Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Thượng Hải nới lỏng phong tỏa liệu có giúp kinh tế Trung Quốc phục hồi?

Kinh tế thế giới

26/05/2022 17:47

Thượng Hải, trung tâm tài chính của Trung Quốc, bị ảnh hưởng nặng nề bởi đợt bùng phát dịch thứ 2, đã công bố thêm các kế hoạch "hậu phong tỏa" vào thứ Năm (26/5) và đang trên đường trở lại trạng thái bình thường.
news

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, việc bình thường trở lại của Thượng Hải không đồng nghĩa với sự phục hồi kinh tế trên toàn quốc.

Theo kế hoạch "hậu phong tỏa" mà chính quyền Thượng Hải vừa công bố, bắt đầu từ ngày 1 tháng 6, thành phố này sẽ thận trọng nới lỏng các biện pháp phòng chống COVID-19, theo đó, chính quyền sẽ cho phép nhiều người ra đường hơn cũng như  khôi phục lại một số hoạt động giao thông vận tải công cộng.

Thượng Hải nới lỏng phong tỏa liệu có giúp kinh tế Trung Quốc phục hồi? - Ảnh 1.

Thượng Hải bắt đầu nới lỏng phong tỏa vào 1/6.

Ngoài ra, các quan chức của thành phố cho biết, học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông có thể trở lại các lớp học trực tiếp từ ngày 6 tháng 6 trong khi các trung tâm mua sắm và cửa hàng bách hóa sẽ được phép mở cửa trở lại theo từng đợt, bắt đầu từ ngày 1 tháng 6.

Ngày hôm nay (25/5), thành phố 25 triệu dân này thông báo có 338 ca lây nhiễm mới, mức thấp nhất kể từ giữa tháng 3 và cách khá xa so với hàng chục nghìn người vào thời điểm cao điểm bùng phát vào tháng 4.

Thành phố lớn nhất Trung Quốc tính theo sản lượng kinh tế đã bị ảnh hưởng do lệnh cấm đi lại được áp dụng vào đầu tháng Tư. Các thành phố khác không bị phong tỏa nhưng vẫn bị ảnh hưởng bởi các biện pháp phòng chống COVID-19 nghiêm ngặt, bao gồm cả thủ đô Bắc Kinh, nơi cũng đã phải vật lộn để giữ cho nền kinh tế phát triển.

Đưa ra cái nhìn ảm đạm về nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, Thủ tướng Lý Khắc Cường cho biết hôm thứ Tư rằng, những khó khăn kinh tế ở một số khía cạnh thậm chí còn lớn hơn so với năm 2020 khi đất nước lần đầu tiên bị ảnh hưởng bởi đợt bùng phát COVID-19.

Nhiều nhà kinh tế khu vực tư nhân dự báo, tổng sản phẩm quốc nội của Trung Quốc sẽ giảm từ tháng 4 đến tháng 6 so với một năm trước đó so với mức tăng trưởng 4,8% của quý đầu tiên của năm nay.

Trung Quốc sẽ cố gắng đạt được mức tăng trưởng GDP "hợp lý" trong quý hai, Thủ tướng Lý Khắc Cường nói với hàng nghìn quan chức chính phủ trên khắp Trung Quốc trong một hội nghị trực tuyến.

"Trong khi không có nhiều biện pháp mới được công bố từ hội nghị này thì tính chất và quy mô của hội nghị này khá bất thường", Goldman Sachs viết trong một ghi chú.

Thượng Hải nới lỏng phong tỏa liệu có giúp kinh tế Trung Quốc phục hồi? - Ảnh 3.

Thượng Hải đã phong tỏa nhiều tháng do Covid-19.

"Các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc đang khẩn trương hơn nữa trong việc hỗ trợ nền kinh tế sau khi tăng trưởng rất yếu trong tháng 4 và tỷ lệ thất nghiệp tiếp tục gia tăng", báo cáo của Goldman Sachs cho biết thêm.

Ngân hàng trung ương Trung Quốc hôm thứ Năm cho biết sẽ thúc đẩy tín dụng nhiều hơn cho các công ty nhỏ hơn và kêu gọi các tổ chức tài chính ưu tiên cho vay ở các khu vực miền Trung, miền Tây lẫn các khu vực và lĩnh vực bị ảnh hưởng bởi sự bùng phát COVID-19.

Cũng trong hôm thứ Năm, Bộ Tài chính Trung Quốc cho biết sẽ cung cấp các khoản trợ cấp cho các hãng hàng không từ ngày 21/5 đến ngày 20/7 để giúp họ vượt qua sự suy thoái do coronavirus và giá dầu cao hơn gây ra.

Giao thông hàng không nội địa đã giảm mạnh vì tình trạng phong tỏa ở Thượng Hải và các thành phố xung quanh. Hãng hàng không China Eastern có trụ sở tại Thượng Hải cho biết lượng hành khách đã giảm 90,7% trong tháng 4 so với một năm trước đó.

Hiệp hội vận chuyển hành khách Trung Quốc cho biết hôm thứ Năm rằng, doanh số bán vé xe trên toàn quốc đã tăng 34% trong ba tuần đầu tiên của tháng Năm so với cùng kỳ vào tháng Tư.

Tuy nhiên, với các biện pháp kiểm soát sự bùng phát COVID nghiêm ngặt làm giảm thu nhập, doanh số bán hàng vẫn thấp hơn 16% so với 12 tháng trước đó, Hiệp hội ngành Công nghiệp cảnh báo.

Nomura Global Economics cho biết, hoạt động vận tải hàng hóa đường bộ và chuyển phát nhanh từ các trung tâm phân phối tuần trước đều tăng trưởng mạnh hơn so một tháng trước đó nhưng vẫn giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái.

"Chừng nào Trung Quốc không nới lỏng chính sách COVID của mình, thì bất kỳ biện pháp, chính sách nào khác đều không có giá trị", một chủ nhà máy sản xuất dây buộc ô tô tên Zheng ở tỉnh Chiết Giang, miền Đông nước này cho biết.

"Mọi người đều có ít niềm tin hoặc sự nhiệt tình để đầu tư ngay bây giờ" người này cho biết thêm.

MINH MINH
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ