Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Nga 'câu giờ' ở cuộc chiến Ukraina, đặt thế giới vào 'chuyện đã rồi'?

Kinh tế thế giới

26/06/2022 14:06

Kiev lo sợ rằng sự thờ ơ của phương Tây sẽ có lợi cho Điện Kremlin, khiến Nga đặt cộng đồng quốc tế vào "chuyện đã rồi".

Cuộc chiến tranh Nga-Ukraina đã bước vào tháng thứ 5. Câu hỏi đặt ra hiện nay là trước những ngày nghỉ hè, công luận phương Tây, truyền thông của châu Âu và Mỹ có còn tiếp tục quan tâm đến chiến tranh Ukraina nữa hay không cho dù chiến sự ngày càng khốc liệt trên nhiều mặt trận? 

Trước ngày kỷ niệm 5 tháng Tổng thống Nga Vladimir Putin mở "chiến dịch đặc biệt" nhằm "tiêu diệt" chính quyền "phát xít" ở Kiev, Ukraina được cấp quy chế ứng viên gia nhập Liên minh châu Âu (EU). 

Đó là một chút "mật ngọt" xoa dịu nỗi đau của hàng chục triệu người tị nạn, là niềm an ủi nhỏ nhoi cho những người đã mất hết tất cả từ khi đất nước họ bị Nga xâm chiếm. Nhưng cùng lúc, chính Ukraina lại kêu gọi những người lính cuối cùng ở Severokonetsk buông súng. Bản thân Ukraina cũng như các cơ quan tình báo quốc tế, giới chuyên gia, NATO... không một ai tin rằng chiến sự sắp kết thúc. 

Nga 'câu giờ' ở cuộc chiến Ukraina, đặt thế giới vào 'chuyện đã rồi'? - Ảnh 1.

Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky liên tục kêu gọi phương Tây gởi thêm vũ khí để chống lại Nga nhưng cuộc chiến ngày càng khiến các nước đuối sức.

Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky vừa phải đối mặt với hỏa lực của quân đội Nga, vừa lo mất thế thượng phong trên mặt trận truyền thông. Theo phân tích của Thomas Gomart, Giám đốc Viện Quan hệ Quốc tế Pháp IFRI, khác hẳn với những ngày đầu xung đột, "nghịch lý của chiến tranh Ukraina hiện nay là truyền thông quốc tế bắt đầu ít chú ý đến hồ sơ này, trong khi đó, tình hình chiến sự sôi sục hơn bao giờ hết".

Tổng thống Volodymyr Zelensky cho biết mỗi ngày có từ 100-200 người lính Ukraina hy sinh. Những thành phố như Mariupol, Severodonetsk... bị phá hủy toàn bộ. Những vụ thảm sát như ở Bucha bắt đầu mờ nhạt trên các phương tiện truyền thông cho dù giới điều tra đã được gửi đến hiện trường để thu thập bằng chứng về "tội ác chiến tranh" mà quân đội Nga gây nên.

Giờ đây, không còn mấy ai nhắc đến hoàn cảnh của hàng chục triệu người Ukraina đã phải bỏ xứ ra đi, chủ yếu là sang các nước châu Âu láng giềng để tránh chiến tranh. Cũng ít ai quan tâm đến những người tị nạn chiến tranh đó đã can đảm trở về nguyên quán, chấp nhận "xây dựng lại tất cả từ đầu", hoặc là để "được chết trên quê hương mình". 

Chuyên gia Gomart cho rằng "sự thay đổi về quan điểm" của công luận tại các nước phương Tây có thể là "nằm trong tính toán chiến thuật" của Tổng thống Nga Vladimir Putin. Điện Kremlin luôn có những "tính toán dài hơi". Với Ukraina, chiến lược của Nga đã lộ rõ từ khi Moskva chiếm Bán đảo Crimea năm 2014. Tám năm sau, liệu còn những quốc gia nào đòi Nga phải trao trả lại Crimea cho Ukraina?

Nga 'câu giờ' ở cuộc chiến Ukraina, đặt thế giới vào 'chuyện đã rồi'? - Ảnh 3.

Khói và lửa bốc lên sau một cuộc tấn công quân sự vào một khu phức hợp của Nhà máy Hóa chất Azot ở Severodonetsk. Ảnh: Reuters

Trong bối cảnh đó giới phân tích cho rằng Tổng thống Zelensky lo sợ cuộc chiến Ukraina rồi sẽ chìm vào quên lãng. Phương Tây có thể làm được gì hơn nữa sau những thông báo "viện trợ quân sự", những lời kêu gọi "tái thiết Ukraina" hay những hứa hẹn kết nạp Kiev vào Liên minh châu Âu? 

Trong khi đó, giấc mơ của 44 triệu người dân Ukraina là một cuộc sống yên bình tại một đất nước có chủ quyền. Nhìn sang phía Nga, báo chí phương Tây bắt đầu ít nói đến chuyện Moskva đã sa lầy trên trận địa Ukraina và đã nhìn nhận rằng Điện Kremlin không bị cô lập trên thế giới về mặt ngoại giao.

Bên ngoài phương Tây, những lời chỉ trích đối với Nga đã dịu đi nhiều hơn, điều này khẳng định sự xoay trục của Putin đối với phương Đông và chính sách ngoại giao của Nga ở Nam toàn cầu.

Sự ghẻ lạnh của Moscow với phương Tây đã diễn ra trong hai thập kỷ qua, lên đến đỉnh điểm là sự đổ vỡ đáng kể sau cuộc xâm lược tàn bạo của Nga vào Ukraina. Những bất bình chính của Matxcơva nổi tiếng là: sự mở rộng của NATO về phía đông; chiến dịch ném bom của liên minh chống lại Serbia năm 1999; việc chính quyền George W. Bush hủy bỏ Hiệp ước chống tên lửa đạn đạo và cuộc xâm lược Iraq của nó; và "các cuộc cách mạng da màu" ở Georgia, Kyrgyzstan và Ukraina, và các cuộc nổi dậy Mùa xuân Ả Rập 2011 (mà Điện Kremlin đổ lỗi cho việc thúc đẩy dân chủ của Mỹ và châu Âu). 

Sự ủng hộ của Mỹ đối với các phong trào xã hội dân sự và các cuộc nổi dậy của quần chúng chống lại các nhà lãnh đạo độc tài đã bị các chính trị gia Nga coi là một kiểu chiến tranh thông tin chống lại hiện trạng đòi hỏi các biện pháp đối phó mạnh mẽ. Khả năng trở thành thành viên NATO của Gruzia và Ukraina là lằn ranh đỏ đối với Moscow.

Nga 'câu giờ' ở cuộc chiến Ukraina, đặt thế giới vào 'chuyện đã rồi'? - Ảnh 5.

Tổng thống Nga Putin đang biến cuộc chiến Ukraina thành chuyện đã rồi.

Việc Nga xâm lược Ukraina có đang định hình lại trật tự toàn cầu? Trong ngắn hạn, ít nhất, cuộc chiến đã thuyết phục người châu Âu về ý định gây hấn của Nga đối với các nước láng giềng, củng cố sự thống nhất của NATO (với Phần Lan và Thụy Điển xin gia nhập) và tạo ra sự ủng hộ mới cho việc bảo vệ nền dân chủ (ít nhất là ở phương Tây). 

Tuy nhiên, đối với các nước còn lại, những lời chỉ trích đối với Nga nhẹ nhàng hơn nhiều, khẳng định xu hướng xoay trục sang phương Đông và chính sách ngoại giao của Nga ở Nam toàn cầu được nhiều người ca ngợi. Châu Á nói riêng thể hiện một môi trường thân thiện hơn, và điều này đang thúc đẩy Nga chuyển hướng sang Châu Á - Thái Bình Dương.

Chấn Hưng
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement