Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Nga chi 12 tỷ USD để duy trì lĩnh vực hàng không

Kinh tế thế giới

21/12/2023 17:54

Một phân tích của Reuters cho thấy Nga đã cấp hơn 12 tỷ USD để duy trì hoạt động của ngành hàng không, kể từ khi các lệnh trừng phạt của phương Tây cắt đứt nguồn cung cấp các bộ phận quan trọng và dịch vụ bảo trì.

Phụ thuộc vào máy bay do nước ngoài sản xuất, Nga phải đối mặt với nhiệm vụ khó khăn là phát triển ngành hàng không chỉ bằng các bộ phận có nguồn gốc trong nước, đồng thời mua máy bay từ các bên cho thuê nước ngoài để tránh việc nhiều đội bay của nước này bị tịch thu.

Các nhà sản xuất máy bay phương Tây Airbus và Boeing đã ngừng cung cấp dịch vụ và phụ tùng thay thế vào tháng 3/2022, đồng thời ngừng hỗ trợ bảo trì thường xuyên cho hãng hàng không quốc gia Aeroflot và các hãng hàng không khác của Nga.

Kể từ đó, Nga đã chi 1.090 tỷ rúp (12,07 tỷ USD) để hỗ trợ ngành hàng không dân dụng, bao gồm sản xuất máy bay và hỗ trợ tài chính cho các hãng hàng không, theo dữ liệu từ Bộ Tài chính và Phòng Kế toán - cơ quan giám sát việc thực hiện ngân sách.

Nga chi 12 tỷ USD để duy trì lĩnh vực hàng không- Ảnh 1.

Một chiếc máy bay chở khách của Aeroflot trước khi hạ cánh xuống sân bay quốc tế Sheremetyevo bên ngoài Moscow, Nga. Ảnh: Reuters

Khoản chi này gần gấp đôi so với 547 tỷ rúp trong các khoản thanh toán được thực hiện trong giai đoạn năm 2020-2021, khi đại dịch COVID-19 khiến lượng di chuyển bằng đường hàng không giảm mạnh và làm nổi bật nỗ lực của Điện Kremlin nhằm giành quyền kiểm soát ngành công nghiệp quan trọng.

Theo nhà cung cấp tình báo hàng không Thụy Sĩ, các hãng hàng không Nga hiện đang khai thác 991 máy bay, trong đó có 405 chiếc được sản xuất tại Nga.

Nhưng chỉ có 133 chiếc Superjet được sản xuất bởi nhà sản xuất trong nước United Aircraft Corporation. Các máy bay khác do Nga sản xuất - Tupolev, Ykovlev và Ilyushin, hiếm khi được sử dụng cho các chuyến bay thương mại.

Bộ công nghiệp và thương mại cho biết, sự hỗ trợ dành cho sản xuất máy bay sẽ được duy trì trong nhiều năm tới.

Tầm quan trọng của ngành công nghiệp hàng không là đặc biệt quan trọng đối với Nga, cả trong việc vận chuyển người và hàng hóa qua lãnh thổ rộng lớn của nước này cũng như củng cố quan điểm của Moscow rằng các biện pháp trừng phạt chỉ có tác động tối thiểu.

Với việc cử tri sẽ đi bỏ phiếu trong ba tháng nữa, sự sụp đổ của một hãng hàng không có thể gây áp lực về danh tiếng và cuộc bầu cử sắp tới lên Putin, người đang tái tranh cử tổng thống.

Là cường quốc hàng không chủ chốt từ thời Xô Viết, năng lực kỹ thuật của Nga là điều không thể nghi ngờ.

Các nhà phân tích hàng không phương Tây cho rằng các khoản đầu tư tốt nhất sẽ giúp đội bay tiếp tục hoạt động nhưng nghi ngờ việc máy bay của họ sẽ sớm quay trở lại thị trường phương Tây, ngay cả khi xung đột ở Ukraina kết thúc. 

Nga chi 12 tỷ USD để duy trì lĩnh vực hàng không- Ảnh 2.

Nếu không có máy bay của phương Tây, các hãng hàng không Nga sẽ phải giảm đáng kể hoạt động vận chuyển. Ảnh: Reuters

Phát triển và đảm bảo an toàn bay

Dữ liệu cho thấy, Nga đã sử dụng quỹ dự trữ, chi 110 tỷ rúp vào năm 2022 để bồi thường cho các hãng hàng không bị thiệt hại do chi phí nhiên liệu máy bay tăng mạnh. Năm nay, Quỹ Tài sản Quốc gia (NWF) đã đóng vai trò tài trợ lớn hơn khi Moscow thu hút gần 400 tỷ rúp cho chi tiêu hàng không cho đến năm 2023.

Quy mô chi tiêu trong năm 2022-2023 chỉ tương đương dưới 1% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) dự kiến cho năm 2023. Nga đã chi thêm 2,3 nghìn tỷ rúp trong năm 2022-2023 để phát triển giao thông vận tải ngoài lĩnh vực hàng không.

Lưu lượng hành khách hàng không nội địa của đất nước bắt đầu phục hồi vào cuối năm 2022, khi các hãng hàng không tìm cách nhập khẩu phụ tùng thay thế thông qua chương trình nhập khẩu xám mà chính phủ đưa ra.

Các hãng hàng không Nga đã duy trì máy bay phản lực bằng cách nhập khẩu phụ tùng thay thế qua các nước thứ ba mà không có sự đồng ý của các nhà sản xuất, chủ yếu là Airbus và Boeing.

Số lượng hành khách đang phục hồi nhưng vẫn tụt hậu so với mức trước COVID. Trong khi đó, việc mất linh kiện nước ngoài và chuyên môn bảo trì đã làm dấy lên mối lo ngại về an toàn bay. 

Moscow đã gấp rút nội địa hóa việc đăng ký đội bay và sử dụng nguồn vốn của NWF để mua lại máy bay từ các bên cho thuê nước ngoài nhằm tránh nguy cơ bị tịch thu khi bay ra nước ngoài.

Bộ trưởng Giao thông Vận tải Vitaly Savelyev cho biết 300 tỷ rúp có thể được sử dụng để mua máy bay từ các bên cho thuê nước ngoài vào năm 2023.

Một tài liệu của chính phủ đưa ra kế hoạch chi tiêu chiến lược cho ngành hàng không cho thấy, Nga sẽ phải chi ít nhất 711 tỷ rúp để "đạt được sự độc lập về công nghệ khỏi các nhà cung cấp nước ngoài".

(Nguồn: Reuters)

TÚC
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement