bên cạnh đó, việc hải quân Nga phong tỏa Biển Đen cũng đã ngăn cản việc xuất khẩu ngũ cốc của Ukraina.

Trong khi đó, thị trường ngũ cốc toàn cầu đang thiếu hụt nghiêm trọng. Một số quốc gia châu Phi và Trung Đông đang trong tình trạng thiếu các sản phẩm làm từ lúa mì và Ukraina thì cũng đang rất cần nguồn tiền thu từ việc xuất khẩu số ngũ cốc này.

Ukraina đã cố gắng xuất khẩu ngũ cốc qua hệ thống đường sắt trong những tuần gần đây, nhưng việc vận chuyển bằng tuyến đường này sẽ chậm hơn nhiều do các đoàn tàu của Ukraina không tương thích với phần lớn hệ đường sắt của châu Âu.

Vai trò của Thổ Nhĩ Kỳ

Những nỗ lực liên tục nhằm tái khởi động việc xuất khẩu ngũ cốc qua Biển Đen hiện đang được tiến hành và Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đã tới Thổ Nhĩ Kỳ trong tuần này để thảo luận về vấn đề này.

Ông nói trong cuộc họp báo với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu ở Ankara hôm thứ Tư rằng: "Chúng tôi sẵn sàng đảm bảo an toàn cho các tàu rời cảng Ukraina. Chúng tôi sẵn sàng làm điều này với sự hợp tác của các đồng nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ".

Việc mở 'hành lang ngũ cốc' trên Biển Đen để giải quyết nạn đói trên toàn cầu có khả thi? - Ảnh 1.

Ngoại trưởng Nga và Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc gặp mới đây.

Ý tưởng của Nga là thành lập một cơ quan điều phối do Liên hợp quốc đứng đầu tại Istanbul và cơ quan này có nhiệm vụ điều chỉnh cách thức phân phối ngũ cốc ra thị trường thế giới.

Ba cảng của Ukraina hiện đang được xem xét để làm điểm trung chuyển ngũ cốc ra nước ngoài bao gồm Odesa, Chornomorsk và Yuzhne.

Về nguyên tắc, Ukraina sẽ quan tâm đến một thỏa thuận như vậy, nhưng chính phủ của Tổng thống Zelenskyy cũng có những quan điểm của riêng mình. Do đó, LHQ đã đề xuất thành lập một nhóm liên lạc với các đại diện bao gồm LHQ, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga và Ukraina để tạo ra một cơ chế kiểm soát cho một hành lang xuất khẩu ngũ cốc an toàn khả thi.

Beate Apelt, người đứng đầu văn phòng tại Thổ Nhĩ Kỳ của Tổ chức Friedrich Naumann vì Tự do, nói rằng có thể "thiết lập một hành lang như vậy nếu mọi người muốn".

Việc mở 'hành lang ngũ cốc' trên Biển Đen để giải quyết nạn đói trên toàn cầu có khả thi? - Ảnh 3.

Một tàu rà phá bom mìn của Thổ Nhĩ Kỳ.

Tuy nhiên, có một số điểm vẫn chưa thông, phần lớn liên quan đến vấn đề an toàn do Nga và Ukraina đã rải rất nhiều mìn theo bờ biển. Ông Apelt cho biết: "Hải quân Ukraina muốn ngăn chặn các tàu chiến Nga tiến hành các hoạt động đổ bộ gần Odesa".

Cần phải gỡ bỏ tất cả mìn để các tàu hàng vận chuyển ngũ cốc có thể đi qua và các chuyên gia Thổ Nhĩ Kỳ tính toán rằng, việc này có thể diễn ra trong vòng một hoặc hai tuần.

Yörük Isik, một thành viên của Viện Trung Đông có trụ sở ở Istanbul nói rằng, hải quân Thổ Nhĩ Kỳ là "một trong những người có kinh nghiệm nhất trong NATO" cho nhiệm vụ này vì lực lượng này có ít nhất 11 tàu quét mìn và nhân viên của họ được đào tạo bài bản.

Tuy nhiên, nếu rà phá bom mìn, cảng Odesa sẽ không nằm trong số đó do chính phủ Ukraina lo ngại tàu chiến Nga có thể sử dụng hành lang an toàn để tấn công thành phố cảng lớn nhất Ukraina.

Kyiv đang yêu cầu đảm bảo an ninh, chẳng hạn như tên lửa chống hạm của phương Tây, mà chính phủ Nga thì lại không muốn điều này.

Apelt nói: "Với những những gì đang diễn ra, tôi không tin rằng Kyiv sẽ tin vào lời cam kết không gây hấn từ phía Moscow. Đây là lúc Thổ Nhĩ Kỳ phát huy vai trò của mình. Nước này không chỉ muốn tạo ra hành lang mà còn muốn các tàu của mình tham gia vào công việc vận chuyển".

Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã tuyên bố rằng, họ sẵn sàng làm điều này, nhưng vấn đề là liệu Kyiv có đồng ý với việc chỉ có các tàu của Thổ Nhĩ Kỳ tham gia hay không.

Chuyên gia Yüsük Isik cho rằng, các quốc gia khác sẽ phải đưa ra các đảm bảo an ninh để Ukraina đồng ý.

Ví dụ, Thổ Nhĩ Kỳ có thể hợp tác với Anh và Mỹ. Tuy nhiên, các biện pháp bảo vệ này đều có những rủi ro nhất định.

Cho đến nay, NATO vẫn giữ quân đội của mình tránh xa cuộc xung đột giữa Nga và Ukraina. Nếu một đoàn tàu bảo vệ bị tấn công bởi một trong hai bên, các tàu chiến của NATO có thể cho rằng nó liên quan trực tiếp đến mình và điều này có thể kích hoạt leo thang chiến tranh.

Vẫn còn tồn tại nhiều bất đồng

Về phần mình, Nga khẳng định họ được phép kiểm tra các tàu chở hàng mà các nước gửi đến trước khi chúng vào bất kỳ một cảng của Ukraina. Nguyên nhân, phía Nga lo ngại sẽ có vũ khí chuyển vào cho quân đội Ukraina bằng con đường này.

Tuy nhiên, cho đến nay, Kyiv từ chối việc này.

Việc mở 'hành lang ngũ cốc' trên Biển Đen để giải quyết nạn đói trên toàn cầu có khả thi? - Ảnh 4.

Mô phỏng "hành lang ngũ cốc" được Nga vạch ra.

Một điểm tranh cãi khác nữa là, làm thế nào để phân phối doanh thu từ ngũ cốc, không chỉ số ngũ cốc được xuất đi từ khu vực Odesa, mà còn từ các khu vực hiện nằm trong lãnh thổ do Nga chiếm đóng, chẳng hạn như Kherson và Mariupol.

Kyiv đã cáo buộc Nga đánh cắp ngũ cốc từ các cảng của Ukraina và xuất khẩu sang Syria và có thể là cả Thổ Nhĩ Kỳ. Đại sứ quán Ukraina tại Ankara đã yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành kiểm tra chặt chẽ hơn các tàu Nga ở eo biển Bosporus nhưng cho đến nay nước này vẫn chưa đồng ý.

Apelt dự đoán: "Moscow có lẽ sẽ đồng ý với một hành lang ngũ cốc để đổi lấy việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt nhất định. Tại cuộc họp báo ở Ankara, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu ám chỉ những nhượng bộ như thế có thể xảy ra".

"Nếu chúng ta cần mở cửa thị trường quốc tế cho ngũ cốc Ukraina, chúng tôi coi việc loại bỏ những trở ngại cản trở xuất khẩu của Nga là một nhu cầu chính đáng", ông nói thêm.

Đó là một quyết định khó khăn đối với Ukraina và các đối tác phương Tây. Theo FAO, thế giới có khoảng 10 tuần để tìm ra giải pháp. Đó là khi vụ thu hoạch lúa mì tiếp theo sắp bắt đầu. Từ đây cho đến lúc đó, các silo chứa ngũ cốc sẽ phải được làm trống.

NGUYỄN MINH
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ