Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Quan hệ Mỹ - Trung đang ở 'điểm cháy'?

Phân tích

09/08/2022 12:58

Chuyến công du "bất cẩn" và "đầy khiêu khích" của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi tới Đài Loan đã khiến quan hệ Mỹ-Trung càng trở nên căng thẳng.

Chính phủ Trung Quốc đã phản ứng với chuyến thăm của bà Pelosi bằng cách chấm dứt đối thoại với Washington trong các lĩnh vực chính, bao gồm các cuộc đàm phán quân sự, biến đổi khí hậu, tội phạm xuyên biên giới và buôn bán ma túy cũng như việc hồi hương người di cư bất hợp pháp. Bắc Kinh cũng đã áp đặt các biện pháp trừng phạt không xác định đối với bản thân bà Pelosi. 

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố: "Bất chấp những lo ngại nghiêm trọng và sự phản đối cứng rắn của Trung Quốc, Pelosi vẫn nhất quyết đến thăm Đài Loan, can thiệp nghiêm trọng vào công việc nội bộ của Trung Quốc, phá hoại chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc, chà đạp lên chính sách 'Một Trung Quốc', và đe dọa hòa bình, ổn định của Eo biển Đài Loan".

Trong số 8 biện pháp đối phó được công bố ngày 7/8, Trung Quốc tuyên bố hủy cuộc điện đàm giữa chỉ huy các chiến khu của quân đội 2 nước, các cuộc hội đàm Điều phối Chính sách Quốc phòng Trung-Mỹ và các cuộc họp Thỏa thuận Tham vấn Hàng hải Quân sự Trung-Mỹ. 

Việc cắt đứt liên lạc trực tiếp giữa 2 lực lượng quân đội càng làm tăng thêm nguy cơ xảy ra sự cố hoặc tai nạn dẫn đến xung đột rộng lớn hơn trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa các lực lượng Trung Quốc, Mỹ và Đài Loan do chuyến thăm của bà Pelosi. 

Quan hệ Mỹ - Trung đang ở 'điểm cháy'? - Ảnh 1.

Một máy bay trực thăng quân sự của Trung Quốc bay qua đảo Pingtan, một trong những điểm gần nhất của Trung Quốc đại lục từ Đài Loan vào ngày 4/8/2022.

Mỹ đang duy trì sự hiện diện hải quân lớn ở vùng biển gần Đài Loan, với tàu sân bay USS Ronald Reagan cùng đầy đủ các máy bay chiến đấu và các tàu chiến đi kèm. Người phát ngôn Nhà Trắng John Kirby đã thông báo về những hành động khiêu khích nhằm vào Trung Quốc, với việc hải quân và không quân Mỹ sẽ đi qua Eo biển Đài Loan trong "vài tuần tới".

Trung Quốc đã tổ chức các cuộc tập trận quân sự lớn nhất từ trước đến nay tại 6 khu vực gần Đài Loan. Hoạt động này bao gồm điều động máy bay quân sự vào eo biển Đài Loan, bắn tên lửa vào vùng biển phía Đông Đài Loan và triển khai tàu hải quân vào khu vực này, làm gián đoạn các chuyến bay và vận chuyển quốc tế. 

Trong một cảnh báo cụ thể với Mỹ và Nhật Bản, một số tên lửa của Trung Quốc được cho là đã hạ cánh bên trong Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) 200 hải lý, bao quanh các đảo phía Nam của Nhật Bản gần Đài Loan - điều làm dấy lên làn sóng phản đối từ Tokyo. Các căn cứ quân sự lớn nhất của Mỹ tại Nhật Bản đều nằm trên đảo Okinawa, một phần của chuỗi đảo phía Nam của Nhật Bản.

Cơ quan Quốc phòng Đài Loan cho biết họ đã điều các máy bay chiến đấu để cảnh báo máy bay Trung Quốc mà họ cho là đã đi vào Vùng Nhận dạng Phòng không (ADIZ) của hòn đảo, với một vài trong số đó cũng đã vượt qua đường trung tuyến ở Eo biển Đài Loan ngăn cách hòn đảo với Trung Quốc Đại lục. 

Cơ quan Quốc phòng Đài Loan cho biết tổng cộng 68 máy bay quân sự và 13 tàu hải quân của Trung Quốc đã thực hiện các sứ mệnh ở eo biển này. Nguy cơ xảy ra một cuộc đụng độ quân sự sẽ tăng lên do không gian diễn ra các cuộc tập trận quân sự cực kỳ hạn chế. 

Eo biển Đài Loan chỉ rộng 130 km tại điểm hẹp nhất. Hòn đảo có người sinh sống gần nhất của Nhật Bản, đảo Yonaguni, chỉ cách Đài Loan 110 km về phía Đông. Hơn nữa, ADIZ của Đài Loan, vốn không có giá trị pháp lý theo luật quốc tế, không chỉ "ôm lấy" Trung Quốc Đại lục, trong đó bao gồm các đảo nhỏ kiên cố chỉ cách các thành phố lớn của Trung Quốc vài km, mà còn bao phủ một phần đáng kể của chính Trung Quốc Đại lục. Trong nhiều trường hợp, máy bay Trung Quốc thậm chí không thể cất cánh nếu không "xâm nhập" ADIZ.

Bất chấp những bày tỏ lo ngại ban đầu về chuyến đi của bà Pelosi, chính quyền Biden đã ủng hộ hành động này và cho phép điều động máy bay quân sự và tàu chiến của Mỹ như một phần của chuyến thăm. 

Giờ đây, Nhà Trắng, các đồng minh của họ như Nhật Bản và Australia, cùng truyền thông Mỹ và quốc tế đã lặp lại tuyên bố rằng chuyến thăm này không thể thay đổi hiện trạng xung quanh Đài Loan. 

Quan hệ Mỹ - Trung đang ở 'điểm cháy'? - Ảnh 3.

Căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ quanh eo biển Đài Loan nguy cơ xảy ra những thảm họa chết người.

Trên thực tế, chuyến đi này là giọt nước tràn ly "khai tử" chính sách "Một Trung Quốc", vốn là nền tảng cho việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Mỹ và Trung Quốc vào năm 1979. Chính quyền Biden đang cố tình phá hoại những nền tảng đó. 

Với việc làm vậy, họ đang khuyến khích Bắc Kinh thực hiện hành động quân sự để thống nhất Đài Loan và ngăn hòn đảo này bị lôi kéo vào mạng lưới liên minh chống Trung Quốc của Washington trên khắp Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. 

Đài Loan không chỉ quan trọng về mặt chiến lược đối với Trung Quốc mà còn là nơi đặt trụ sở của Công ty Sản xuất Chất bán dẫn Đài Loan (TSMC), công ty có vị thế "độc quyền" trong việc sản xuất các chất bán dẫn tiên tiến quan trọng đối với vô số ứng dụng thương mại và quân sự.

Chủ nghĩa đế quốc Mỹ đang khai thác Đài Loan và gây nguy hiểm cho người dân ở đó, giống như cách họ đã sử dụng Ukraina để kích động chiến tranh với Nga. Họ đang tìm cách kích động xung đột liên quan tới hòn đảo này và kéo Trung Quốc vào vũng lầy quân sự. 

Điều này sẽ làm suy yếu và phá vỡ Trung Quốc - vốn bị Washington coi là mối đe dọa chính đối với "trật tự quốc tế dựa trên luật lệ" mà Washington coi là nền tảng cho sự thống trị toàn cầu của họ.

Chuyến thăm của Pelosi tới Đài Loan đánh dấu sự leo thang mạnh mẽ trong các hành động khiêu khích của Mỹ chống lại Trung Quốc, nhưng Washington sẽ không dừng lại ở đó. Cùng với việc loại bỏ chính sách "Một Trung Quốc", Mỹ đang tăng cường trang bị vũ khí cho Đài Loan, như một phần trong quá trình củng cố quân đội kéo dài hàng thập kỷ trên khắp khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương cho một cuộc chiến với Trung Quốc mà chắc chắn sẽ kéo theo những hậu quả thảm khốc tiềm tàng.

TTXVN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement