Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

G7 tiến gần hơn tới việc tịch thu tài sản của Nga cho Ukraina

Quân sự

17/12/2023 07:40

Các quốc gia phương Tây đang tích cực tìm cách tịch thu tài sản của ngân hàng trung ương Nga để tài trợ cho Ukraina khi tranh chấp chính trị ở Mỹ và châu Âu đe dọa dòng hỗ trợ tài chính của nước này.

Trong những tuần gần đây, giới chức Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đã tăng cường trao đổi về đề xuất chi một phần trong số tài sản bị phong tỏa trị giá khoảng 300 tỷ USD của Nga. Đây sẽ là bước đi triệt để mở ra một chương mới trong cuộc chiến tài chính của phương Tây chống lại Moscow.

Động thái trên diễn ra trong bối cảnh 2 gói hỗ trợ tài chính quan trọng dành cho Kiev với tổng giá trị lên đến hơn 100 tỷ USD bị đình trệ trong tuần này, khi các thành viên đảng Cộng hòa tại Quốc hội Mỹ và Thủ tướng Hungary Viktor Orbán đưa ra lập trường phản đối chính sách tài trợ cho Ukraina. 

Việc tịch thu tài sản của Nga có thể mang lại một nguồn tài trợ thay thế cho Kyiv, đặc biệt là trong bối cảnh dự kiến chi phí tái thiết sau chiến tranh sẽ rất lớn.

Nhưng cho đến nay, các chính phủ G7 hầu hết đều ngần ngại trước một động thái như vậy vì lo ngại một số nhà đầu tư nước ngoài có tài sản bằng đồng USD và Euro sẽ tháo chạy.

Mặc dù Washington chưa bao giờ công khai ủng hộ việc tịch thu tài sản, nhưng Mỹ đã có lập trường quyết đoán hơn trong những tuần gần đây, với lập luận tại các ủy ban G7 rằng có một lộ trình để tịch thu tài sản "phù hợp với luật pháp quốc tế".

"Các thành viên G7 và các quốc gia bị ảnh hưởng đặc biệt khác có thể tịch thu tài sản thuộc chủ quyền của Nga như một biện pháp đối phó nhằm buộc Nga chấm dứt hành động gây hấn", một tài liệu thảo luận của chính phủ Mỹ được Financial Times xem và được lưu hành trong các ủy ban G7 cho biết. Kho bạc Mỹ từ chối bình luận.

G7 tiến gần hơn tới việc tịch thu tài sản của Nga cho Ukraina- Ảnh 1.

Phương Tây đã phong tỏa lượng lớn tài sản của Nga ở nước ngoài và đang có kế hoạch chuyển cho Ukraina để tái thiết. Ảnh: Bloomberg

Một quan chức Mỹ cho biết Washington đang tích cực tham gia vào các cuộc đối thoại về việc sử dụng tài sản thuộc chủ quyền của Nga và tin rằng có một khoảng thời gian ngắn để đưa ra quyết định. Họ gợi ý rằng vấn đề này có thể được thảo luận tại một cuộc họp có thể diễn ra của các nhà lãnh đạo G7 trùng với dịp kỷ niệm hai năm ngày Nga xung đột toàn diện Ukraina vào tháng 2.

Các đề xuất của EU cho đến nay vẫn chưa dừng lại ở việc tự mình thu giữ tài sản của Nga, thay vào đó nhằm mục đích hớt váng lợi nhuận tạo ra cho các tổ chức tài chính như Euroclear, nơi nắm giữ 191 tỷ euro tài sản có chủ quyền.

Nhưng những lời kêu gọi khai thác tài sản ngày càng lớn hơn khi xuất hiện những rạn nứt trong sự đồng thuận chính trị về việc tài trợ bổ sung cho Ukraina. Các gói viện trợ trị giá lần lượt là 60 tỷ USD và 50 tỷ euro ở Washington và Brussels đã không giành được sự chấp thuận trong tuần này.

Lord David Cameron, ngoại trưởng Vương quốc Anh, đã bày tỏ sự tin tưởng rằng có "một con đường hợp pháp" để tịch thu tài sản và đề nghị Vương quốc Anh có thể hành động với Mỹ nếu các đồng minh G7 khác không thể bị thuyết phục.

"Thời điểm đặc biệt đòi hỏi các biện pháp phi thường," ông nói với ủy ban quốc hội Vương quốc Anh hôm thứ Năm, đồng thời cho biết thêm rằng ông đang thúc đẩy mạnh mẽ đề xuất này trong G7.

Ông phủ nhận sẽ có "hiệu ứng lạnh" đối với hoạt động đầu tư vào bên trong, nhấn mạnh rằng những nhà đầu tư có thể cảm thấy lo lắng sẽ "khá ớn lạnh trước thực tế là chúng tôi đã đóng băng" tài sản.

Quan chức Mỹ cho biết các cuộc thảo luận pháp lý của G7 phản ánh tầm quan trọng của việc tuân thủ luật pháp quốc tế trong việc ứng phó với hành động xâm lược của Nga. Mục tiêu trong những tuần tới sẽ là giải quyết tất cả các vấn đề quan trọng để G7 có thể cùng nhau hợp tác.

G7 tiến gần hơn tới việc tịch thu tài sản của Nga cho Ukraina- Ảnh 2.

Cảnh đổ nát ở Kiev, Ukraina sau trận tập kích của Nga. Ảnh: Reuters

Các nước châu Âu, đặc biệt là Đức, Pháp và Bỉ, đã miễn cưỡng thực hiện một động thái như vậy, với lý do lo ngại về mặt pháp lý như các biện pháp bảo vệ tài sản có chủ quyền được hưởng theo luật pháp quốc tế. Phần lớn tài sản nhà nước trị giá 300 tỷ euro của Nga được nắm giữ ở châu Âu.

Mặc dù vậy, một quan chức phương Tây cho biết đã có "những cuộc đối thoại trực tiếp" trong G7 và "sự đồng thuận ngày càng tăng" ủng hộ việc sử dụng tài sản thuộc chủ quyền của Nga cho Ukraina.

Nó quay trở lại câu hỏi rằng liệu công dân và ngân khố phương Tây có phải trả tiền cho cuộc chiến hay Điện Kremlin cũng phải gánh chịu?

Một nhà ngoại giao EU tham gia vào cuộc đàm phán thượng đỉnh thất bại trong tuần này cho biết: "Chúng tôi cần tìm cách đưa tiền mặt đến Ukraina, dưới bất kỳ hình thức nào. Và ngày càng có nhiều quốc gia chỉ vào tài sản và tự hỏi tại sao chúng vẫn nằm ở đó".

Việc sử dụng tài sản bị đóng băng của Nga để tái thiết Ukraina có vẻ hấp dẫn nhưng có ảnh hưởng rất lớn. Đóng băng, thu giữ các khoản dự trữ của ngân hàng trung ương Nga đi kèm với những tác động về kinh tế, tài chính và địa chính trị cần được cân nhắc kỹ lưỡng.

Thứ nhất, vấn đề tịch thu các khoản dự trữ của ngân hàng trung ương Nga không phải là một biện pháp trừng phạt. Theo định nghĩa của phương Tây, các biện pháp trừng phạt là những chính sách tạm thời gây ra tổn thất kinh tế nhằm thay đổi hành vi của mục tiêu. Các lệnh trừng phạt vừa là "cây gậy vừa là củ cà rốt", và nếu không thành công thì nên dỡ bỏ.

Cụ thể, các biện pháp trừng phạt nhằm vào Moskva nhằm mục đích làm giảm nguồn thu để duy trì cuộc xung đột của Nga, chẳng hạn bằng cách hạn chế nguồn thu của nước này từ xuất khẩu năng lượng. Như vậy, việc phong tỏa tài sản của Nga không phù hợp với định nghĩa về trừng phạt.

Thứ hai, việc tịch thu tài sản của Moskva sẽ không tạo ra sự khác biệt lớn về mặt tài chính đối với Điện Kremlin. Tài sản nắm giữ của ngân hàng trung ương Nga đã bị đóng băng và chừng nào xung đột còn tiếp diễn thì Điện Kremlin sẽ không có cơ hội tiếp cận được chúng.

Thứ ba, việc chuyển nguồn dự trữ của Nga sẽ cần có sự hợp tác từ Euroclear. Stablecoin (loại tiền điện tử được mã hóa) của Nga chủ yếu được tạo thành từ trái phiếu chính phủ châu Âu được nắm giữ dưới dạng điện tử. Ba phần tư số tài sản này được nắm giữ bởi Euroclear, một công ty của Bỉ.

Bức tranh lớn hơn là sự phân mảnh tài chính đi kèm với những hậu quả to lớn. Theo thời gian, sự gia tăng của các cơ chế tài chính thay thế có nguy cơ khiến các biện pháp trừng phạt của phương Tây trở nên không hiệu quả.

(Nguồn: FT)

TÚC
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement