Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Tại sao các nước Arab lại giúp Nga?

Phân tích

13/10/2022 18:40

Báo "Tầm nhìn" của Nga số ra mới đây có bài viết cho biết một hội nghị thượng đỉnh không hoàn toàn bình thường đã diễn ra vào ngày 11/10 tại St-Peterburg của Nga.
news

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã gặp Tổng thống Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) Mahammed bin Zayed al-Nahyan, và cuộc thảo luận không chỉ đề cập đến tình hình thị trường năng lượng toàn cầu. Nội dung còn liên quan đến tình hình Ukraina, nhưng UAE có liên quan gì đến vấn đề này?

Nhiều người không hiểu tại sao Nga lại đóng vai trò gìn giữ hòa bình trong Chiến dịch đặc biệt ở Syria. Tại sao Nga tiêu diệt những kẻ khủng bố được bảo trợ bởi các nước vùng Vịnh Ba Tư – nhưng đồng thời Nga từ chối "trả thù" những quốc gia này, và thay vì "trục xuất" các nước này ra khỏi Syria (như những gì Iran muốn), Nga đã cố gắng đưa UAE và Saudi Arabia tham gia vào tiến trình ngoại giao để giải quyết cuộc xung đột ở Syria.

Trên thực tế, Moscow đã chứng minh rằng mình ở Syria chỉ tiêu diệt khủng bố chứ không tham gia phá bỏ chế độ quân chủ vùng "Vịnh" với Iran và sẵn sàng làm việc với tất cả các nước sẵn sàng làm việc với Nga. Và Vịnh Ba Tư đánh giá cao sự lịch thiệp này, đáp lại Nga ngay lúc này với cùng phép lịch sự tương tự.

Tại sao các nước Arab lại giúp Nga? - Ảnh 1.

Ông Vladimir Putin và Mohammad bin Salman ở Moscow, Nga vào tháng 5/2017. Ảnh: Điện Kremlin

Lợi nhuận

Bất chấp mối quan hệ đồng minh chính thức với Mỹ, Saudi Arabia ủng hộ Moscow giảm sản lượng dầu. Saudi Arabia về cơ bản đã vô hiệu hóa toàn bộ giá trị của biện pháp áp giá trần đối với dầu của Nga do phương Tây đặt ra – bởi vì hiện nay nguồn cung trên thị trường đang giảm, có nghĩa là Moscow sẽ dễ dàng bán dầu cho những nước không tuân thủ việc áp giá trần. Nhà lãnh đạo UAE Mohammed bin Zayed thậm chí còn đến tận St-Peterburg để gặp ông Putin.

Chuyên gia của Hội đồng Đối ngoại Nga về các vấn đề quốc tế Elena Suponina nói: "Đây là cuộc đàm phán có hiệu quả - nhưng trong một thời điểm 'giông bão', khi mà đối với Mỹ, bất kỳ mối quan hệ nào với Liên bang Nga đều là một thứ khó chịu. Và chuyến thăm này diễn ra ngay sau quyết định cắt giảm hạn ngạch sản xuất của OPEC+".

Mỹ, tất nhiên là cực kỳ không hài lòng với chuyến thăm này, cũng như về nguyên tắc, với cách hành xử của UAE kể từ đầu cuộc khủng hoảng Ukraina. Hãng Fox News cho biết: "UAE duy trì quan hệ chặt chẽ với Nga và sẽ không tham gia các lệnh trừng phạt mà Mỹ và các đồng minh phương Tây khác áp đặt đối với các hành động của Nga ở Ukraina".

Một số nghị sỹ Mỹ thậm chí còn đe dọa rút các hệ thống phòng không bảo vệ các quốc gia UAE và Saudi Arabia khỏi mối đe dọa Iran, và Tổng thống Joe Biden hứa trong tương lai gần sẽ "giải quyết chặt chẽ vấn đề" về hậu quả đối với việc các quố gia vùng Vịnh hợp tác với Moscow.

Sự thật là không chắc ông Biden có nhìn vào gương trong lúc này. Chuyên gia Elena Suponina nói: "Trong những năm gần đây, người Mỹ đã nhiều lần chọc tức cả UAE và Saudi Arabia (nói chung, có vẻ như Mỹ đã quên cách nói chuyện với những người Arab giàu có và những giọng điệu kiêu ngạo không còn mang lại kết quả, mà bắt đầu chỉ mang tới sự tức giận). 

Ví dụ, UAE muốn có thêm vũ khí từ Mỹ, đặc biệt là vào đầu cuộc chiến ở Yemen. Tuy nhiên, Mỹ bắt đầu kêu ca rằng hai quốc gia Arab này vi phạm quyền của người dân địa phương và bắt đầu nói về nhân quyền… Kết quả là UAE đã không nhận được sự hỗ trợ nào, họ đã ghi nhớ điều này – và trong một số thời điểm, họ thậm chí còn từ chối nói chuyện với ông Biden.

Trên thực tế, hiện nay người Arab đã có được kinh nghiệm, và cùng với những khả năng tài chính lớn, cho phép họ đặt người Mỹ vào vị thế của họ, điều chưa từng xảy ra". Và tất cả dường như đã được chứng minh thông qua chuyến thăm lần này của người đứng đầu UAE tới St Peterburg.

Đánh giá qua các thông cáo báo chí và tuyên bố chính thức, một trong những chủ đề chính của cuộc hội đàm ở St-Peterburg là kinh tế, mà trước hết là dầu mỏ. Ông Vladimir Putin nói: "Hành động của chúng ta nhằm tạo ra sự ổn định trên thị trường năng lượng toàn cầu, để cả người tiêu dùng tài nguyên năng lượng và những người tham gia khai thác, các nhà cung cấp cho thị trường thế giới cảm thấy yên tâm, ổn định và tự tin. Để cả nguồn cung và tiêu dùng đều được cân bằng".

Tại sao các nước Arab lại giúp Nga? - Ảnh 3.

Trong bức ảnh do Cơ quan Báo chí Ả Rập Xê-út công bố, Thái tử Ả Rập Xê-út Mohammed bin Salman và Tổng thống Biden nắm tay nhau khi họ bắt đầu cuộc họp ở Jeddah hồi tháng 7/2022.

Ngoài dầu mỏ, các nội dung khác cũng đã được thảo luận. Chuyên gia Elena Suponina cho biết: "Hợp tác kinh tế và tài chính với Nga có ý nghĩa quan trọng đối với UAE. Điều quan trọng là phải chứng minh rằng UAE có khả năng theo đuổi một chính sách độc lập với áp lực của Mỹ. 

Cả hai nhà lãnh đọa đều cực kỳ trung thực khi nhắc đến việc gia tăng thương mại, bất chấp COVID-19 và các lệnh trừng phạt của Mỹ. Ngoài ra, đối với LB Nga một số khả năng tài chính của UAE trong bối cảnh các lệnh trừng phạt đang rất được quan tâm".

Đừng quên rằng UAE có nhiều kinh nghiệm trong việc thực hiện các kế hoạch thương mại xám với các nước bị trừng phạt. Trong nhiều năm, thông qua UAE, một số quốc gia vẫn giao thương với Iran.

Danh tiếng

Chủ đề thứ hai là Ukraina. Giáo sư của Trường Kinh tế Cao cấp Leonid Ishaev nói: "UAE ủng hộ việc giảm leo thang xung đột. Họ nhận thấy rằng cuộc xung đột đã bắt đầu ảnh hưởng đối với những quốc gia không tham gia vào các bên xung đột – đặc biệt là về an ninh lương thực và năng lượng. Họ thấy rằng tình hình ở Ukraina đã làm chậm quá trình giải quyết các cuộc xung đột ở Trung Đông và khủng hoảng nhân đạo trong khu vực".

Trong khi đó, Cố vấn của Tổng thống UAE, ông Anwar Gargash cho biết: "Sự leo thang tình hình ở Ukraina đòi hỏi một giải pháp cấp bách thông qua ngoại giao, đối thoại, tôn trọng các chuẩn mực và nguyên tắc của luật pháp quốc tế. Đây là quan điểm vững chắc của UAE".

Ngoài ra, trong khuôn khổ quan điểm vững chắc của mình, UAE không chỉ bày tỏ lo ngại – Mohammed bin Zayed hy vọng sẽ đóng một vai trò trong việc giảm leo thang. Chuyên gia Elena Suponina nói: "Theo thông tin của tôi, UAE đã sẵn sàng (với mong muốn của họ) đóng vai trò trung gian giữa Nga và phương Tây nhằm tìm ra một con đường chính trị giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraina. Trong những năm gần đây, họ đã nhiều lần đóng vai trò hòa giải trong nhiều cuộc khủng hoảng khác nhau, nhưng lần đầu tiên họ vượt ra ngoài châu Á và châu Phi với điều này".

UAE - một quốc gia nhỏ bé, trên thực tế lại là một quốc gia Trung Đông, và cuộc khủng hoảng Ukraina nằm ở đâu? Ngoài ra, hiện cũng có đủ các ứng viên cho vị trí trung gian hòa giải – Saudi Arabia, Thổ Nhĩ Kỳ đêu có tên trong danh sách.

Tuy nhiên, UAE có lợi ích riêng ở đây và liên quan chủ yếu tới yếu tố cá nhân. Bà Elena Suponina giải thích: "Mohammed bin Zayed đã thực sự cai trị nhà nước dưới quyền của một tiểu vương ốm yếu trong nhiều năm, và vào mùa xuân năm nay, chính ông ấy đã trở thành tiểu vương sau cái chết của anh trai mình. Ông ta có tham vọng, và với tham vọng của mình, tham vọng của UAE ngày càng trở nên lớn hơn. Các nhà khoa học chính trị Mỹ thậm chí còn gọi Các tiểu vương quốc này là "Sparta nhỏ bé của Thế giới Arab" – một dạng nhà nước nhỏ, nhưng hẻo lánh".

Tại sao các nước Arab lại giúp Nga? - Ảnh 5.

Vladimir Putin đã gặp tổng thống Iran, Ebrahim Raisi (giữa) và tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, Recep Tayyip Erdoğan (trái), tại Tehran. Ảnh: Getty Images

Trên thực tế, dưới sự cai trị của Mahammed bin Zayed, trong những năm gần đây, UAE (vốn gần như luôn được coi gắn liền với Saudi Arabia) đã cố gắng trở thành một loại trung tâm quyền lực thứ hai ở Vịnh Ba Tư, khi thể hiện "quan điểm đặc biệt" trong một số vấn đề. 

Về Iran, về Yemen (nơi họ dường như đang tiến hành một chiến dịch quân sự với Arab Xê-út, nhưng đồng thời UAE đang nuôi dưỡng phe đối lập địa phương của riêng mình, khác với lực lượng mà Saudi Arabia đang ủng hộ). Có tin cho rằng UAE đang cố gắng định vị mình như một đối tác hấp dẫn và dễ đoán hơn của phương Tây ở Trung Đông.

Tuy nhiên, UAE đã cư xử một cách lịch thiệp. Chuyên gia Elena Suponina đánh giá: "Đối với Saudi Arabia, thật ngạc nhiên khi UAE trước đây chỉ đóng vai trò thứ yếu, đã bắt đầu khẳng dịnh vai trò độc lập và tích cực hơn trong một số vấn đề. Nhưng đồng thời, sự cạnh tranh mới xuất hiện này không vượt qua ranh giới của quan hệ đối tác chặt chẽ. Riyadh hiểu rằng UAE nhận thức được giới hạn khả năng của họ và muốn duy trì tình trạng quan hệ đối tác hiện nay".

Bao gồm cả quan hệ đối tác về vấn đề Ukraina. Tất nhiên, Mohammed bin Zayed muốn sử dụng yếu tố hòa giải để củng cố vị thế quốc tế của mình, nhưng ông không muốn đi vượt qua con đường của những người được kính trọng.

Chuyên gia Leonid Isaev nói: "UAE muốn tận dụng vị thế độc tôn của họ - bin Zayed có quan hệ tốt với ông Putin, với Kadyrov và với cả Washington. Do đó, họ cung cấp dịch vụ của mình và tôi mong đợi một hình thức trung gian song song giữa UAE và Saudi Arabia".

Về phía Moscow, các quan chức Nga không hề phản đối vì tôn trọng suy nghĩ và tham vọng của Mohammed bin Zayed. Tổng thống Vladimir Putin nói: "Chúng tôi biết ơn các bạn vì những nỗ lực hòa giải, giúp giải quyết một số vấn đề nhân đạo khá nhạy cảm". Mong đợi rằng điều này có thể thành hiện thực trong tương lai.

(Nguồn: TTXVN)

CHẤN HƯNG
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement