23/10/2023 09:00
Thị trường bất động sản Hồng Kông vẫn tiếp tục điêu đứng
Thị trường bất động sản thương mại ở Hồng Kông (Trung Quốc) đang quay cuồng trong cơn biến động suy thoái kinh tế. Giá nhà đất chịu áp lực khi lãi suất tăng khiến các khoản vay trở nên khó chi trả hơn.
Sau gần một năm gọi điện với các đại lý bất động sản, bà Chan cuối cùng cũng cảm thấy nhẹ nhõm khi bán được căn hộ rộng 400 m2 trên tầng cao nhất của mình tại khu dân cư phía bắc Yuen Long của Hồng Kông với giá 5,8 triệu đô la Hồng Kông (741.000 USD) vào tháng trước. Tuy nhiên, giá bán này là giá bán đã giảm đến 32% so với giá lúc Chan mua vào.
Căn hộ có tầm nhìn bao quát ra đường chân trời của Thâm Quyến nằm ở Bắc Metropolis, khu vực then chốt cho tham vọng của Hồng Kông phát triển một trung tâm đổi mới và công nghệ cũng như tăng cường hội nhập kinh tế với đại lục.
Việc Chan giảm giá sâu cho căn hộ của mình phản ánh tình hình của thị trường bất động sản thành phố, vốn là biểu tượng của nền kinh tế địa phương. Với doanh số bán nhà giảm và các không gian văn phòng trống rỗng không có người thuê, áp lực đang đè nặng lên Giám đốc điều hành Hồng Kông John Lee trong bài phát biểu chính sách thường niên vào thứ Tư tới để phục hồi nền kinh tế.
Trong lịch sử, lĩnh vực bất động sản đã đóng một vai trò quan trọng trong kinh tế của thành phố. Việc bán đất đã giúp lấp đầy kho bạc của chính phủ trong khi giá nhà tăng tạo ra sự giàu có cho các hộ gia đình, ngay cả khi thị trường nhà đất nơi này là một trong những nơi đắt đỏ nhất thế giới.
Các nhà đầu tư bất động sản và chính phủ tin rằng sau khi hết các lệnh phong tỏa vì Covid, giá bất động sản sẽ tăng nhờ hoạt động đi lại giữa Trung Quốc được kết nối lại sẽ kích thích nhu cầu.
Tuy nhiên, những hy vọng đó đã không thành hiện thực. Các nhà phân tích chỉ ra vô số yếu tố dẫn đến sự phục hồi chậm chậm nhưng nhấn mạnh ảnh hưởng của suy suy thoái kinh tế của Trung Quốc.
Một yếu tố khác là lãi suất của Hồng Kông, biến động theo sát Cục Dự trữ Liên bang Mỹ. Chính sách tiền tệ Hồng Kông theo sát chính sách tiền tệ của Mỹ vì đồng HKD bị "neo" theo đồng USD. Hồng Kông đã tăng lãi 11 lần trong 17 tháng qua, đưa chi phí đi vay lên mức chưa từng thấy kể từ năm 2007.
Với việc không cắt giảm lãi trong thời gian tới, chính quyền Hồng Kông đang trở nên tuyệt vọng.
Vào tháng 7, các nhà chức trách đã sẵn sàng giải phóng các quy định thế chấp lần đầu tiên kể từ năm 2009, nhưng các nhà phân tích dự đoán rằng điều này sẽ không có tác dụng gì nhiều trong việc trấn áp tâm lý người dân, bởi vì mọi người mua vẫn ở chế độ "chờ đợi".
Theo cơ quan bất động sản địa phương Midland Realty, khối lượng giao dịch nhà ở đạt đỉnh điểm vào tháng 3 khi việc đi lại qua biên giới với Trung Quốc đại lục được nối lại, nhưng sự phục hồi rất yếu và ngắn ngủi.
Nhà phát triển bất động sản Henderson Land đã thẳng thắn đánh giá thị trường, cho biết thị trường bất động sản sẽ tiếp tục trì hoãn nếu chính phủ không đề xuất bất kỳ giải pháp mới nào để giải quyết tình trạng bán tháo ở Hồng Kông.
Trong khi đó, làn sóng di cư của các gia đình địa phương đã làm giảm nhu cầu về sở hữu tài sản nhà ở, cũng như làm ngành xây dựng Hồng Kông điêu đứng.
Các công ty nước ngoài đầy tư vào Hồng Kông cũng giảm dần, các doanh nghiệp từ Mỹ, Anh và Úc rút khỏi thị trường nơi đây nhiều nhất trong 5 năm qua. Nhiều tòa tháp văn phòng với các khu phức hợp thương mại ở trung tâm vẫn tiếp tục gần như trống rỗng.
Không như New York hay London, các chủ đất tại Hồng Kông không thể đổ lỗi cho trào lưu làm việc tại nhà. Hệ thống tàu điện ngầm phát triển và các căn hộ mini khiến người Hồng Kông không mấy hứng thủ với việc ôm laptop làm việc tại nhà.
Tình trạng dư thừa diện tích văn phòng và dự kiến mở rộng thêm nhiều tháp thương mại có thể sẽ gây áp lực cho thị trường. Theo công ty bất động sản thương mại CBRE, giá thuê văn phòng hạng A đã giảm hơn 30% kể từ năm 2019 và dự kiến sẽ giảm thêm 5% vào năm tới.
Henderson, một tòa nhà trời 36 tầng ở khu thương mại dự kiến hoàn thành trong năm nay dự đoán số lượng thuê văn phòng cao cấp sẽ chỉ đạt gần 50% công suất sử dụng. Tỷ lệ văn phòng ở Hồng Kông ở mức 15,8%, mức cao nhất trong lịch sử.
Các chủ đất tại Hồng Kông thậm chí đang mất khách hàng lớn. Khi môi trường kinh doanh tại Trung Quốc xuống cấp do căng thẳng với Mỹ, các ngân hàng tại Wall Street phải cân nhắc lại kế hoạch mở rộng. Thành phố nơi có nhiều ngân hàng tập trung vào thị trường Trung Quốc đang phải gánh hậu quả. Ngành tài chính hiện chiếm 30% diện tích văn phòng tại đây.
Khi các ngân hàng toàn cầu rút đi, doanh nghiệp Trung Quốc lại không thể nhanh chóng lấp đầy chỗ trống, kể cả sau khi chính sách Zero Covid được gỡ bỏ.
Trong khi đó, các hãng bất động sản như CK Asset Holdings và Henderson Land Development lại tiếp tục xây dựng các tòa nhà chọc trời. Số diện tích văn phòng hạng A trên thị trường trong 3 năm tới sẽ tăng ít nhất 650.000 m2, theo ước tính của CBRE.
Theo Ada Fung, giám đốc điều hành, người đứng đầu bộ phận tư vấn và giao dịch văn phòng tại CBRE Hồng Kông cho biết : "Từ góc độ người thuê nhà, đây là lúc được hưởng lợi từ tiền thuê ưu đãi. Đã đến lúc đưa ra những lựa chọn chất lượng nhất và xem xét các giải pháp bất động sản giá thấp. Các doanh nghiệp bất động sản cũng nên tự tìm kiếm chiến lược kinh doanh khác để tự cứu lấy chính mình".
(Nguồn: Nikkei)
Tin liên quan
Advertisement
Advertisement
Đọc tiếp