Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

USD trỗi dậy, châu Á đứng trước áp lực tiền tệ

Phân tích

05/04/2024 08:34

Giới đầu tư đang gia tăng vị thế bán khống các đồng tiền ở khu vực thị trường châu Á mới nổi. Diễn biến này xuất hiện khi giá USD mạnh lên trong bối cảnh thị trường không chắc chắn về thời điểm giảm lãi suất của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed).

Sức mạnh của nền kinh tế Mỹ củng cố đồng bạc xanh

Hoạt động sản xuất vững chắc và dữ liệu mạnh mẽ của thị trường lao động Mỹ trong thời gian gần đây đã phủ bóng đen lên kỳ vọng về mức độ giảm lãi suất của Fed trong năm nay. Điều này đang hỗ trợ đồng bạc xanh.

Theo báo cáo mới đây của ADP, nhà cung cấp phần mềm quản lý nhân sự và tiền lương, trong tháng 3, khu vực tư nhân của Mỹ tạo ra thêm 184.000 việc làm, cao hơn con số 150.000 theo dự báo của các nhà kinh tế. Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất của Mỹ mới công bố cho thấy, hoạt động nhà máy mở rộng lần đầu tiên kể từ tháng 9/2022 sau 16 tháng suy yếu liên tục.

Vượt qua xu hướng giảm giá ngắn hạn vào cuối năm 2023, USD tăng giá khoảng 3,3% trong năm nay so với rổ các ngoại tệ mạnh, tính đến hôm 3/4. Dữ liệu cũng cho thấy nhà đầu tư đang duy trì vị thế mua ròng USD ở mức cao nhất kể từ tháng 9/2022.

USD trỗi dậy, châu Á đứng trước áp lực tiền tệ- Ảnh 1.

Sự trỗi dậy của đồng USD đã đạt được những kỷ lục liên tiếp khiến các loại tiền tệ trên toàn thế giới rơi vào vòng xoáy suy giảm.

Các nhà giao dịch trên thị trường lãi suất tương lai hiện đặt cược có khoảng 60% xác suất Fed bắt đầu giảm lãi suất vào tháng 6. Họ dự báo, ít nhất là trong 3 tháng tới, không có ngoại tệ mạnh nào có thể đảo ngược mức giảm giá hoàn toàn từ đầu năm đến nay so với USD.

"Trước khi dữ liệu việc làm phi nông nghiệp của Mỹ được công bố cuối tuần này, chúng tôi tin rằng xu hướng mua USD trên thị trường ngoại hối tiếp tục duy trì", Ryota Abe, chuyên gia kinh tế của ngân hàng Sumitomo Mitsui Banking Corp, nhận định.

Ông cho biết thêm, trong môi trường vĩ mô hiện nay, có rất ít động lực khuyến khích các nhà đầu tư mua các đồng tiền của châu Á.

Nhiều đồng tiền châu Á bị bán mạnh

Theo khảo sát của Reuters với 11 nhà chiến lược ngoại hối, công bố hôm 4/4, các nhà đầu tư đã tăng bán khống đồng rupiah của Indonesia lên mức cao nhất kể từ đầu tháng 11/2023. Vị thế bán khống đồng baht của Thái Lan cũng tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 10/2022.

Sự đặt cược giảm giá đối với đồng rupiah được củng cố sau khi lạm phát ở nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á tăng cao hơn dự báo trong tháng trước.

Hôm 1/4, Cục Thống kê quốc gia Indonesia cho biết, lạm phát trong tháng 3 tăng 3,05% so với cùng kỳ năm ngoái, đánh dấu tốc độ tăng nhanh nhất trong 7 tháng. Riêng giá thực phẩm tăng 10,33% so với cùng kỳ năm trước, nhanh hơn mức tăng 8,47% của tháng 2. Các mặt hàng như gạo, thịt và thịt gà đóng góp nhiều nhất cho mức tăng này.

Dữ liệu lạm phát khiến giá đồng rupiah giảm xuống mức thấp nhất trong 4 năm so với đô la, buộc Ngân hàng trung ương Indonesia (BI) phải can thiệp vào thị trường ngoại hối để vực dậy tỷ giá vào hôm 2/4.

USD trỗi dậy, châu Á đứng trước áp lực tiền tệ- Ảnh 2.

ạm phát tiếp tục "nóng" ở nhiều nước châu Á phần lớn là do giá gạo và hàng thực phẩm khác tăng cao.

"Chúng tôi nhận thấy áp lực ngắn hạn đối với đồng rupiah xuất phát từ USD mạnh hơn. Điều này khiến sức hút của trái phiếu của Indonesia mờ nhạt và nhu cầu USD trong nước mạnh mẽ", Mitul Kotecha, người đứng đầu chiến lược vĩ mô ngoại hối và các thị trường mới nổi khu vực châu Á ở ngân hàng Barclays nói.

Với tỷ giá sắp chạm ngưỡng tâm lý 16.000 rupiah đổi 1 USD, các nhà phân tích cho rằng không thể loại trừ khả năng BI tăng lãi suất trong những tháng tới.

Các quỹ toàn cầu đã bán khoảng 1,7 tỷ USD trái phiếu của chính phủ Indonesia trong quí đầu tiên, mức cao nhất hàng quí kể từ tháng 9/2022.

Edi Susianto, giám đốc phụ trách bộ phận quản lý tài sản tiền tệ của BI cho biết, đồng rupiah chịu áp lực nặng nề bởi sự mất giá của đồng CNY của Trung Quốc. Bên cạnh đó, nhu cầu USD mạnh và tình trạng dòng vốn nước ngoài tháo chảy khỏi thị trường trái phiếu Indonesia. Ông nói thêm, dữ liệu lạm phát tháng 3 cao hơn dự báo cũng góp phần khiến đồng tiền của Indoneasia suy yếu.

Hôm 3/4, đồng CNY giảm xuống sát biên độ tối đa cho phép với USD. Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) kiểm soát tiền tệ thông qua việc ấn định tỷ giá tham chiếu hàng ngày, chỉ cho phép USD tăng giảm tối đa 2% so với mức tỷ giá ấn định. Theo các nhà giao dịch, trong tuần này, các ngân hàng nhà nước của Trung Quốc đã bán USD trong nỗ lực giữ tỷ giá ổn định.

USD trỗi dậy, châu Á đứng trước áp lực tiền tệ- Ảnh 3.

Các đồng tiền chủ chốt ở châu Á như CNY, Yên Nhật Bản và Won Hàn Quốc đều giảm giá mạnh so với USD trong đầu năm nay. Ảnh: Reuters

Trong khi đó, tại Thái Lan, đồng baht đang chịu áp lực do nền kinh tế phụ thuộc vào du lịch tăng trưởng yếu hơn. Ngoài ra mùa trả cổ tức cho các nhà đầu tư nước ngoài đang đến và những quan điểm bất đồng về việc cắt giảm lãi suất giữa chính phủ và Ngân hàng trung ương Thái Lan.

Theo khảo sát của Reuters, vị thế bán khống với USD Đài Loan và đồng won Hàn Quốc cũng đạt mức cao nhất kể từ đầu tháng 11 năm ngoái.

Poon Panichpibool, nhà chiến lược thị trường của ngân hàng Krung Thai dự báo, USD Đài Loan và đồng won Hàn Quốc sẽ "biến động khá mạnh" nếu cổ phiếu công nghệ ở hai nền kinh tế này điều chỉnh giảm giá sau khi tăng đáng kể trong năm nay.

Hồi đầu năm, giới đầu tư lạc quan về triển vọng tăng giá của đồng rupee Ấn Độ. Nhưng giờ đây, họ cũng đã giảm bớt đặt cược vào cửa tăng giá của đồng tiền này do lo ngại về triển vọng giảm lãi suất của Fed.

TÚC
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement