Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Sự bùng nổ xe điện Trung Quốc đang đe dọa vị thế của Nhật Bản ở Thái Lan

Thị trường

10/07/2023 13:04

Các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc đang tận dụng những chính sách thuận lợi và chuỗi cung ứng trưởng thành để tăng thị phần xe điện tại thị trường Thái Lan. Các công ty Trung Quốc đặt mục tiêu tăng tốc và vượt qua những cái tên sừng sỏ đến từ đất nước mặt trời mọc.

Trung Quốc nhìn thấy thị trường tiềm năng tại Thái Lan

Thái Lan là nhà sản xuất và xuất khẩu ô tô lớn nhất Đông Nam Á, đồng thời là thị trường tiêu thụ lớn thứ hai sau Indonesia. Quốc gia Đông Nam Á này là thị trường mà các nhà sản xuất xe Nhật Bản đã coi như một phần sân sau của mình. Trên thực tế, các công ty Nhật Bản đã đổ rất nhiều tiền vào đất nước này đến mức tạo ra một trung tâm sản xuất động cơ hàng đầu khu vực.

Nhưng Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản để trở thành nhà đầu tư nước ngoài hàng đầu của Thái Lan vào năm ngoái, được thúc đẩy bởi khoản đầu tư của BYD vào một nhà máy mới sẽ khởi động vào năm 2024, trong bối cảnh các quan chức Thái Lan nỗ lực phối hợp để thu hút các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc.

Phó chủ tịch Sebastien Dupuy cho biết trong một cuộc phỏng vấn, Siam Motors đang đàm phán với một số nhà sản xuất ô tô Trung Quốc về các mối quan hệ đối tác tiềm năng, đặc biệt là đối với xe điện cao cấp.

Ông nói: "Xe điện sẽ là một nguồn tăng trưởng tốt. Có một thị trường đang phát triển cho điều đó và chúng tôi muốn nắm bắt sự tăng trưởng nhanh chóng này".

Sự bùng nổ xe điện Trung Quốc đang đe dọa vị thế của Nhật Bản ở Thái Lan  - Ảnh 1.

Xe điện thương hiệu Ora Good Cat của hãng xe Great Wall Motors (Trung Quốc) tại Triển lãm ô tô quốc tế Bangkok diễn ra hồi tháng 3/2022. Ảnh: Reuters

Vị thế của Siam Motors phản ánh sự thay đổi nhanh chóng đang diễn ra ở Thái Lan, nơi các khoản đầu tư của Trung Quốc trị giá 1,44 tỷ USD kể từ năm 2020, bao gồm cả BYD và Great Wall Motor, đã mở ra một mặt trận mới tại thị trường mà các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản từng thống trị.

Theo dữ liệu đăng ký, các quan chức và nhà phân tích trong ngành, ngay sau cuộc khủng hoảng doanh số ở Trung Quốc, các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản hiện phải đối mặt với cuộc chiến giành thị trường châu Á quan trọng khác vì cách tiếp cận chậm chạp đối với xe điện. 

Làn sóng Trung Quốc đã bắt đầu định hình lại ngành công nghiệp ô tô của Thái Lan, khi các nhà sản xuất xe điện từ Trung Quốc mời các nhà cung cấp của họ và các công ty địa phương của Thái Lan, bao gồm cả những công ty có liên kết lâu dài với các công ty Nhật Bản, như Siam Motors, để tìm kiếm quan hệ đối tác mới.

Quá trình chuyển đổi của Thái Lan đưa ra một trường hợp thử nghiệm cho các nền kinh tế khác khi các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc tăng cường xuất khẩu và xây dựng các trung tâm sản xuất ở nước ngoài, một phần để đáp ứng thị trường nội địa siêu cạnh tranh cho ô tô điện.

Trước đây, các công ty ô tô Trung Quốc như SAIC, Great Wall, BYD và NIO chủ yếu chỉ xuất khẩu xe sang châu Âu. Tuy nhiên, xu hướng đã thay đổi do nhu cầu ngày càng tăng từ người tiêu dùng Thái Lan và các chính sách hỗ trợ xe điện của chính phủ nước này.

Các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc cũng đang tạo ra một cú hích lớn vào thị trường mà xe điện hiện chiếm gần 1/5 tổng doanh số bán hàng.

Cuộc chiến giành thị phần giữa Trung Quốc và Nhật Bản 

Các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc chủ yếu chỉ thông qua M&A để mở rộng quy mô kinh doanh tại thị trường nước ngoài. Tuy nhiên, hiện giờ các công ty này đang tận dụng cơ hội để khám phá chuỗi giá trị ngành công nghiệp ô tô thông qua một số cách tiếp cận mới như tập trung vào công nghệ, dịch vụ và xây dựng thương hiệu.

Theo dữ liệu của chính phủ, trong số gần 850.000 ô tô mới được đăng ký tại Thái Lan vào năm ngoái, chỉ có khoảng 1% là xe điện. Nhưng từ tháng 1 đến tháng 4 năm nay, tỷ lệ đó đã tăng lên hơn 6%.

BYD hiện dẫn đầu thị trường, tiếp theo là SAIC và Hozon của Trung Quốc và nhà sản xuất ô tô Tesla của Mỹ, theo dữ liệu đăng ký cho thấy 18.481 xe điện được bán từ tháng 1 đến tháng 4.

Hơn 7.300 trong số đó là xe BYD. Chỉ có 11 xe điện mới được đăng ký trong năm nay đến từ Toyota, thương hiệu thống trị của Thái Lan cùng với đối tác Isuzu và Honda chiếm gần 70% tổng doanh số bán xe hơi và xe tải năm ngoái tại Thái Lan.

Sự bùng nổ xe điện Trung Quốc đang đe dọa vị thế của Nhật Bản ở Thái Lan  - Ảnh 2.

Cuộc chiến giữa ô tô Nhật Bản và Trung Quốc tại quốc gia 'hàng xóm' Việt Nam. Ảnh: Toyota

Surapong Paisitpatanapong, Phó Chủ tịch FTI, nói: "Các thương hiệu xe điện của Nhật Bản và các thương hiệu khác từ châu Âu đã cố gắng thâm nhập thị trường Thái Lan, nhưng không mạnh mẽ như các thương hiệu Trung Quốc. Tôi nghĩ các thương hiệu Nhật Bản vẫn đang tăng doanh số bán xe hybrid (cho phép sử dụng kết hợp động cơ xăng, điện mà không cần cắm sạc điện) ở Thái Lan và họ có thể đợi cho đến khi nhu cầu tăng lên đáng kể trước khi bắt đầu sản xuất xe điện thuần túy".

Với kế hoạch thị trường chủ động và giá cả cạnh tranh, các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc dự kiến sẽ nâng thị phần tại Thái Lan từ 58% vào năm ngoái lên khoảng 80% trong năm nay, theo Trung tâm nghiên cứu Kasikorn.

Trung tâm này dự báo thị phần xe điện của các thương hiệu châu Âu ở Thái Lan trong năm tới là 14%, trong khi đó, các thương hiệu Nhật Bản sẽ chiếm khoảng 5% thị phần. Điều này trái ngược với thị trường xe chạy xăng, lĩnh vực mà các hãng xe Nhật Bản như Toyota, Honda, Mazda, Mitsubishi và Nissan đang dẫn đầu, với thị phần tổng cộng là 82% tại Thái Lan.

Sự bùng nổ xe điện Trung Quốc đang đe dọa vị thế của Nhật Bản ở Thái Lan  - Ảnh 3.

Nhật Bản đầu tư nhiều vào ngành công nghiệp ô tô của Thái Lan. Ảnh: Autolifethailand

Toyota, cùng với các công ty con đã đầu tư gần 7 tỷ USD vào Thái Lan trong thập kỷ qua và sử dụng khoảng 275.000 lao động, chiếm 32% số dư FDI ở Thái Lan tính đến tháng 3/2022. Trong một tuyên bố nói với Reuters rằng Toyata đang chính thức đang xem xét sản xuất xe điện ở Thái Lan, cũng như nghiên cứu mở rộng phân khúc cho các sản phẩm khác, như xe bán tải điện. 

"Sự cạnh tranh giữa Nhật Bản và Trung Quốc có thể sẽ trở nên khốc liệt hơn khi các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc chuyển sản xuất sang Thái Lan để tránh sự tách rời kinh tế của Mỹ và Trung Quốc," Hajime Yamamoto, nhà phân tích ô tô tại Viện nghiên cứu Nomura có trụ sở tại Bangkok, dự đoán.

Sự thúc đẩy của chính phủ Thái Lan 

Đến năm 2030, Thái Lan đặt mục tiêu chuyển đổi khoảng 30% trong tổng sản lượng 2,5 triệu xe hàng năm thành xe điện với tham vọng trở thành trung tâm sản xuất chính của khu vực mà nước này đang tích cực theo đuổi đầu tư.

Sự chào hàng của Thái Lan đối với các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc là cơ sở cung ứng hiện có của họ được xây dựng phần lớn cho các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản trước đó. Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc, có hiệu lực từ năm 2005, cho phép xe điện của Trung Quốc được miễn thuế khi nhập khẩu Thái Lan, mang lại lợi thế hơn nữa cho các thương hiệu Trung Quốc.

Chính sách này nhằm kích thích nhu cầu đối với các dòng xe thân thiện với môi trường và khuyến khích các hãng xe đang hoạt động ở Thái Lan chuyển hướng sang sản xuất xe điện. Chính phủ Thái Lan đặt mục tiêu đưa xe điện chiếm 30% lượng xe trong nước vào năm 2030.

Để đạt được mục tiêu đó, chính phủ cung cấp cho người mua xe điện ở Thái Lan khoản trợ giá lên tới 150.000 baht (gần 100 triệu đồng) cho mỗi xe điện. Thái Lan đã hạ thuế nhập khẩu xe điện nguyên chiếc giảm từ 40% xuống còn 20% và 0%, tùy công suất động cơ, áp dụng đến năm 2023. Ngoài ra, chính phủ nước này cũng giảm thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xe điện từ 8% xuống 2% để khuyến khích các hãng xe sản xuất xe điện tại Thái Lan.

"Chúng tôi nhận ra rằng nếu muốn trở thành trung tâm xe điện của khu vực, chúng tôi không thể chỉ xây dựng ngành lắp ráp ô tô, mà cần cũng cố toàn bộ hệ sinh thái xe điện", Tổng thư ký Ủy ban Đầu tư Thái Lan Narit Therdsteerasukdi cho biết. 

Thị trường rộng lớn của Thái Lan, chuỗi cung ứng ô tô tiềm năng và các chính sách hỗ trợ cho xe điện đều góp phần vào sự tăng trưởng của các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc tại nước này. Sự thành công của việc xoay trục từ châu Âu sang thị trường Đông Nam Á sẽ phụ thuộc vào khả năng của doanh nghiệp trong việc đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng địa phương.

(Nguồn: Reuters/CNA)

THANH TRÚC
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement