Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Vì sao chất bán dẫn trở thành trung tâm của nền kinh tế và địa chính trị thế giới?

Kinh tế thế giới

14/10/2022 12:13

Trung Quốc khai mạc Đại hội đảng tại Bắc Kinh vào ngày 16/10, một tuần sau khi Washington áp đặt các hạn chế chặt chẽ đối với xuất khẩu công nghệ bán dẫn sang Trung Quốc nhằm ngăn nước này vượt qua Mỹ về kinh tế và quân sự. Vì sao chất bán dẫn lại quan trọng đối với nền kinh tế lẫn chính trị đến như vậy?

Từ lâu, chất bán dẫn đã rất quan trọng đối với mọi thứ, từ tủ lạnh đến tên lửa đạn đạo. Tuy nhiên, chỉ trong thời gian gần đây, chất bán dẫn mới thực sự thu hút được sự chú ý của công chúng.

Washington đã chứng tỏ sức mạnh toàn năng của ngành công nghiệp bán dẫn của mình vào năm 2018 khi Bộ Thương mại dưới thời ông Donald Trump cấm công ty viễn thông ZTE của Trung Quốc mua chip được thiết kế tại Mỹ. Quyết định này của chính quyền ông Trump suýt chút nữa đã khiến công ty sụp đổ trước khi vị Tổng thống Mỹ lúc bấy giờ bất ngờ đảo ngược biện pháp này.

Vì sao chất bán dẫn trở thành trung tâm của nền kinh tế và địa chính trị thế giới? - Ảnh 1.

Các chip bán dẫn trên bảng mạch máy tính trong bức ảnh được chụp ngày 25/2/2022. Ảnh: Reuters

Nhưng chất bán dẫn chỉ thực sự chiếm ưu thế trên các tiêu đề báo chí vào đầu năm 2021. Một loạt các yếu tố - đặc biệt là việc các nước phong tỏa do đại dịch COVID-19 làm ảnh hưởng đến nhu cầu của người tiêu dùng và điều này đã gây ra một cuộc khủng hoảng thiếu chip nghiêm trọng, ảnh hưởng đến lĩnh vực sản xuất ô tô, điện thoại,…

Giờ đây, tâm điểm về chất bán dẫn lại đổ dồn về trước thềm Đại hội của Trung Quốc, sau khi Bộ Thương mại Mỹ vào ngày 7/10 đã công bố các biện pháp mới nhằm hạn chế xuất khẩu công nghệ bán dẫn của Mỹ sang Trung Quốc. Đây là một phần trong phản ứng của ông nhằm loại bỏ Trung Quốc khỏi các chip do Mỹ thiết kế và đưa nước này trở thành nước dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực này.

Để hiểu kỹ hơn cách chất bán dẫn vì sau lại vươn lên vị trí hàng đầu trong kinh tế và chính trị quốc tế, FRANCE 24 đã có cuộc nói chuyện với Chris Miller, tác giả của cuốn sách bán chạy được xuất bản gần đây "Cuộc chiến chip" và là phó giáo sư lịch sử quốc tế tại Đại học Tufts.

FRANCE 24: Chất bán dẫn là gì và làm thế nào mà chúng trở thành trung tâm của nền kinh tế thế giới và cuộc sống hàng ngày?

Ông Chris Miller: Chất bán dẫn là những mảnh silicon nhỏ với hàng triệu tỷ mạch nhỏ được khắc trên đó. Các mạch này cung cấp sức mạnh tính toán bên trong hầu hết mọi thiết bị có công tắc bật-tắt như điện thoại thông minh, máy tính, trung tâm dữ liệu, ô tô và máy rửa bát.

Một người bình thường sẽ tương tác với hàng chục, nếu không phải hàng trăm chất bán dẫn mỗi ngày, mặc dù chúng ta hầu như không bao giờ nhìn thấy chúng.

FRANCE 24: Lợi thế của Mỹ về chất bán dẫn quan trọng như thế nào đối với chiến thắng của họ trong Chiến tranh Lạnh?

Ông Chris Miller: Lợi thế của Mỹ trong lĩnh vực máy tính là rất quan trọng. Ngay từ những ngày đầu tiên của cuộc chạy đua vũ trang, Lầu Năm Góc đã cố gắng áp dụng sức mạnh tính toán vào các hệ thống phòng thủ của mình. Ứng dụng chính đầu tiên của chip là trong hệ thống dẫn đường tên lửa, nhưng ngày nay chúng được sử dụng trong mọi thứ, từ thông tin liên lạc cảm biến cho đến chiến tranh điện tử.

Cũng giống như một người bình thường sẽ tương tác với hàng chục con chip mỗi ngày, quân đội chủ yếu phụ thuộc vào sức mạnh xử lý và khả năng xử lý tín hiệu của con chip. Hơn nữa, khi quân đội bắt đầu thử nghiệm với các hệ thống ngày càng độc lập, họ sẽ càng phụ thuộc nhiều hơn vào các chip tiên tiến.

FRANCE 24: Làm thế nào mà Đài Loan (Trung Quốc) - cụ thể là Công ty Sản xuất Chất bán dẫn Đài Loan (TSMC) - gần như thống trị lĩnh vực sản xuất chip? Và điều gì sẽ xảy ra với nền kinh tế thế giới nếu các cơ sở của TSMC ở Đài Loan bị hư hại do chiến tranh?

Ông Chris Miller: TSMC là nhà sản xuất chip xử lý tiên tiến nhất thế giới, nhờ quy mô khổng lồ và độ chính xác sản xuất phi thường. Ngày nay, TSMC sản xuất 90% chip xử lý tiên tiến nhất, đi vào mọi thứ, từ điện thoại thông minh, PC đến trung tâm dữ liệu.

Nếu một cuộc chiến tranh xảy ra khiến hoạt động sản xuất của họ phải dừng lại, nền kinh tế toàn cầu sẽ phải mất hàng trăm tỷ USD.

FRANCE 24: Ở châu Âu, có quan điểm cho rằng mình đi sau khi nói đến các ngành công nghệ cao, nhưng công ty Hà Lan ASML là ngoại lệ lớn cho điều này. Làm thế nào mà nó lại đóng một vai trò vô giá trong sản xuất chip?

Ông Chris Miller: ASML sản xuất những cỗ máy mà không có chip tiên tiến thì không thể tạo ra nó.

Chuyên môn của ASML là in thạch bản và nó chiếm 100% thị phần trong việc sản xuất các máy in thạch bản tiên tiến nhất. Nó đã mài giũa những khả năng này trong nhiều năm và ngày nay là nhà cung cấp quan trọng cho các công ty như Samsung, TSMC và Intel.

FRANCE 24: Ông có nghĩ rằng Trung Quốc có những gì để so sánh hoặc thay thế Mỹ khi nói đến chất bán dẫn?

Ông Chris Miller: Từ vài năm nay nay, Washington đã lo lắng về tác động an ninh quốc gia của việc Trung Quốc bắt kịp lĩnh vực kinh doanh chất bán dẫn, đặc biệt là trong bối cảnh sáng kiến Made in China 2025 của ông Tập Cận Bình đưa chip trở thành ưu tiên hàng đầu.

Trung Quốc đã và đang đầu tư hàng chục tỷ USD vào các chương trình phát triển chip của chính phủ. Các chương trình này đã mang lại tiến bộ đáng kể trong một số lĩnh vực, đặc biệt là thiết kế chip.

Tuy nhiên, trên diện rộng, Trung Quốc vẫn thua xa khả năng của Mỹ, Hàn Quốc hay Đài Loan về chế tạo chip. Ngoài ra, tất cả việc chế tạo chip ở Trung Quốc ngày nay đều dựa vào máy công cụ nhập khẩu từ nước ngoài, phần lớn từ Mỹ, Hà Lan và Nhật Bản.

FRANCE 24: Ông có nghĩ rằng kế hoạch của Tổng thống Joe Biden để đưa nhiều sản xuất chip trở lại Mỹ là một ý tưởng hay, dựa trên các tác động an ninh của phần lớn hoạt động sản xuất chip xử lý tiên tiến được đặt tại Đài Loan?

Ông Chris Miller: Ngày nay, 90% chip xử lý tiên tiến nhất trên thế giới được sản xuất tại Đài Loan. Với sức mạnh quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc và chủ nghĩa dân tộc hiếu chiến của ông Tập Cận Bình, đây là một rủi ro lớn đối với nền kinh tế toàn cầu.

Những nỗ lực nhằm đa dạng hóa địa lý của sản xuất chip tiên tiến là một bước đi thông minh từ quan điểm này. Điều này giải thích tại sao Hoa Kỳ, Nhật Bản và Châu Âu đều đang cố gắng củng cố vị trí của quốc gia họ trong chuỗi cung ứng chất bán dẫn.

(Nguồn: FRANCE 24)

N.MINH
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement