Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Nga trang bị tên lửa đạn đạo liên lục địa Sarmat cho quân đội

Quân sự

16/08/2022 22:35

Ngày 16/8, Bộ Quốc phòng Nga đã ký hợp đồng chuyển giao các tên lửa đạn đạo liên lục địa Sarmat cho Lực lượng tên lửa chiến lược của nước này.

Trước đó hồi tháng 6, Tổng thống Nga Vladimir Putin thông báo hệ thống tên lửa đạn đạo liên lục địa Sarmat đầu tiên sẽ sẵn sàng hoạt động vào cuối năm 2022.

Tên lửa đạn đạo liên lục địa Sarmat do Trung tâm tên lửa nhà nước Makeyev phát triển và do tập đoàn Krasmash sản xuất. Theo ước tính của các chuyên gia, tên lửa Sarmat RS-28 có khả năng mang đầu đạn lên tới 10 tấn tới bất kỳ khu vực nào trên thế giới.

Cùng ngày, Bộ Quốc phòng Nga và nhà sản xuất quốc phòng Almaz-Antey đã ký hợp đồng chuyển giao các hệ thống phòng không S-500 mới nhất cho quân đội Nga. S-500 được thiết kế nhằm tiêu diệt mọi vũ khí tấn công hàng không vũ trụ hiện có và trong tương lai, ở tất phạm vi độ cao và tốc độ.

Russia phóng thử tên lửa đạn đạo RS-28 Sarmat mới.

RS-28 Sarmat có khả năng mang theo tải trọng đầu đạn nặng 10 tấn (gồm 10 đầu đạn hạng nặng hoặc 15 đầu đạn xâm nhập khí quyển độc lập hạng nhẹ. 

Nó cũng có thể mang một số lượng chưa xác định các thiết bị bay siêu vượt âm dạng tàu lượn Avangard (HGVs) hoặc hỗn hợp đầu đạn cùng nhiều mồi nhử chống lại hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo. 

Bộ Quốc phòng Liên bang Nga tuyên bố rằng tên lửa Sarmat là sự đáp trả với hệ thống Vũ khí tấn công nhanh toàn cầu của Mỹ.

Sarmat có khả năng bay lên với gia tốc rất lớn, giúp rút ngắn khoảng thời gian nó có thể bị theo dõi bởi các vệ tinh có cảm biến hồng ngoại, chẳng hạn như Hệ thống dò tìm tín hiệu hồng ngoại từ trên quỹ đạo của Mỹ, khiến việc đánh chặn nó trở nên khó khăn hơn. 

Người ta suy đoán rằng Sarmat có thể bay theo quỹ đạo qua Nam Cực, hoàn toàn miễn nhiễm với bất kỳ hệ thống phòng thủ tên lửa hiện tại nào và nó có khả năng tấn công dưới quỹ đạo (FOBS).

Theo nhiều nguồn tin khác nhau, địa điểm phóng của RS-28 sẽ được trang bị hệ thống phòng thủ chủ động "Mozyr", được thiết kế để loại bỏ lợi thế tấn công phủ đầu của kẻ thù tiềm tàng bằng cách phá hủy bằng động học các loại bom, tên lửa hành trình và đầu đạn ICBM ở độ cao tới 6 km.

PV
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement