27/06/2022 11:14
Sáng kiến 'Vành đai và Con đường' của Trung Quốc sắp có 'đối thủ xứng tầm'
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã công bố kế hoạch huy động 600 tỷ USD cho chương trình phát triển cơ sở hạ tầng toàn cầu từ nhóm Các quốc gia phát triển (G7 nhằm đối trọng lại với dự án "Sáng kiến Vành đai và Con đường" của Trung Quốc.
Tổng thống Biden tiết lộ kế hoạch trên trong một bài phát biểu vào Chủ nhật khi ông tham dự cuộc họp đầu tiên của G7 nằm trong chương trình Họp thượng đỉnh kéo dài ba ngày tại Elmau, Đức.
"Cùng với các đối tác G7, chúng tôi đặt mục tiêu huy động 600 tỷ USD đầu tư vào cơ sở hạ tầng toàn cầu vào năm 2027", Nhà Trắng cho biết hôm Chủ nhật sau thông báo của Biden.
Chương trình này mang tên "Đối tác về Cơ sở hạ tầng và Đầu tư Toàn cầu (PGII) - là bản sửa đổi của sáng kiến "Xây dựng lại Thế giới Tốt đẹp hơn" được giới thiệu tại cuộc họp thường niên của G7 vào năm ngoái. PGII tìm cách cung cấp một giải pháp thay thế cho các mô hình cơ sở hạ tầng bán "bẫy nợ" mà Trung Quốc đang thực hiện , một quan chức Hoa Kỳ cho biết.
Nhà Trắng cho biết Hoa Kỳ sẽ huy động 200 tỷ USD cho sáng kiến này trong 5 năm tới "thông qua các khoản trợ cấp, tài trợ liên bang và tận dụng các khoản đầu tư của khu vực tư nhân", Nhà Trắng cho biết, đồng thời lưu ý rằng các dự án này sẽ tập trung vào năng lượng sạch, công nghệ truyền thông an toàn, hệ thống y tế và các khu vực cụ thể.
"Đây sẽ chỉ là sự khởi đầu", đại diện Nhà Trắng nói và cho biết thêm là, Hoa Kỳ và các đối tác G7 của mình có ý định cung cấp "hàng trăm tỷ vốn bổ sung từ các đối tác cùng chí hướng khác, các ngân hàng phát triển đa phương, các tổ chức tài chính phát triển, quỹ tài sản có chủ quyền".
Tổng thống Biden đã ấp ủ ý tưởng về một dự án xây dựng cơ sở hạ tầng toàn cầu trong chiến dịch tranh cử của mình trong bối cảnh ngày càng có nhiều cáo buộc từ Hoa Kỳ và các nước châu Âu cho rằng, Bắc Kinh đang gây gánh nặng cho những nước tham gia "Vành đai và Con đường" bằng các khoản vay không thể hoàn trả.
Sáng kiến "Vành đai và Con đường" là một kế hoạch thương mại và đầu tư nhằm kết nối Trung Quốc với các nền kinh tế khác.
Được đích thân Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đưa ra vào năm 2013, sáng kiến "Vành đai và Con đường" này đã mở rộng ảnh hưởng của Bắc Kinh trên toàn cầu thông qua việc xây dựng các cảng, cầu và cơ sở hạ tầng ở các nước đang phát triển.
Mặc dù không có dữ liệu chính thức về tổng số tiền đầu tư được thực hiện cho đến nay, nhưng chỉ riêng ở Mỹ Latinh, Bắc Kinh đã chi vượt quá 400 tỷ USD vào năm 2021, so với 295 tỷ USD đối với Mỹ.
Một quan chức cấp cao của Hoa Kỳ hôm Chủ nhật thừa nhận rằng sáng kiến "Vành đai và Con đường" đã có ảnh hưởng, nhưng tin rằng dự án G7 sẽ có lợi thế hơn.
Quan chức này cho biết: "Không còn nghi ngờ gì nữa, sáng kiến "Vành đai và Con đường" đã ra đời được vài năm và nó đã thực hiện rất nhiều khoản giải ngân và đầu tư bằng tiền mặt".
"Nhiều quốc gia" hợp tác với Trung Quốc đang phải đối mặt với sự hối hận khi Bắc Kinh chỉ quan tâm đến việc thiết lập chỗ đứng kinh tế và địa chiến lược hơn là mang lại lợi ích cho người dân địa phương, quan chức này cho biết thêm.
Trong số các nước G7, chỉ có Pháp và Ý tham gia sáng kiến "Vành đai và Con đường". Vào tháng Hai, Bắc Kinh và Paris thông báo họ đang cùng nhau xây dựng bảy dự án cơ sở hạ tầng ở châu Phi, Đông Nam Á và Đông Âu trị giá hơn 1,7 tỷ USD.
Tin liên quan
Advertisement
Advertisement