13/06/2022 13:17
Thành phố 'thần kỳ' Thâm Quyến đang đối mặt với những ngày tháng khó khăn
Thâm Quyến – miền đất hứa
Năm 1997, David Fong rời một ngôi làng nghèo ở miền Trung Trung Quốc để đến Thâm Quyến, một thành phố mới nổi ở phía Nam đất nước. Trong 25 năm tiếp theo, anh đã làm việc cho một loạt các nhà sản xuất ở nước ngoài trước khi tự xây dựng cho mình doanh nghiệp trị giá hàng triệu USD. Công ty của anh kinh doanh từ cặp học sinh đến bàn chải đánh răng.
Năm nay 47 tuổi, David Fong có kế hoạch vươn ra quốc tế bằng cách xây dựng các thiết bị tiêu dùng có kết nối internet. Nhưng sau hai năm sau khi đại dịch Covid-19 bùng phát khiến anh lo lắng và tự hỏi rằng, liệu doanh nghiệp của mình có tồn tại được hay không.
"Hy vọng chúng tôi sẽ làm được điều đó trong năm nay. Đây là một thời điểm khó khăn cho một doanh nghiệp", Fong nói.
Câu chuyện về sự giàu có của Fong và hiện đang bị đe dọa bởi sự suy thoái ngày càng trầm trọng do virus coronavirus là câu chuyện chung của Thâm Quyến, thành phố mà Fong cho rằng, nó là quê hương thứ hai của mình.
Được thành lập vào năm 1979 trong làn sóng cải cách kinh tế đầu tiên của Trung Quốc, cho phép doanh nghiệp tư nhân tham gia vào nền kinh tế do nhà nước kiểm soát, Thâm Quyến đã chuyển mình từ một khu vực nông nghiệp thành một cảng lớn mang tầm cỡ thế giới, nơi tập trung nhiều công ty tài chính, bất động sản và sản xuất.
Trong bốn thập kỷ qua, thành phố Thâm Quyến đạt mức tăng trưởng kinh tế ít nhất 20%/năm. Mới đây, vào tháng 10/2021, Oxford Economics đã dự đoán rằng, Thâm Quyến sẽ là thành phố phát triển nhanh nhất thế giới từ năm 2020 đến năm 2022.
Tuy nhiên, hiện, Thâm Quyến đã mất danh hiệu này vào tay San Jose, một thành phố nằm ở Thung lũng Silicon (California, Mỹ).
Thâm Quyến công bố tăng trưởng kinh tế tổng thể chỉ 2% trong quý đầu tiên của năm nay, con số thấp nhất từ trước đến nay, ngoại trừ quý đầu tiên của năm 2020 khi mà làn sóng nhiễm coronavirus đã đưa Trung Quốc vào tình trạng phong tỏa nghiêm ngặt.
Thâm Quyến vẫn là nhà xuất khẩu hàng hóa lớn nhất của Trung Quốc, nhưng các lô hàng ra nước ngoài của họ đã giảm gần 14% trong tháng 3, do ra tình trạng tắc nghẽn tại các bến cảng được gây ra bở dịch Covid-19.
Thành phố Thâm Quyến từ lâu đã được coi là một trong những nơi tốt nhất và năng động nhất để kinh doanh ở Trung Quốc, và là một thành tựu cho công cuộc cải cách kinh tế của đất nước. Chủ tịch Tập Cận Bình đã gọi đây là thành phố 'thần kỳ' khi ông đến thăm vào năm 2019.
Nếu Thâm Quyến gặp khó khăn, đó là dấu hiệu cảnh báo cho nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Richard Holt, Giám đốc nghiên cứu các thành phố toàn cầu tại Oxford Economics, cho biết Thâm Quyến là "con chim hoàng yến trong hầm mỏ" và nói thêm rằng, nhóm của ông đang theo dõi sát sao Thâm Quyến.
Fong, người chủ yếu bán hàng cho khách trong nước, cho biết doanh số bán hàng đã giảm khoảng 40% so với 20 triệu nhân dân tệ (3 triệu USD) vào năm 2020, do bị ảnh hưởng bởi lệnh phong tỏa kéo dài gần đây ở Thượng Hải và sự suy giảm về niềm tin của người tiêu dùng.
Các quy định nghiêm ngặt trong việc xuất nhập cảnh của Trung Quốc cũng đã ngăn David Fong đến châu Âu trong một nỗ lực mở rộng thị trường.
Thâm Quyến đang "chùn bước"
Thâm Quyến, hiện có khoảng 18 triệu dân, đã phải hứng chịu hàng loạt những vấn đề liên quan đến tình hình chính trị trong nước lẫn quốc tế khiến nó mất dần đi sức hút.
Các nhà sản xuất thiết bị viễn thông có trụ sở tại Thâm Quyến là Huawei Technologies và ZTE Corp đã bị Mỹ đưa vào danh sách đen thương mại do bị cáo buộc lo ngại về an ninh cũng như vận chuyển trái phép công nghệ của Mỹ tới Iran.
Một trong những công ty lớn khác của Trung Quốc cũng có trụ sở tại Thâm Quyến là nhà phát triển bất động sản China Evergrande – công ty bất động sản mắc nợ nhiều nhất thế giới.
Ngoài ra còn có Ping An Insurance Group Co, công ty bảo hiểm lớn nhất Trung Quốc. Công ty này đã lỗ lớn do liên quan đến các khoản bảo hiểm tài sản.
Ngay cả các công ty nhỏ hơn ở Thâm Quyến cũng phải chịu đựng những khó khăn chung.
Hiệp hội thương mại điện tử xuyên biên giới Thâm Quyến cho biết, Amazon. Inc đã hạn chế người kinh doanh trên nền tảng này vào năm trước và điều đó đã ảnh hưởng đến hơn 50.000 nhà giao dịch thương mại điện tử, nhiều người trong số đó là cư dân của thành phố này.
Thâm Quyến đã bị phong tỏa trong một tuần vào tháng 3 để ngăn chặn sự lây lan của coronavirus. Việc Thâm Quyến và nhiều thành phố khác bị phong tỏa đã làm suy giảm nhu cầu nội địa đối với hàng hóa sản xuất tại thành phố "thần kỳ" này. Mức tăng trưởng 2% của Thâm Quyến trong quý đầu tiên chưa bằng một nửa mức tăng trưởng 4,8% chung của Trung Quốc.
Số công ty đăng ký kinh doanh cũng giảm gần một phần ba trong thời gian đó. Chính quyền thành phố đang bám sát mục tiêu tăng trưởng 6% cho năm nay, được đặt ra vào tháng 4/2022, nhưng sự chậm lại của nền kinh tế đã làm dấy lo ngại về việc đạt được mục tiêu.
"Nền kinh tế Thâm Quyến đang chùn bước, thụt lùi và trì trệ, trong khi một số người đang nghi ngờ liệu Thâm Quyến có đủ động lực hay không", Song Ding, Giám đốc Viện Phát triển Trung Quốc có liên hệ với nhà nước, viết trong một báo cáo hồi tháng 5.
Chính quyền Thâm Quyến đã không trả lời yêu cầu bình luận về câu hỏi liên quan đến báo cáo này.
Việc giữ cho 'phép màu' ở Thâm Quyến luôn tồn tại ngày càng khó khăn, một quan chức giấu tên của thành phố này nói với Reuters.
Vào ngày 6 tháng 6, hãng thông tấn nhà nước Tân Hoa xã đưa tin rằng Thâm Quyến có kế hoạch xây dựng 20 khu công nghiệp sản xuất tiên tiến cho các công ty viễn thông và công nghệ cao, diện tích 300 km vuông (115 dặm vuông).
Ngoài thông tin trên, bản tin nói trên không cung cấp thêm bất kỳ chi tiết nào.
Thời vàng son đã qua?
Việc hủy bỏ hầu hết các chuyến bay quốc tế đến Trung Quốc đã khiến Thâm Quyến trở thành một nơi khó kinh doanh. Các kế hoạch của Trung Quốc về Khu vực Vịnh Lớn - nối Thâm Quyến với Hồng Kông, Ma Cao và một số thành phố của đại lục - dường như đã bị đình trệ.
Klaus Zenkel, Chủ tịch Phòng Thương mại Châu Âu phụ trách khu vực miền Nam Trung Quốc, cho biết: "Thâm Quyến đang mất dần sức hấp dẫn và họ (chính quyền) cần phải nhận ra điều đó. Chúng tôi luôn nói rằng họ cần cân bằng giữa các hạn chế và tăng trưởng kinh tế, để tìm cách chi nhiều tiền hơn cho Khu vực Vịnh Lớn và các khu thương mại tự do này".
Vào tháng 9, chính phủ Trung Quốc cho biết họ sẽ mở rộng khu vực được gọi là khu kinh tế Qianhai, một khu vực đặc biệt nằm trong biên giới của Thâm Quyến, từ 15 km vuông lên 121 km vuông.
Ngân hàng Anh Standard Chartered và HSBC đã đặt văn phòng ở đó, nhưng việc đóng cửa biên giới có nghĩa là khu vực này gặp khó khăn trong việc thu hút các doanh nghiệp nước ngoài, Zenkel và 5 nhà ngoại giao trong khu vực cho biết.
Các doanh nhân nước ngoài đổ xô đến Thâm Quyến để biến thiết kế của họ thành sản phẩm không còn thường xuyên và điều này đã dẫn đến hệ lụy là hàng chục quán bar và nhà hàng dành cho người nước ngoài phải đóng cửa hoặc phải thay đổi để thích nghi với thị hiếu địa phương.
Các nhà kinh doanh quốc tế đã cảnh báo chính phủ Trung Quốc về sự di cư của nhân tài ra nước ngoài. Một nhà ngoại giao tại một lãnh sự quán lớn ở châu Âu nói với Reuters rằng, số lượng công dân của họ ở miền Nam Trung Quốc đã giảm xuống còn 750 người từ 3.000 người trước đại dịch.
Ngoài ra, việc phong tỏa dẫn đến đình trệ kinh tế cũng đã khiến sinh viên tốt nghiệp khó tìm được việc làm hơn ở nơi từ lâu đã là đô thị trẻ nhất của Trung Quốc, nơi dân số trung bình là 34 tuổi, và là một thỏi nam châm thu hút những sinh viên tốt nghiệp đầy tham vọng và tài năng trên khắp đất nước.
Jade Yang, 22 tuổi, người đã thành công trong việc xin việc ở thành phố này vào tháng 5 và đã di chuyển 1.400 km để đến đây cho biết: "Tôi đã thực tập tại các công ty, nơi những người bạn cùng lớp hoặc hơn một hoặc hai tuổi đã tìm được việc làm. Tuy nhiên, thật khó họ để đạt được một mức đãi ngộ như ở đây".
Cô cho biết, ban đầu mình hy vọng mức lương lên tới 10.000 nhân dân tệ một tháng nhưng bây giờ cô đã suy nghĩ lại, rằng 6.000 nhân dân tệ là thực tế hơn.
Trong một khu vực dày đặc các căn hộ gần Khu Công nghệ cao, một trong những khu tập trung các công ty công nghệ của thành phố, các đại lý bất động sản cho biết, nơi này tràn ngập sinh viên tốt nghiệp đang tìm kiếm nhà vào tháng Năm.
Tuy nhiên, một người tên Zhao, nói với Reuters vào tháng trước rằng, hoạt động kinh doanh đã giảm 50% so với một năm trước.
"Nơi này là nên là một địa điểm luôn nhộn nhịp người và tôi nên không có chút thời gian nghỉ ngơi", anh nói trong khi ngồi đợi khách trên chiếc xe tay ga của mình bên ngoài tòa nhà 30 căn hộ có giá cho thuê 2.000 nhân dân tệ một tháng. Anh cho biết thêm, một số phòng đã trống kể từ tháng 11.
Các cửa hàng kinh doanh ở Thâm Quyến luôn có mức doanh thu cao, nhưng dấu hiệu dời đi ngày càng phổ biến, đặc biệt là ở những trung tâm thương mại gần cửa khẩu với Hồng Kông, vốn đã đóng cửa từ đầu năm 2020.
Tình hình rất ảm đạm đối với những người lao động nhập cư có thu nhập thấp ở Thâm Quyến, họ đang phải vật lộn để vượt qua với chi phí sinh hoạt tăng cao và không thể sở hữu được một căn nhà bởi đây là khu vực mà giá bất động sản thuộc hàng cao nhất cả nước.
Masseuse Xue Juan, 44 tuổi, cho biết bạn của cô gần đây đã trở về quê của mình ở tỉnh Thành Đô và mở một nhà hàng chuyên về lẩu, và cô ấy đang nghĩ đến việc đến đó và góp vốn kinh doanh cùng người bạn của mình.
Xue cho biết: "Ngay cả thức ăn và đồ uống cũng trở nên quá đắt đỏ, công việc khó khăn và có lẽ đã đến lúc phải đi".
Tin liên quan
Advertisement